Cơ sở pháp lý cho dịch vụ logistics tại Việt Nam

Một phần của tài liệu Phát triển dịch vụ logistics tại việt nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 50 - 58)

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ LOGISTICS TẠI VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ

2.2. Thực trạng phát triển dịch vụ logicstics tại Việt Nam

2.2.1. Cơ sở pháp lý cho dịch vụ logistics tại Việt Nam

Trong xu thế mở cửa kinh tế, mở rộng quan hệ ngoại giao với các nước trong khu vực và trên thế giới, dịch vụ logistics Việt Nam chịu sự điều chỉnh của các nguồn

53 53 48 64 39

2.96

3

3.15

2.98

3.27

2.8 2.85 2.9 2.95 3 3.05 3.1 3.15 3.2 3.25 3.3

0 10 20 30 40 50 60 70

2010 2012 2014 2016 2018

Xếp hạng Điểm số

luật khác nhau, có thể chia thành hai nguồn luật chính là luật quốc gia và luật quốc tế.

2.2.1.1. Pháp luật quốc tế điều chỉnh hoạt động Logistics a. Công ước quốc tế điều chỉnh vận tải biển

Những dịch vụ logistics có liên quan đến phương thức vận tải biển sẽ chịu sự ảnh hưởng mạnh mẽ từ nhiều công ước quốc tế, có thể kể đến đó là:

Công ước Brussels, có tên đầy đủ là International Convention for the Unification of Certain Rules of Law relating to Bills of Lading, với mục đích thống nhất các quy tắc về vận đơn đường biển. Đây là công ước ra đời sớm nhất vào năm 1924 tại Brussels (Bỉ), công ước gồm có 16 điều. Công ước chính thức có hiệu lực vào năm 1931, đến nay đã có hơn 70 quốc gia trên toàn thế giới là thành viên của công ước hoặc đưa công ước vào luật nước mình. Công ước Brussels 1924 còn được biết với cái tên khác là quy tắc Hague.

Kế tiếp là Công ước Hamburg 1978 có tên đầy đủ là United Nations Convention on transport of goods by sea (Công ước Liên hợp quốc về vận chuyển hàng hóa bằng đường biển), công ước được ký kết vào ngày 31/03/1978 tại thành phố Hamburg (Đức). Công ước chỉ rõ lợi ích của các bên khi tham gia vào hợp đồng vận tải đồng thời cũng phân chia trách nhiệm rõ ràng cho các bên, đặc biệt Công ước Hamburg nhấn mạnh trách nhiệm quan trọng của người chuyên chở.

Đến đầu thế kỷ XXI, Công ước Liên Hiệp Quốc về hợp đồng vận chuyển hàng hóa quốc tế một phần hoặc toàn bộ bằng đường biển (United Nations Convention on Contracts for the International Carriage of Goods wholly or partly by sea) được thông qua bởi Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc. Công ước có tên gọi khác là Công ước Rotterdam, được ký kết vào năm 2009, tại thành phố Rotterdam (Hà Lan). Công ước Rotterdam được xây dựng bởi Hội đồng Liên hiệp quốc về luật Thương mại quốc tế UNCITRAL (United Nations Commission on International Trade Law) cùng với Ủy ban Hàng hải quốc tế của Liên hiệp quốc CMI (Comité Maritime International), thể hiện tính công bằng không thiên lệch về phía người chuyên chở hay chủ hàng, cân bằng hai công ước trước đó.

b. Công ước quốc tế điều chỉnh vận tải bằng đường hàng không

Phương thức vận tải hàng không cũng chịu sự chi phối chặt chẽ bởi các văn bản pháp lý quốc tế sau:

Công ước Vác-xa-va được ký kết ngày 12/10/1929, tại thủ đô Vác-xa-va (Ba Lan) là Công ước về thống nhất một số quy tắc liên quan đến vận chuyển hàng không quốc tế. Công ước có 5 chương lớn và 41 điều luật cụ thể.

Ngày 28/09/1955 tại Hague (Hà Lan), Nghị định thư sửa đổi gồm có 17 điều ra đời để sửa đổi Công ước Vác-xa-va. Nghị định gọi tắt là Nghị định thư Hague 1955.

Ngày 18/9/1961, Công ước bổ sung cho Công ước Vác-xa-va được ký kết tại Guadalazala, gọi tắt là Công ước Guadalazala 1961.

Hiệp định liên quan tới giới hạn của Công ước Vác-xa-va và nghị định thư Hague. Hiệp định này được thông qua tại Montreal 13/5/1966, nên gọi tắt là Hiệp định Montreal 1966.

Nghị định thư sửa đổi Công ước Vác-xa-va 1929 được sửa đổi bởi nghị định thư Hague 1955. Nghị định này ký tại thành phố Guatemala 8/3/1971, nên gọi tắt là Nghị định thư Guatemala 1971.

Nghị định thư bổ sung số 1,2,3,4 Montreal 1975 được ký ngày 25/9/1975.

Các công ước, hiệp định, nghị định thư nêu trên...“chủ yếu sửa đổi bổ sung giới hạn trách nhiệm bồi thường của người chuyên chở hàng không đối với tai nạn về hành khách, thiệt hại về hàng hoá, hành lý và thời hạn thông báo tổn thất, khiếu nại người chuyên chở...

c. Các công ước quốc tế điều chỉnh vận tải đa phương thức

Vận chuyển hàng hóa bằng vận tải đa phương thức được điều chỉnh trên cơ sở quy phạm pháp luật quốc tế, bao gồm:

Công ước của Liên hiệp quốc về chuyên chở hàng hóa bằng vận tải đa phương thức quốc tế 1980 (UN Convention on the International Multimodal Transport of Goods). Công ước được thông qua tại hội nghị của Liên Hiệp Quốc ngày 24/05/1980 tại thành phố Geneva (Thụy Sỹ).

Sau đó Ủy ban của Liên hợp quốc tế về thương mại và phát triển (UNCTAD) cùng với Phòng Thương mại quốc tế (ICC) trình ra bản Quy tắc về Chứng từ vận tải đa phương thức (UNCTAD/ICC Rules for Multimodal Transport Documents), bản

quy tắc này đã có hiệu lực từ ngày 01/01/1992. Còn một số công ước nữa như Công ước Geneva 1980 đề cập đến khái niệm người kinh doanh vận tải đa phương thức.

Các văn bản pháp lý do Phòng thương mại quốc tế (ICC) ban hành như:

Incoterms 2020, UCP 600, ISBP 681, ISBP 745...

d. Công ước về Thủ tục Hải quan

Công ước Quốc tế về đơn giản hóa và hài hòa Thủ tục Hải Quan hay được biết đến với tên Công ước Kyoto 1973. Đây là công ước “xương sống” về thủ tục hải quan, được soạn thảo dưới sự bảo trợ của Hội đồng Hợp tác Hải quan. Sau khi họp và thảo luận các vấn đề xung quanh công ước thì vào ngày 18/05/1999 tại Brussels (Bỉ), Tổ chức Hải quan thế giới (WCO) tiến hành sửa đổi công ước cũ thành Công ước Kyoto sửa đổi. Việt Nam chính thức gia nhập Công ước Kyoto sửa đổi vào ngày 08/01/2008 và công ước chính thức có hiệu lực ngày 08/04/2008.

e. Hoạt động logistics của Việt Nam còn chịu sự điều chỉnh khi tham gia vào các tổ chức kinh tế lớn như ASEAN và WTO

Để mở rộng cánh cửa chào đón các nước cũng như gia tăng tính cạnh tranh trong hoạt động vận tải, các đề xuất tạo thuận lợi trong việc hoạt động vận tải cho các nước thành viên của ASEAN đã được thi hành, giúp tối giản hóa thủ tục vận tải quốc tế, đồng thời tiết kiệm chi phí và thời gian dưới mọi hình thức vận chuyển trong khu vực ASEAN. Một số quy định chung như:

Hiệp định vận tải qua biên giới (GMS)- Hiệp định tạo thuận lợi cho vận chuyển hàng hóa và người qua lại biên giới giữa các nước Tiểu vùng Mê Công mở rộng năm 1999.

Hiệp định khung ASEAN về vận tải đa phương thức, làm tại Viêng Chăn (Lào) ngày 17 tháng 11 năm 2005, nhằm tăng cường hội nhập và nâng cao tính hiệu quả, khả năng cạnh tranh trong lĩnh vực vận tải, đơn giản và hài hòa hóa các thủ tục vận tải quốc tế, giảm thời gian và chi phí logistics trong vận chuyển hàng hóa trong khu vực ASEAN.

Hiệp định Khung về Dịch vụ của ASEAN (AFAS) được ký kết ngày 15/12/1995 với các nội dung tương tự Hiệp định Chung về Thương mại Dịch vụ của WTO làm tiền đề cho các vòng đàm phán từng bước tự do hóa thương mại dịch vụ giữa các nước ASEAN.

Hiệp định thương mại dịch vụ ASEAN (ATISA) 2019, sẽ thay thế Hiệp định khung ASEAN về Dịch vụ (AFAS) năm 1995, với nhiều nội dung mới theo hướng mở cửa, tự do hóa hơn về dịch vụ. ATISA được hy vọng sẽ đặt nền tảng mới cho việc thúc đẩy thương mại dịch vụ trong khu vực và nâng cao sức cạnh tranh của các doanh nghiệp xuất khẩu dịch vụ trong ASEAN.

Ngoài ra, dịch vụ Logistics còn chịu sự ảnh hưởng từ các điều khoản thương mại quốc tế- Incoterms,”hay yêu cầu về bảo hiểm đối với hàng hóa,... Cũng như gia nhập WTO với vai trò là thành viên chính thức của tổ chức, Việt Nam cũng cam kết thực hiện theo đúng quy định đã đề ra về hoạt động logistics. Cam kết đã chỉ ra những quy định cụ thể cho hầu hết các loại hình kinh doanh dịch vụ logistics, cụ thể như:

vận tải hàng hóa quốc tế bằng đường biển, dịch vụ vận tải bằng đường bộ, dịch vụ vận tải bằng đường sắt, đường thủy nội địa, đường hàng không, dịch vụ thông quan,”cũng như dịch vụ liên quan đến xếp dỡ container, dịch vụ về chuyển phát, dịch vụ phân phối,... Ngoài ra còn có những cam kết về dịch vụ máy tính, các dịch vụ về phân tích và kiểm tra kỹ thuật, dịch vụ tư vấn quản lý,... Đây đều là những cam kết phù hợp với tình hình logistics thế giới cũng như thích hợp với hệ thống luật logistics Việt Nam (VCCI 2009).

f. Cam kết của Việt Nam trong các FTA liên quan tới các dịch vụ Logistics

Trong CPTPP, Việt Nam đã cam kết cho phép người lao động di chuyển từ các nước thành viên nhập cảnh vào Việt Nam, bên cạnh đó cũng cam kết trong việc mở cửa thị trường có điều kiện đối với các dịch vụ về: đường thủy nội địa, đường sắt, vận tải đường biển, đường bộ,... Cam kết trong việc hạn chế mở cửa đầu tư đối với dịch vụ vận tải trong hàng không, cụ thể, Việt Nam sẽ chỉ chào đón các nhà đầu tư từ các nước thành viên đầu tư vào lĩnh vực hàng không thông qua hình thức vốn góp hoặc vốn cổ phần. Bên cạnh đó, Việt Nam tiếp tục cam kết mở cửa thị trường cho các dịch vụ khác như hỗ trợ vận tải đường sắt, đường bộ, đường thủy nội địa,...(VCCI 2019).

Trong EVFTA, Việt Nam phải cam kết nhiều vấn đề hơn, ngoài việc cam kết về di chuyển nguồn lao động thì Việt Nam phải cam kết về nghĩa vụ đối xử công bằng giữa các quốc gia (National Treatment –NT) và không có các phân biệt giữa những khoản đầu tư (Most Favoured Nation –MFN),“thêm một nghĩa vụ mới nữa về

việc không đưa ra bất kỳ yêu cầu nào trong hoạt động sản xuất kinh doanh và thành lập của doanh nghiệp. Bên cạnh đó khi tham gia vào EVFTA thì Việt Nam chủ yếu là cam kết mở cửa thị trường đối với hình thức vận tải biển, tuy nhiên cam kết của Việt Nam không bao gồm vận tải về đường thủy nội địa mà giữ riêng cho đội tàu vận tải trong nước. Và với những hoạt động vận tải đường hàng không thì chúng ta vẫn giữ vững lập trường là mở cửa hạn chế. Còn các dịch vụ vận tải đường bộ thì chúng ta có cam kết yêu cầu toàn bộ người lái xe đều phải là người dân mang quốc tịch Việt Nam. Sau cùng là cam kết mở cửa thị trường cho các dịch vụ hỗ trợ trong mọi phương thức vận tải khác nhau như: dịch vụ xếp- dỡ container, dịch vụ kho bãi, dịch vụ đại lý vận tải hàng hóa, dịch vụ xếp- dỡ hàng hóa trong hàng”hải và các dịch vụ nạo vét (VCCI 2019).

2.2.1.2. Pháp luật Việt Nam điều chỉnh hoạt động Logistics

Nhà nước đã ban hành nhiều quy định pháp luật, chính sách, thông tư, nghị định liên quan tới hoạt động logistics để tạo ra sân chơi pháp lý tương đối hoàn chỉnh cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này.

a. Các quy định chung

Hiện nay, Luật Thương mại 2005 và Nghị định số 163/2017/NĐ-CP ngày 30/12/2017 của Chính phủ: “Quy định về kinh doanh dịch vụ logistics” là hai văn bản pháp lý cao nhất điều chỉnh trực tiếp hoạt động logistics tại Việt Nam.

Ngoài ra, liên quan đến hoạt động logistics còn có nhiều Luật, Nghị định điều chỉnh các quan hệ giao dịch chung như Luật Đầu tư 2014, Luật Quản lý ngoại thương 2017, Nghị định số 28/2018/NĐ-CP ngày 01/03/2018 Quy định chi tiết một số Điều của Luật Quản lý ngoại thương về một số biện pháp phát triển ngoại thương, nghị định số 69/2018/NĐ-CP Quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý ngoại thương...

b. Các quy định điều chỉnh lĩnh vực chuyên ngành liên quan tới Logistics

Dịch vụ vận tải đa phương thức: Nghị định số 87/2009/NĐ-CP ngày 29/10/2009 về vận tải đa phương thức; Nghị định số 89/2011/NĐ-CP ngày 10/10/2011 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 87/2009/NĐ-CP.

Dịch vụ vận tải đường bộ: Luật Giao thông đường bộ 2008; Nghị định 86/2014/NĐCP ngày 10/09/2014 về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô.

Dịch vụ vận tải biển: Nghị định số 160/2016/NĐ-CP ngày 29/11/2016 về điều kiện kinh doanh vận tải biển, kinh doanh dịch vụ đại lý tàu biển và dịch vụ lai dắt tàu biển; Nghị định số 171/2016/NĐ-CP ngày 27/12/2016 quy định về đăng ký, xóa đăng ký và mua, bán, đóng mới tàu biển; Quyết định số 1517/QĐ-TTg ngày 26/8/2017 phê duyệt quy hoạch phát triển vận tải biển Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.

Dịch vụ vận tải hàng hải: Bộ luật hàng hải 2015; Luật Biển Việt Nam 2013;

Thông tư số 66/2014/TT-BGTVT ngày 12/11/2014 quy định về vận tải hành khách, hành lý, bao gửi bằng tàu khách cao tốc giữa các cảng, bến, vùng nước thuộc nội thủy Việt Nam và qua biên giới; Thông tư số 20/2016/TT-BGTVT ngày 20/7/2016 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 66/2014/TT-BGTVT.

Dịch vụ vận tải đường thủy nội địa: Luật Giao thông đường thủy nội địa 2004 và Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giao thông đường thủy nội địa 2014;

Nghị định số 110/2014/NĐ-CP ngày 20/11/2014 quy định điều kiện kinh doanh vận tải đường thủy nội địa

Dịch vụ vận tải hàng không: Luật Hàng không dân dụng Việt Nam 2006 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hàng không dân dụng Việt Nam 2014;

Nghị định số 30/2013/NĐ-CP ngày 08/04/2013 về kinh doanh vận chuyển hàng không và hoạt động hàng không chung; Nghị định số 92/2016/NĐ-CP ngày 01/07/2016 quy định về các ngành, nghề kinh doanh có điều kiện trong lĩnh vực hàng không dân dụng. Quyết định số 43/2017/QĐ-TTg ngày 26/9/2017 về quy định trách nhiệm thực hiện thủ tục đối với tàu bay xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh thông qua Cơ chế một cửa quốc gia.

Dịch vụ vận tải đường sắt: Luật Đường sắt 2017; Thông tư số 09/2018/TT- BGTVT ngày 02/3/2018 quy định về vận tải hành khách, hành lý trên đường sắt quốc gia và đường sắt chuyên dùng có nối ray với đường sắt quốc gia.

Quản lý kho bãi: Nghị định số 68/2016/NĐ-CP ngày 01/07/2016 quy định về điều kiện kinh doanh hàng miễn thuế, kho bãi, địa điểm làm thủ tục hải quan, tập kết, kiểm tra, giám sát hải quan.

Cảng cạn (ICD): Nghị định số 38/2017/NĐ-CP ngày 04/4/2017 về đầu tư xây dựng, quản lý khai thác cảng cạn.

Quy định về xuất nhập khẩu hàng hóa, hải quan: Luật Hải quan 2014; Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu; Thông tư số 39/2018/TT-BTC ngày 20/4/2018 sửa đổi, bổ sung một số điều tại Thông tư số 38/2015/TT-BTC.

Quy định về thực hiện cơ chế một cửa quốc gia: Quyết định số 2185/QĐ-TTg ngày 14/11/2016 tổng thể triển khai Cơ chế một cửa quốc gia và Cơ chế một cửa ASEAN giai đoạn 2016- 2020.

Quy định về quản lý, kiểm tra chuyên ngành: Các quy định này chia theo các nhóm vấn đề cần kiểm tra bao gồm: kiểm dịch động vật, kiểm dịch thực vật, kiểm dịch thủy sản, kiểm dịch y tế, kiểm tra chất lượng, an toàn thực phẩm, đo lường, quy chuẩn và tiêu chuẩn, hiệu suất năng lượng, an toàn bức xạ.

Với cơ số cơ sở pháp lý kể trên cho thấy các nhà làm luật và các cơ quan liên quan đã mang đến cái nhìn tổng quát nhất cho những cá nhân, tổ chức tham gia vào hoạt động logistics. Tuy những quy định này còn nhiều thiếu sót cần bổ sung và sửa đổi với mục đích phù hợp hơn với tình hình thực tiễn, nhưng nhờ có những cơ sở pháp lý trên mà hoạt động logistics mới có cơ sở để phát triển lâu dài. Hơn nữa, cơ sở pháp lý mang lại luồng gió mới đối với hoạt động logistics, giúp thúc đẩy hoạt động sôi nổi, thu hút vốn đầu tư trong nước và nước ngoài. Việc ban hành luật pháp trong nước cũng như thực thi luật pháp quốc tế cho thấy sự đổi mới trong hướng đi và chính sách của Việt Nam, mang đến cơ hội cho các doanh nghiệp logistics trong nước có một sân chơi pháp lý công bằng, bình đẳng, văn minh, cũng như hỗ trợ hết mình cho các doanh nghiệp logistics trong nước có cơ hội sánh vai với các doanh nghiệp nước ngoài có hoạt động logistics nổi bật trong khu vực và trên thế giới.

Một phần của tài liệu Phát triển dịch vụ logistics tại việt nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 50 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)