CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ LOGISTICS TẠI VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ
2.2. Thực trạng phát triển dịch vụ logicstics tại Việt Nam
2.2.2. Thực trạng phát triển dịch vụ Logistics tại Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế
Hai năm vừa qua với sự tác động nặng nề của đại dịch Covid- 19, đặc biệt trong năm 2021 với những đợt giãn cách xã hội kéo dài, sản xuất bị gián đoạn, lưu thông hàng hóa bị trì trệ khiến mọi hoạt động thương mại như: vận tải, kho bãi, kinh doanh xuất nhập khẩu,... đều bị ảnh hưởng. Dưới sự hỗ trợ hết mình từ phía Chính phủ và các bộ, ban ngành có liên quan với quyết tâm hàng hóa luôn được vận chuyển liên tục phục vụ mọi nhu cầu của người tiêu dùng, tránh tình trạng mất cân bằng cung cầu, nhưng tình trạng hiện tại vẫn là khó khăn chung của cả doanh nghiệp sản xuất lẫn doanh nghiệp xuất nhập khẩu và cả hoạt động logistics.
2.2.2.1. Thực trạng doanh nghiệp dịch vụ Logistics tại Việt Nam a. Số lượng doanh nghiệp dịch vụ Logistics
Số lượng doanh nghiệp logistics có xu hướng tăng dần qua các năm 2010 - 2020. Tính đến cuối năm 2020, ước tính có khoảng 35.744 doanh nghiệp đang hoạt động trong ngành logistic. Chất lượng dịch vụ của các doanh nghiệp ngày càng được nâng cao nhờ việc tăng cường ứng dụng chuyển đổi số, cải tiến quy trình nghiệp vụ, đặc biệt là các doanh nghiệp logistics cung cấp dịch vụ cho thị trường Châu Âu, Mỹ và Trung Quốc.
Hình 2.5: Số lượng doanh nghiệp logistics Việt Nam giai đoạn 2015- 2020
(Nguồn: Vietnam Logistics Industry Report 2021, VIRAC)
39 222
26107
30229 30917
33881
35744
0 5000 10000 15000 20000 25000 30000 35000 40000
2015 2016 2017 2018 2019 2020
Bên cạnh đó, số hội viên của VLA cũng ngày càng gia tăng, tính đến hết tháng 9/2021 đạt gần 500 hội viên. Một số doanh nghiệp logistics cũng đã tham gia chương trình Hộ chiếu Logistics thế giới (WLP) và nâng cao chất lượng cải thiện mối quan hệ với khách hàng quốc tế. Theo Báo cáo Logistic Việt Nam năm 2021 của Bộ Công Thương, trong 9 tháng năm 2021, số doanh nghiệp vận tải, kho bãi đăng ký thành lập mới tăng 4.61%, số vốn tăng 43% so với cùng kỳ năm 2020. Tuy nhiên, số lao động giảm 6%, phản ánh xu hướng giảm phụ thuộc vào nguồn lao động trong bối cảnh tổ chức hoạt động tập trung đông người hoặc tiếp xúc trực tiếp gặp khó khăn vì dịch bệnh. Tỉ lệ số doanh nghiệp trong lĩnh vực vận tải, kho bãi đăng ký thành lập mới so với tổng số doanh nghiệp cả nước còn khá khiêm tốn, chỉ chiếm khoảng 4,08%, với số vốn chiếm 1,88% và số lao động chiếm 3,04%. Những con số này cho thấy quy mô vốn của các doanh nghiệp còn rất hạn chế.
Bảng 2.2: Tình hình hoạt động của doanh nghiệp vận tải, kho bãi năm 2021 so cùng kỳ 2020 tại Việt Nam
Doanh nghiệp thành lập mới
9 tháng năm 2021 9 tháng 2021 so với 9 tháng 2020 (9T2020= 100%)
Số DN Vốn đăng
ký (tỷ đồng)
Số lao động (người)
Số DN Vốn Số lao động
Tổng số DN cả nước 98.954 1.428.482 777.892 86 84 83 DN vận tải kho bãi 4.033 26.809 23.683 104,61 143 94 Tỷ trọng của DN vận
tải, kho bãi/ tổng số DN cả nước (%)
4,08 1,88 3,04
(Nguồn: Tính toán từ số liệu khảo sát doanh nghiệp của Tổng cục Thống kê)
Tuy nhiên, theo Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ Logistics Việt Nam (VLA), mặc dù doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam chiếm tỷ trọng lớn, khoảng 95%
nhưng đa số là các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ cung cấp các dịch vụ chưa có giá
trị gia tăng cao. Vì vậy, doanh thu của các doanh nghiệp logistics nước ngoài luôn chiếm thị phần logistics cao hơn.
Trong 9 tháng năm 2021, có 2.509 doanh nghiệp vận tải kho bãi phải tạm ngừng hoạt động, tăng 14,1% so với cùng kỳ năm 2020, chiếm 5,56% tổng số doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động của cả nước. Đồng thời, có 571 số doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể, tăng 17,7% so với cùng kỳ năm 2020, chiếm 4,46% tổng số doanh nghiệp giải thể của cả nước.
Bảng 2.3: Biến động của doanh nghiệp trong lĩnh vực vận tải kho bãi trong 9 tháng 2021 tại Việt Nam
Doanh nghiệp 9T/2020 (DN) 9T/2021 (DN) 9T2021 so cùng kỳ (%)
với
Doanh nghiệp tạm dừng kinh doanh có thờihạn
Tổng số DN cả nước 38.629 45.091 116,7
DN vận tải kho bãi 2.198 2.509 114,1
Tỷ trọng của DN vận tải, kho bãi/ tổng số DN cả nước (%)
5,69 5,56
Doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể
Tổng số DN cả nước 12.089 12.802 105,9
DN vận tải kho bãi 485 571 117,7
Tỷ trọng của DN vận tải, kho bãi/ tổng số DN cả nước (%)
4,01 4,46
(Nguồn: Tính toán từ số liệu khảo sát doanh nghiệp của Tổng cục Thống kê, 2021)
b. Tình hình phân bố các doanh nghiệp Logistics tại Việt Nam
Các doanh nghiệp logistics tập trung chủ yếu ở các kho vực có hệ thống cảng, đường bộ thuận lợi. Theo báo cáo từ sách Trắng VLA (2018): khu vực Đồng bằng Sông Hồng tập trung 38,8% doanh nghiệp logistics, xếp thứ hai là khu vực Đông Nam Bộ 33,8%, Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung chiếm 14,2%, Trung du miền núi phía Bắc với 5,6% và Đồng bằng Sông Cửu Long với 5,2%, và ở cuối về tỷ lệ phân bố các doanh nghiệp logistics thuộc về khu vực Tây Nguyên với 2,4%. Trong
khi khu vực miền Nam có số doanh nghiệp logistics chiếm hơn 60% trên cả nước thì có đến 54% doanh nghiệp tập trung tại TP. Hồ Chí Minh.
Hình 2.6: Tình hình phân bổ của doanh nghiệp logistics tại Việt Nam (Đơn vị:%)
(Nguồn: Sách Trắng VLA 2018)
c. Doanh thu của các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ Logistics
Năm 2020, doanh thu của ngành logistics Việt Nam ước tính đạt 23,29 tỷ USD, giảm 12,2% so với năm 2019 do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 khiến nhu cầu sử dụng dịch vụ vận tải giảm mạnh. Trong đó, vận tải hàng không ghi nhận mức giảm mạnh nhất cả về lượng vận chuyển và luân chuyển. Do nhiều nhà máy phải tạm dừng hoạt động nên số lượng hàng hóa cần di chuyển giảm dẫn đến việc vận chuyển và giao nhận hàng hóa trong chuỗi cung ứng giảm, ảnh hưởng lớn đến hoạt động của các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ vận tải.
0 200 400 600 800 1000 1200 1400 1600 1800 2000
Miền Bắc Miền Trung Miền Nam Khác
955
96
1819
156 31.60%
3.20%
60.10%
5.20%
Số lượng doanh nghiệp Tỷ lệ %
Hình 2.7:Tổng doanh thu của các doanh nghiệp logistics Việt Nam giai đoạn 2015-2020 (Đơn vị: Triệu USD)
(Nguồn: Vietnam Logistics Industry Report 2021, VIRAC)
Lợi nhuận trước thuế của ngành logistics Việt Nam có mức tăng trưởng dương trong giai đoạn 2015 - 2018. Nhưng sang năm 2019 và 2020, lợi nhuận của ngành giảm mạnh, thậm chí đạt mức âm do tác động tiêu cực của Covid-19.
18745.94
21664.39
23781.26
28080.04
26523.36
23287.51 15.57%
9.77%
% 18.08
-5.54%
-12.20%
-15.00% -10.00% -5.00% 0.00% 5.00%
% 10.00
% 15.00
% 20.00
0 5000 10000 15000 20000 25000 30000
2015 2016 2017 2018 2019 2020
Doanh thu (Triệu USD) Tốc độ tăng trưởng (%)
Hình 2.8: Lợi nhuận trước thuế của doanh nghiệp logistics Việt Nam giai đoạn 2015- 2020 (Đơn vị: Triệu USD)
(Nguồn: Vietnam Logistics Industry Report 2021, VIRAC)
Doanh thu của các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics tại Việt Nam chủ yếu vẫn đến từ hoạt động vận chuyển và kho bãi. Điều này cho thấy các công ty logistics Việt Nam chỉ cung cấp những dịch vụ logistics truyền thống, số lượng dịch vụ cung cấp cho khách hàng chưa phong phú, đa dạng.
691.45
1184.71
630.38
906.16
-7361.46
-8244.84
-10000 -8000 -6000 -4000 -2000 0 2000
2015 2016 2017 2018 2019 2020
Hình 2.9: Cơ cấu doanh thu của các doanh nghiệp logistics Việt Nam năm 2020 (Đơn vị:%)
(Nguồn: Vietnam Logistics Industry Report 2021, VIRAC)
d. Các dịch vụ Logistics đang được cung cấp
Theo sách trắng VLA 2018, các doanh nghiệp logistics Việt Nam đang cung cấp cỏc dịch vụ mà chủ yếu ắ trong số đú là cỏc dịch vụ liờn quan đến vận chuyển, kho bãi, xếp dỡ và khai báo hải quan, đây được coi là những hoạt động cơ bản của logistics 3PL và là các dịch vụ logistics truyền thống. Các dịch vụ logistics có tỷ trọng nhỏ có thể kể đến là: cross docking, thương mại điện tử, dịch vụ quản lý chuỗi cung ứng, đều chiếm tỷ trọng dưới 20%. Thậm chí dịch vụ thu hồi hàng về và quản lý hệ thống thông tin chiếm tỷ trọng nhỏ nhất, dưới 10%.
47.52% 50.28%
2.20%
Vận chuyển
Kho bãi và các dịch vụ hỗ trợ vận tải khác
Bưu chính và giao hàng
Hình 2.10: Những loại hình dịch vụ logistics doanh nghiệp đang cung cấp (Đơn vị:%)
(Nguồn: Sách Trắng VLA 2018)
e. Chi phí logistics
% 2
% 8.20
% 8.80
% 15
% .30 16
% 18.40
% 0 24.5
% 28.60
4% 3
% 7.40 3
% 40.80
44.90% 53.70%
% 59.90
% 7.30 6
% 70.10
78.20% 80.30%
83%
% 7.80 8
% 91.80
95.20%
0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100%
Khác Quản lý hệ thống thông tin
Thu hồi hàng về Thương mại điện tử Cross-docking Quản lý chuỗi cung ứng
Quản lý tồn kho Phân phối Kho ngoại quan Dán nhãn, ký mã hiệu Môi giới bảo hiểm Xử lý đơn hàng Kho hàng Đóng gói hàng Vận tải quốc tế Xếp dỡ hàng hóa Vận tải nội địa Giao nhận Thu mua nguyên vật liệu
Khai báo hải quan Làm thủ tục XK/NK Dự báo nhu cầu
Năm 2020, chi phí logistics Việt Nam khá cao, chiếm hơn 20% GDP, tỷ lệ này cao hơn hẳn so với các nước trong khu vực như Singapore, Thái Lan, Malaysia, Trung Quốc cũng như mức trung bình của toàn thế giới (10,8%). Tỷ lệ chi phí logistics trên GDP thể hiện mức độ phát triển và vai trò của logistics trong nền kinh tế. Các nước phát triển như Bắc Mỹ và Singapore có tỷ lệ này thấp hơn, chỉ khoảng 8,4 - 8,5%. Chi phí logistics cao là một rào cản đối với năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp logistics Việt Nam.
Hình 2.11: Chi phí logistics so với GDP của một số quốc gia và khu vực năm 2020 (Đơn vị: %)
(Nguồn: Vietnam Logistics Industry Report 2021, VIRAC)
f. Tình hình ứng dụng công nghệ thông tin của các doanh nghiệp logistics
Việc áp dụng công nghệ số vào dịch vụ logistics tại Việt Nam còn thấp. Theo Sách Trắng VLA 2018, chỉ có trên 30% các ứng dụng công nghệ thông tin đang được sử dụng tại các doanh nghiệp logistics và chủ yếu là những ứng dụng cơ bản như tracking and tracing, hệ thống quản lý giao nhận, kho bãi, quản lý vận tải, trao đổi dữ liệu điện tử và khai báo hải quan điện tử với tỷ lệ ứng dụng từ 75,2% đến 100%.
14.50%
8.50%
13.00%
15.00%
20.00%
8.60%
14.30%
13.50%
8.40%
12.10%
10.80%
0.00% 5.00% 10.00% 15.00% 20.00% 25.00%
Trung Quốc Singapore Malaysia Thái Lan Việt Nam Châu Âu Châu Phi Trung Đông Bắc Mỹ Nam Mỹ Thế giới
Hình 2.12: Tình hình ứng dụng CNTT và xu hướng phát triển của doanh nghiệp logistics Việt Nam (Đơn vị: %)
(Nguồn: Vietnam Logistics Industry Report 2021, VIRAC)
Biểu đồ còn cho thấy, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics tại Việt Nam còn khá hờ hững trong việc ứng dụng công nghệ thông tin vào hệ thống dịch vụ, khi
mà nhu cầu không sử dụng công nghệ cho hiện tại và tương lai còn khá cao, dao động từ 40% đến 77% (ngoại trừ dịch vụ khai báo hải quan điện tử).