CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ LOGISTICS TẠI VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ
2.1. Khái quát về dịch vụ Logicstics tại Việt Nam trong bối cảnh hội nhập
2.1.1. Kết cấu hạ tầng logistics
Hạ tầng logistics là tất cả những cơ sở vật chất, kiến trúc và kỹ thuật đóng vai trò là nền tảng, phục vụ cho dịch vụ Logistics.
Hạ tầng đường biển: Việt Nam có hơn 1 triệu km2 biển, gấp ba lần diện tích đất liền. Một phần của Biển Đông là lãnh hải của Việt Nam. Việt Nam có đường bờ biển dài 3.260 km, chạy dài từ Quảng Ninh tới Kiên Giang. Hai quần đảo chiến lược là Hoàng Sa và Trường Sa là hai quần đảo có nhiều tuyến đường hàng hải đi qua nhất.
Dọc bờ biển là những cảng biển quy mô lớn: cảng nước sâu Lạch Huyện (Hải Phòng) có công suất xếp dỡ 1,1 triệu TEU/năm, có thể tiếp nhận tàu có trọng tải đến 100.000 DWT; cảng Cái Lân (Quảng Ninh) có thể tiếp nhận tàu có trọng tải từ 40.000 đến 50.000 DWT, cảng Cái Mép- Thị Vải (Bà Rịa- Vũng Tàu) có thể đón được tàu container có trọng tải từ 80.000 - 250.000 tấn.
Hạ tầng đường bộ: So với các hệ thống đường giao thông khác thì cơ sở hạ tầng đường bộ phát triển khởi sắc hơn. Khoảng 1.074 km đường cao tốc được hoàn thành xây dựng trong giai đoạn 2011- 2020, nâng tổng chiều dài đường cao tốc được khai thác lên 1.163 km. Chiều dài đường quốc lộ đạt 24.598 km, mạng lưới quốc lộ chính được đưa vào cấp kỹ thuật, những cây cầu yếu được sửa chữa hoặc thay thế và đồng bộ tải trọng, mặt đường được trải nhựa bê tông đạt tỷ lệ 64%. Phương tiện vận tải ngày càng tân tiến, động cơ tiết kiệm nhiên liệu và thân thiện với môi trường.
Hạ tầng đường bộ cao tốc: Khu vực miền Bắc đã hoàn thành các tuyến đường hướng tâm tới Thủ đô Hà Nội; tuyến đường cao tốc ven biển nối liền Hải Phòng - Hạ Long- Vân Đồn. Khu vực miền Nam đã hoàn thành hai tuyến cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây nối Đông Nam Bộ và phía Bắc, Thành phố Hồ Chí Minh- Trung Lương nối với các tỉnh đồng bằng Sông Cửu Long; hai tuyến cao tốc Trung Lương- Mỹ Thuận, Bến Lức- Long Thành vẫn đang được tiếp tục triển khai. Tại khu vực miền Trung cũng đã hoàn thành 2 tuyến đường Liên Khương- Đà Lạt, Đà Nẵng- Quảng Ngãi.
Bảng 2.1: Mật độ đường cao tốc và đường quốc lộ tại Việt Nam năm 2021
Vùng Diện tích
(km2)
Chiều dài cao tốc
(km)
Chiều dài quốc lộ
(km)
Trung du và miền núi Bắc Bộ 95.200 392 7.256
Đồng bằng sông Hồng 21.259 468 2.133
Bắc trung bộ và Duyên hải miền Trung 95.653 193 8.366
Tây Nguyên 54.508 19 3.059
Đông Nam Bộ 23.519 51 855
Đồng bằng sông Cửu Long 40.816 40 2.652
Tổng 330.995 1.163 24.321
(Nguồn: Tổng cục Đường bộ Việt Nam 2021)
Hạ tầng đường sắt: Hiện mạng lưới đường sắt Việt Nam gồm 7 tuyến chính với tổng chiều dài 3.162,9 km; chạy qua 34 tỉnh, thành phố, kết nối 4/6 vùng trên cả nước. Loại khổ đường ray 1.000 mm chiếm đa số 85%; khổ 1.435 mm chiếm 6% và loại khổ đường lồng 1.000 mm và 1.435 mm (loại đường kết hợp của hai loại trên) chiếm 9%. Mật độ đường sắt Việt Nam xếp thứ 58/141 trên thế giới với mật độ 9.5 km/ 1000 km2, mật độ này đạt mức trung bình trong khu vực ASEAN và thế giới.
Mạng lưới đường sắt cũng góp phần kết nối các cảng biển: cảng biển Cái Lân (Hải Phòng), cảng thủy nội địa Việt Trì (Ninh Bình) và cảng cạn Lào Cai.
Về đường thủy nội địa: Việt Nam hiện có khoảng 42.000 km đường sông hoặc kênh rạch có thể được sử dụng cho giao thông. Tính đến tháng 9/2021, cả nước có 298 cảng nội địa, 6.899 bến thủy nội địa. Mạng lưới đường thủy nội địa đóng một vai trò quan trọng trong việc kết nối các khu vực nông nghiệp, công nghiệp và đô thị.
Nó vận chuyển khoảng 19% tổng số hàng hóa trong cả nước.
Hạ tầng đường hàng không: Trên toàn quốc có 22 cảng hàng không, sân bay quốc tế và nội địa với tổng diện tích khoảng 12.409 ha. Trong đó số cảng hàng không quốc tế là 10 cảng, còn lại 12 cảng là cảng hàng không nội địa. Theo Cục Hàng không Việt Nam, từ tháng 2 năm 2020, Việt Nam có 235 máy bay dân dụng và 32 máy bay trực thăng đăng ký là người Việt Nam. Tuy nhiên, các hãng hàng không ở Việt Nam
chưa sở hữu bất kỳ đội máy bay chuyên chở hàng nào. Đến nay, Việt Nam chỉ có hai sân bay quốc tế có trung tâm kho hàng hóa quốc tế là Tân Sơn Nhất và Nội Bài.
Hình 2.1: Tỷ trọng các phương thức vận tải hàng hóa thời điểm tháng 9 năm 2021 tại Việt Nam (Đơn vị: %)
(Nguồn:Tổng cục Thống kê 2021)
Về trung tâm logistics: Tính đến năm 2021, cả nước có 69 trung tâm logistics quy mô lớn và vừa, tập trung chủ yếu ở các khu công nghiệp lớn. Thời gian qua, các trung tâm này tiếp tục có sự chuyển đổi từ trung tâm logistics truyền thống sang trung tâm logistics thế hệ mới áp dụng công nghệ 4.0.
Đội tàu biển Việt Nam: Độ tuổi của tàu biển Việt Nam trẻ hơn so với độ tuổi của đội tàu thế giới gần 5 tuổi. Tàu biển Việt Nam có tuổi tàu trung bình là 16,5 năm:
tàu khí hóa lỏng có độ tuổi trung bình cao nhất là 24,6 năm; tàu container là 18,7 năm; tàu dầu, hóa chất là 20 năm. Tính đến ngày 20/6/2021, đội tàu biển Việt Nam có tổng số 1.576 tàu cùng với 150 tàu mang cờ quốc tế và nước ngoài. Việt Nam là một trong những quốc gia có số lượng tàu treo cờ quốc gia cao nhất trong khu vực Châu Á- Thái Bình Dương và là chủ sở hữu tàu lớn thứ 35 trên toàn thế giới. Hiện đội tàu biển của Việt Nam đang chiếm lĩnh khoảng 10% thị phần vận tải biển quốc tế.
47.70%
19.84%
5.10%
0.34%
0.02%
Đường bộ
Đường thủy nội địa Đường biển Đường sắt
Đường hàng không
Hình 2.2: Tỷ trọng đội tàu biển Việt Nam phân theo loại hình năm 2021 (Đơn vị:%)
(Nguồn:Vietnam Logistics Industry Report 2021, VIRAC)
2.1.2. Dịch vụ kho bãi
Doanh nghiệp dịch vụ logistics hiện nay ở nước ta chuyên cung cấp dịch vụ kho bãi chiếm 53,7%. Đối tượng có nhu cầu sử dụng dịch vụ kho bãi đến từ khu vực bán lẻ và hàng hóa xuất nhập khẩu. Trong dịch vụ kho bãi, ngoài kho hàng lẻ CFS (Container Freight Station) và cảng cạn ICD (Inland Container Depot), có thể chia làm bốn loại, gồm kho thường, kho ngoại quan, trung tâm phân phối (Distribution Center- DC) và kho lạnh (coldchain). Dịch vụ kho bãi có tốc độ gia tăng nhanh, tỷ lệ lợi nhuận cao trong chuỗi dịch vụ logistics.
70.66%
17.83%
6.04%
3.64%
1.82%
Tàu chở hàng tổng hợp Tàu chở dầu và hóa chất Tàu chở khách Tàu container Tàu chở khí hóa lỏng
Hình 2.3: Số lượng doanh nghiệp cung cấp dịch vụ kho bãi và số lượng lao động cung cấp dịch vụ kho bãi tại Việt Nam giai đoạn 2015-2020
(Nguồn: Vietnam Logistics Industry Report 2021, VIRAC)
2.1.3. Dịch vụ giao nhận
Hiện có khoảng 80,3% doanh nghiệp logistics tại Việt Nam cung cấp dịch vụ giao nhận hàng hóa quốc tế và nội địa. Tuy bị tác động bởi dịch Covid-19 nhưng trong 9 tháng năm 2021, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ giao nhận hàng hóa bằng đường biển vẫn giữ được mức hoạt động tốt khi lượng hàng hóa vận chuyển tăng 14.6% so với cùng kỳ năm 2020.
2.1.4. Dịch vụ đại lý hải quan
Dịch vụ khai hải quan là một trong những dịch vụ cơ bản của các công ty logistics. Khảo sát của Hiệp hội Doanh nghiệp Logistics Việt Nam (VLA) cho thấy 87,8% công ty logistics cung cấp dịch vụ khai hải quan. Đây cũng là loại hình dịch vụ có mức độ áp dụng công nghệ thông tin cao nhất trong số các loại hình dịch vụ logistics. Tính đến ngày 30/09/2021 cả nước có 1.369 đại lý hải quan với khoảng hơn 3.000 đại lý viên được cấp phép trong cả nước. Tuy nhiên, đa phần đại lý hải quan chưa hoạt động đúng như tên gọi. Đại lý hải quan vẫn chưa được phép thay mặt chủ hàng (các doanh nghiệp xuất nhập khẩu) tham gia vào kiểm tra chuyên ngành. Hiện tại, chữ ký số của đại lý hải quan vẫn chưa được chấp nhận trong việc ký giấy tờ phục vụ kiểm tra chuyên ngành trên Cơ chế một cửa quốc gia.
421 538 650 705 950 954
16226
19072 19178 21115
29934
37008
0 5000 10000 15000 20000 25000 30000 35000 40000
0 200 400 600 800 1000 1200
2015 2016 2017 2018 2019 2020
Số doanh nghiệp Số lao động
2.1.5. Dịch vụ cảng cạn
Cho đến thời điểm hiện tại, Việt Nam có 10 cảng cạn được Bộ Giao thông vận tải cấp phép hoạt động và 16 điểm thông quan hàng hóa (có chức năng như cảng cạn).
Trong đó, phía Bắc có 7 cảng cạn và 7 cảng thông quan nội địa; phía Nam có ICD Tân Cảng Nhơn Trạch (Đồng Nai) và 9 điểm thông quan nội địa; Miền Trung chưa có ICD nào.
2.1.6. Năng lực kinh doanh của các doanh nghiệp dịch vụ Logistics Việt Nam Nước ta hiện có 104 doanh nghiệp Logistics được Cơ quan quản lý hoạt động hàng hải của Mỹ (FMC) cấp phép vận chuyển hàng hóa bằng đường biển đến Mỹ.
Việt Nam đang dẫn đầu trong số các nước châu Á về số lượng doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics được FMC cấp giấy phép. Các doanh nghiệp logistics Việt Nam chủ yếu cung cấp các dịch vụ logistics nội địa như: vận tải nội địa, khai báo thủ tục Hải quan, giao nhận, kho bãi, giám định hàng hóa, dịch vụ cảng biển,...
Hình 2.4: Chỉ số năng lực cạnh tranh Logistics Việt Nam (LPI) giai đoạn 2010- 2018
(Nguồn:Thống kê từ World Bank 2010, 2012, 2014,2016, 2018)