Quy định về chủ thể trong dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt

Một phần của tài liệu Pháp luật về dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt của các ngân hàng thương mại và thực tiễn áp dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu (Trang 41 - 48)

CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ DỊCH VỤ THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT VÀ PHÁP LUẬT VỀ THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

2.1. Thực trạng pháp luật về dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt của các ngân hàng thương mại

2.1.1. Quy định về chủ thể trong dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt

2.1.1.1. Quy định về tổ chức cung ứng dịch vụ

Theo quy định tại Khoản 3 Điều 4 Nghị định 101 thì: “3. Tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt (sau đây gọi là tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán) gồm: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (sau đây gọi là Ngân hàng Nhà nước), ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tài chính vi mô và một số tổ chức khác.”

Các tổ chức này có nghĩa vụ thực hiện việc nộp, rút tiền mặt, lệnh thanh toán hợp lệ của chủ tài khoản một cách đầy đủ kịp thời (Khoản 1 và khoản 4 Điều 11 Nghị định số 101). Với quy định như vậy, thì tổ chức cung ứng dịch vụ trong bất kỳ trường hợp nào khi người sử dụng dịch vụ TTKDTM có lệnh thanh toán hợp lệ, phù hợp với QĐPL đều phải thực hiện. Mà theo QĐPL, người sử dụng DVTT muốn sử dụng các hình thức thanh toán phải mở tài khoản tại tổ chức cung ứng DVTT. Khi tổ chức cung ứng dịch vụ nhận được lệnh thanh toán của người sử dụng dịch vụ thì tổ chức cung ứng sẽ thực hiện các thao tác nghiệp vụ trích chuyển tài khoản cho người thụ hưởng. Các thao tác này được thực hiện trên hệ thống máy tính viên việc

thanh toán diễn ra trong vài giây. Nhưng với quy định như trên đã củng cố thói quen sử dụng tiền mặt của người dân, họ lựa chọn rút tiền mặt để thanh toán với tâm lý vừa tiện lợi, nhanh chóng, chính xác và an toàn. Để hạn chế DVTT bằng tiền mặt, tại Chương 2 của Nghị định số 222/2013/NĐ-CP do Chính phủ ban hành ngày 31 tháng 12 năm 2013 Về thanh toán bằng tiền mặt đã quy định về hạn mức DVTT bằng tiền mặt” nhưng đối tượng được quy định thực hiện hạn mức thanh toán chỉ dừng lại ở các chủ thể là cơ quan, tổ chức sử dụng ngân sách nhà nước. Đứng dưới góc độ quản lý thi quy định như trên sẽ giúp các cơ quan chức năng kiểm soát được nguồn ngân sách Nhà nước trong quá trình thu, chi. Nhưng với đối tượng là doanh nghiệp, hiện nay mặc dù pháp luật ngân hàng không có quy định về hạn mức thanh toán tiền mặt của doanh nghiệp tuy nhiên hoạt động TTKDTM của doanh nghiệp bị khống chế bởi quy định của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp số 14/2008/QH12 tại điểm b Khoản 1 Điều 9 của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi số 32/2013/QH13 doanh nghiệp được trừ khoản chi khi xác định thu nhập chịu thuế nếu đáp ứng điều kiện:

“b. Khoản chi có đủ hoá đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật.”

Và tại khoản 10, Điều 1 Thông tư số 26/2015/TT-BTC quy định về “hướng dẫn về thuế giá trị gia tăng và quản lý thuế tại nghị định số 12/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 2 năm 2015 của chính phủ quy định chi tiết thi hành luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật về thuế và sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định về thuế và sửa đổi, bổ sung một số điều của thông tư số 39/2014/TT-BTC ngày 31/3/2014 của bộ tài chính về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ” có quy định:

“Điều 15. Điều kiện khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào

2. Có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt đối với hàng hóa, dịch vụ mua vào (bao gồm cả hàng hóa nhập khẩu) từ hai mươi triệu đồng trở lên, trừ các trường hợp giá trị hàng hóa, dịch vụ nhập khẩu từng lần có giá trị dưới hai mươi triệu đồng, hàng hóa, dịch vụ mua vào từng lần theo hóa đơn dưới hai mươi triệu

đồng theo giá đã có thuế GTGT và trường hợp cơ sở kinh doanh nhập khẩu hàng hóa là quà biếu, quà tặng của tổ chức, cá nhân ở nước ngoài.”

Còn đối với đối tượng là cá nhân, tổ chức khác lại không thuộc đối tượng điều chỉnh của quy định này. Trên thực tế, thì các các cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức này mới là chủ thể chủ yếu tham gia các DVTT. Mà với tâm lý của các chủ thể cùng với quy định như trên sẽ khiến các bên thích sử dụng tiền mặt thanh toán hơn là phải sử dụng đến các hình thức thanh toán với nhiều thủ tục. Như vậy, việc quy định về hạn mức thanh toán bằng tiền mặt đã bỏ qua một lượng lớn chủ thể phải thực hiện, đây là một điểm bất hợp lý. Hơn nữa, pháp luật lại chưa có quy định trách nhiệm ai sẽ là người kiểm tra thông tin về tài khoản của tổ chức cung ứng.

Như vậy, việc pháp luật quy định người sử dụng dịch vụ đối với các lệnh thanh toán và hạn mức thanh toán bằng tiền mặt vẫn chưa có sự thống nhất, rõ ràng.

Về phí dịch vụ, tại Điều 17 Nghị định số 101 thì: “Tổ chức cung ứng dịch vụ và tổ chức cung ứng dịch vụ TGTT ấn định và phải niêm yết công khai các mức phí cung ứng dịch vụ. Trong trường hợp hoạt động ngân hàng có diễn biến bất thường, để bảo đảm an toàn của hệ thống TCTD, NHNN quy định cơ chế xác định phí DVTT và phí dịch vụ TGTT.” Và tại Khoản 4 Điều 15 Thông tư 46 thì tổ chức cung ứng DVTT “Được quyền thu phí khi cung ứng các dịch vụ thanh toán theo quy định của pháp luật”.

Theo đó, quy định cho phép các tổ chức cung ứng DVTT được phép thu phí của người sử dụng các DVTT với các mức phí khác nhau theo quy định. Mức phí DVTT của NHNN đối với khách hàng là các TCTD và kho bạc Nhà nước do NHNN quy định. Còn mức thu phí của từng DVTT cụ thể mà các TCTD cung cấp cho người sử dụng dịch vụ do các TCTD tự ấn định. Thông thường các TCTD căn cứ vào mức thu phí của NHNN để quy định mức phí đối với khách hàng của mình.

Từ đó, tạo nên nhiều mức phí trong hệ thống thanh toán gây sự cạnh tranh không công bằng giữa các TCTD trong việc thu phí.

Về điều kiện để tổ chức cung ứng dịch vụ tiến hành DVTT: Do DVTT là nghiệp vụ thiết yếu của các TCTD nên được chứng nhận trong giấy phép thành lập

và hoạt động của các TCTD. Do đó, các điều kiện về mở và sử dụng TKTT chủ yếu đặt ra đối với tổ chức không phải là TCTD. Nghị định số 101 quy định việc các tổ chức cung ứng DVTT không phải ngân hàng cần đáp ứng đầy đủ các điều kiện tại Khoản 2 Điều 15:

“2. Điều kiện cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán

Các tổ chức không phải là ngân hàng muốn cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán phải đảm bảo đáp ứng đủ các điều kiện sau:

a) Có giấy phép thành lập hoặc đăng ký kinh doanh do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp, trong đó hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán là một trong các hoạt động kinh doanh chính của tổ chức;

b) Có phương án kinh doanh dịch vụ trung gian thanh toán được phê duyệt theo đúng quy định về thẩm quyền đầu tư tại điều lệ hoạt động của tổ chức;

c) Có vốn điều lệ tối thiểu là 50 tỷ đồng;

d) Điều kiện về nhân sự:

Người đại diện theo pháp luật, Tổng Giám đốc (Giám đốc) của tổ chức xin phép phải có trình độ chuyên môn hoặc kinh nghiệm thực tế trong quản trị kinh doanh hoặc lĩnh vực phụ trách.

Đội ngũ cán bộ thực hiện dịch vụ trung gian thanh toán có trình độ chuyên môn về lĩnh vực đảm nhiệm;

đ) Điều kiện kỹ thuật, nghiệp vụ gồm: cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật phù hợp với yêu cầu của hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán và quy định của Ngân hàng Nhà nước; hệ thống kỹ thuật dự phòng độc lập với hệ thống chính đảm bảo cung cấp dịch vụ an toàn và liên tục khi hệ thống chính có sự cố; quy trình kỹ thuật, nghiệp vụ trong hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán đảm bảo an toàn, bảo mật và phù hợp với quy định của pháp luật về giao dịch điện tử; quy trình kiểm tra, kiểm soát nội bộ đối với dịch vụ trung gian thanh toán trong các giao dịch điện tử theo quy định hiện hành của pháp luật.”.

Những QĐPL về các điều kiện được thực hiện DVTT có sự hạn chế quyền cung ứng DVTT, đặc biệt là đối với tổ chức không phải là TCTD, nhưng những quy định này có thể xem như là hợp lý, phù hợp với thông lệ chung của thế giới và đảm bảo sự an toàn cho các chủ thể tham gia DVTT nói chung và dịch vụ TTKDTM nói riêng.

2.1.1.2. Quy định về người sử dụng dịch vụ

Theo quy định tại Khoản 3 Điều 4 Nghị định 101 thì: “3. Tổ chức, cá nhân sử dụng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt, dịch vụ trung gian thanh toán (sau đây gọi chung là người sử dụng dịch vụ).”.

Theo QĐPL để tiến hành dịch vụ TTKDTM, người sử dụng dịch vụ phải đáp ứng các điều kiện về mở và sử dụng tài khoản:

- Đối với cá nhân: là người có năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự và là công dân Việt Nam. Đối với người chưa thành niên, người mất hay hạn chế năng lực hành vi dân sự theo QĐPL về mở và sử dụng TKTT phải được thực hiện thông qua người giám hộ, người đại diện theo pháp luật.

- Đối với tổ chức: là tổ chức Việt Nam được thành lập và hoạt động theo QĐPL nước mà tổ chức đó thành lập, được các cơ quan Nhà nước Việt Nam cho phép hoạt động tại Việt Nam.

Chủ TKTT là người đứng tên mở tài khoản. Đối với cá nhân, chủ TKTT là cá nhân đứng tên mở tài khoản. Với tổ chức, Theo Khoản 5 Điều 4 Nghị định 101 thì

chủ tài khoản là người đại diện theo pháp luật hoặc đại diện theo ủy quyền của tổ chức mở tài khoản.”. Theo logic này thì nếu tài khoản được mở bởi cá nhân thì chính cá nhân đó là chủ tài khoản, còn nếu tài khoản được mở bởi một tổ chức thì tổ chức đó mới là chủ tài khoản. Hạn chế này đã được các nhà làm luật khắc phục tại Nghị định số 80/2016/NĐ-CP sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 101 tại Khoản 1 Điều 1 chỉ rõ “Chủ tài Khoản thanh toán (sau đây gọi là chủ tài Khoản) là cá nhân đứng tên mở tài Khoản đối với tài Khoản của cá nhân hoặc là tổ chức mở tài Khoản đối với tài Khoản của tổ chức.”.

Khi mở tài khoản cho tổ chức, ngân hàng thường liệt kê các loại hình tổ chức như: doanh nghiệp có vốn Nhà nước, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, hợp tác xã, doanh nghiệp tư nhân, công ty nước ngoài…, văn phòng đại diện, cơ quan hành chính sự nghiệp, tổ chức đoàn thể, tổ chức quốc tế và tổ chức khác. Tùy từng vào loại hình tổ chức mà ngân hàng mở tài khoản và căn cứ vào đó để tiến hành các giao dịch tiền gửi, rút tiền và các giao dịch khác. Thực tiễn cho thấy khi một doanh nghiệp có nhiều công ty trực thuộc hoặc chi nhánh thì công ty trực thuộc hoặc chi nhánh đó có được phép mở tài khoản riêng hay không hay phải sử dụng chung tài khoản với doanh nghiệp đó, vấn đề này pháp luật chưa đưa ra các quy định cụ thể. Điều này ảnh hưởng đến quyền lợi của chính công ty trực thuộc hoặc chi nhánh trong quá trình sử dụng TKTT và gây ra nhiều trở ngại cho phía ngân hàng nếu có tranh chấp xảy ra trong quá trình sử dụng tài khoản. Bởi nếu phải sử dụng chung tài khoản của doanh nghiệp thì lượng tiền có trong tài khoản mặc nhiên thuộc quyền sử dụng của doanh nghiệp, còn nếu độc lập mở tài khoản riêng thì quyền kiểm soát của doanh nghiệp đối với nguồn lợi thu được từ tài khoản của công ty trực thuộc hoặc chi nhánh hoàn toàn phụ thuộc vào cơ chế tài chính của nó.

2.1.1.3. Những quy định chung dành cho cả tổ chức cung ứng dịch vụ và khách hàng

Theo QĐPL để tiến hành dịch vụ TTKDTM, các chủ thể phải đáp ứng các điều kiện về chủ thể tham gia quan hệ dịch vụ TTKDTM thì một trong các bên bên phải có TKTT tại tổ chức cung ứng DVTT và đảm bảo rằng có số dư trên TKTT.

Cụ thể:

- Các chủ thể muốn tham gia quan hệ dịch vụ TTKDTM thì ít nhất một bên phải có TKTT tại TGTT. Do đó, để tham gia được quan hệ thanh toán này các bên phải đảm bảo những điều kiện về việc mở và sử dụng TKTT theo QĐPL.

- Về việc có số dư cần thiết trên tài khoản: Số dư này phải được các bên đảm bảo. Tuy nhiên, nhằm đảm bảo tính linh động cho hoạt động dịch vụ TTKDTM.

Pháp luật còn quy định việc cho các bên chi vượt số tiền mình có trên TKTT. Đó là

hình thức thấu chi, việc quy định thấu chi trong quá trình sử dụng TKTT là một điều cần thiết. Bản chất của thấu chỉ là hình thức cho vay rất phổ biến trong thanh toán tại các nước có hệ thống ngân hàng phát triển. Còn ở nước ta, hình thức này không được các ngân hàng áp dụng nhiều cho khách hàng xuất chát từ yếu tổ đảm bảo an toàn trong kinh doanh. QĐPL hiện hành về hình thức thấu được điều chỉnh bởi Thông tư số 29/2016/TT-NHNN ngày 12/10/ 2016 Quy định về việc thấu chi và cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng. Khoản 1 Điều 3 Thông tư 29/2016/TT-NHNN quy định: “Thấu chi trong thanh toán điện tử liên ngân hàng là việc TCTD được chi vượt số dư có trên TKTT bằng đồng Việt Nam mở tại Sở giao dịch Ngân hàng nhà nước.” Thông tư này đã thu hẹp lại phạm vi chủ thể sử dụng hình thức thấu chi so với Nghị định 64/2001/NĐ-CP ban hành ngày 20/9/2001 Tại khoản 12 Điều 3 xác định thấu chỉ là "Việc người sử dụng DVTT chi vượt số tiền mình có trên TKTT khi sử dụng DVTT” nhằm đảm bảo an toàn và tránh xảy ra tiêu cực trong hoạt động thanh toán.

Ngoài ra, việc tạm khóa và phong tỏa tài khoản thanh toán là một công cụ hữu hiệu để các NHTM kịp thời bảo vệ quyền lợi của khách hàng và ngân hàng trong trường hợp phát hiện các tình huống gian lận, đồng thời có ý nghĩa phòng ngừa, ngăn chặn các hoạt động gian lận tiếp theo của tội phạm cũng như có thêm thời gian để điều tra, xử lý, tranh tổn thất. Do đó cần nghiên cứu hoàn thiện bổ sung thêm các trường hợp quy định tại Điều 12 Nghị định 101.

Thứ hai, các bên phải đảm bảo chứng thanh toán hợp lệ. Chứng từ thanh toán có thể được lập dưới hình thức chứng từ giấy, điện tử hoặc các hình thức khác.

Chứng từ thanh toán của dịch vụ TTKDTM là tài liệu chứng minh sự kiện kinh tế, được dùng làm căn cứ để thực hiện việc thanh toán cũng như ghi vào sổ sách kế toán của các bên. Loại chứng từ, các yếu tố chứng từ, việc lập, luân chuyển, kiểm soát, bảo quản và lưu trữ chứng từ, trách nhiệm của người sử dụng và cung ứng DVTT thực hiện theo quy định của NHNN và các QĐPL có liên quan đến chứng từ thanh toán. Nhưng trên thực tế, vẫn chưa thấy sự xuất hiện của một văn bản nào hướng dẫn cụ thể về chứng từ thanh toán nên mỗi tổ chức cung ứng DVTT sẽ hoàn

toàn quy định việc lập, luân chuyển, kiểm soát, bảo quản chứng từ thanh toán dẫn đến tình trạng khó quản lý thông nhất về chứng từ thanh toán, gây khó khăn cho cơ quan nhà nước cũng như cơ quan thuế trong việc xét hoàn thuế...

Một phần của tài liệu Pháp luật về dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt của các ngân hàng thương mại và thực tiễn áp dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu (Trang 41 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)