Quy định về phòng ngừa, xử lý vi phạm pháp luật liên quan đến các hình thức

Một phần của tài liệu Pháp luật về dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt của các ngân hàng thương mại và thực tiễn áp dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu (Trang 59 - 62)

CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ DỊCH VỤ THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT VÀ PHÁP LUẬT VỀ THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

2.1. Thực trạng pháp luật về dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt của các ngân hàng thương mại

2.1.4. Quy định về phòng ngừa, xử lý vi phạm pháp luật liên quan đến các hình thức

Với sự phát triển của khoa học công nghệ thì tội phạm công nghệ cao ngày càng tinh vi và có những biến tướng đáng lo ngại. Tình trạng tội phạm ăn cắp thông tin thẻ để làm thẻ giả diễn ra khá thường xuyên, tấn công thông qua việc khách hàng tiết lộ thông tin tên truy cập, mật khẩu đăng nhật của dịch vụ ngân hàng điện tử cũng như ví điện tử cho đối tượng lừa đảo. Các vấn đề rất thường xuyên xảy ra với dịch vụ giao dịch bằng thẻ điện tử tại các hệ thống giao dịch tự động như: thẻ không thể rút được tiền mặc dù đã trừ vào TKTT; giao dịch không thực hiện được do sự cố máy; không hoàn thẻ sau khi giao dịch; tắc nghẽn giao dịch, lộ tài khoản... là những bất cập rất cần được giải quyết gấp để tạo được sự tin cậy và an tâm cho cộng đồng khi thực hiện các giao dịch TTKDTM.

Điển hình nhất là về vấn đề tội phạm trong thanh toán thẻ: ở nước ta, thủ đoạn của loại tội phạm này ngày càng tinh vi. Cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin, tội phạm trong thanh toán thẻ xuất hiện ngày càng nhiều với những thủ đoạn như: làm giả thẻ, lừa đảo đánh cắp thông tin thông qua website, mạng xã hội, lắp camera bí mật tại các cây ATM, giả danh nhân viên ngân hàng... Mặc dù pháp luật hình sự hiện hành đã có quy định về loại tội này nên việc xử lý còn chưa tương xứng với mức độ nguy hiểm của hành vi gây ra. Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 số 01/VBHN-VPQH, các loại tội phạm thẻ được quy định trong Bộ

luật Hình sự chỉ có 2 điều luật là: Điều 290. Tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản và Điều 291. Tội thu thập, tàng trữ, trao đổi, mua bán, công khai hóa trái phép thông tin về tài khoản ngân hàng. Tuy nhiên, khung pháp lý xử lý tội phạm công nghệ cao ngày càng hoàn thiện. Cụ thể, so với Bộ luật hình sự 2009 chỉ có 3 điều luật điều chỉnh hành vi vi phạm trong lĩnh vực này thì theo quy định của Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 số 01/VBHN-VPQH đã có 9 điều luật điều chỉnh những hành vi vi phạm trong lĩnh vực tội phạm công nghệ cao.

Trước những thủ đoạn của tội phạm công nghệ cao, pháp luật cũng mới chỉ có vài biện pháp như sử dụng công cụ kỹ thuật để ngăn chặn các vụ truy cập trái phép, lây lan virus, lấy cắp dữ liệu. Xây dựng các phần mềm quản trị hệ thống, hoàn thiện hệ thống pháp lý cần thiết. Gần đây nhất, vào ngày 07/01/2021 NHNN đã ban hành chỉ thị số 02/CT-NHNN về việc tăng cường phòng, chống, ngăn ngừa vi phạm pháp luật trong hoạt động thẻ ngân hàng. Tuy nhiên, những biện pháp trên chỉ mang tính

“phòng là chính”. Trước sự phát triển vượt bậc của công nghệ thông tin và thủ đoạn của các đối tượng ngày càng tinh vi thì những chế tài đã đề cập trên đều đã không còn phù hợp bởi những hành vi phạm trong thanh toán thẻ tội như tại Điều 291 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 số 01/VBHN-VPQH quy định Thu thập, tàng trữ, trao đổi, mua bán, công khai hóa trái phép thông tin về tài khoản ngân hàng của người khác với số lượng 200 tài khoản trở lên thì mức phạt tiền cao nhất là 500 triệu đồng và mức ăn từ có thể lên tới 07 năm. Nhưng khi tội phạm thành công thì mức lợi đạt được lại lớn hơn nhiều so với mức phạt quy định. Do đó, cần có chế tài nghiêm khắc, triệt để hơn để có thể răn đe được tội phạm trong thanh toán thẻ.

Đối với hoạt động PCRT, tài trợ khủng bố gian lận, trốn thuế: Luật PCRT có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/1/2013. Ngoài ra khuôn khổ pháp lý về PCRT, tài trợ khủng bố ngày càng hoàn thiện qua thông qua việc ban hành các thông tư, nghị định điều chỉnh, đặc biệt là trong giai đoạn 2013-2014 và gần đây nhất là Nghị định 145/2016/NĐ-CP Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 108/2013/NĐ-CP

ngày 23/09/2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán. Và trong thời gian qua, xuất phát từ những rủi ro về rửa tiền, tài trợ khủng bố, gian lận, trốn thuế, NHNN tại Chỉ thị số 02/CT-NHNN ban hành ngày 13/04/2018 về các biện pháp tăng cường kiểm soát các giao dịch, hoạt động liên quan đến tiền ảo yêu cầu: “1. Các tổ chức tín dụng, tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán không được cung ứng dịch vụ thanh toán, thực hiện giao dịch thẻ, cấp tín dụng qua thẻ, hỗ trợ xử lý, thanh toán, chuyển tiền, bù trừ và quyết toán, chuyển đổi tiền tệ, thực hiện giao dịch thanh toán, chuyển tiền qua biên giới liên quan tới giao dịch tiền ảo cho khách hàng do có thể phát sinh những rủi ro về rửa tiền, tài trợ khủng bố, gian lận, trốn thuế”. Tuy nhiên đây chỉ là giải pháp tình thế, cơ quan quản lý cần có cơ chế, khuôn khổ pháp lý cụ thể.

Với lượng văn bản còn hạn chế và sau gần 10 năm thực hiện Luật PCRT việc xem xét sửa đổi các quy định về PCRT, tài trợ khủng bố gian lận, trốn thuế là cần thiết, khi tốc độ phát triển công nghệ thông tin mạnh mẽ, tội phạm trong lĩnh vực này ngày càng tinh vi, phức tạp.

Như vậy, có thể thấy các cơ quan có thẩm quyền rất quan tâm và chú trọng việc hoàn thiện khuôn khổ pháp lý cho hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt, việc rà soát, hoàn thiện các quy định pháp luật điều chỉnh hoạt động này để kịp thời loại bỏ các quy định lỗi thời, không còn phù hợp, đưa ra các quy định mới nhằm hướng dẫn, thúc đẩy các chủ thể thực hiện thanh toán không dùng tiền mặt đã đạt được nhiều kết quả tốt, đặc biệt là trong những năm gần đây. Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn những hạn chế nhất định cần hoàn thiện về hành lang pháp lý để thanh toán không dùng tiền mặt đạt được mục tiêu trở thành hình thức lưu thông tiền tệ phổ biến trong nền kinh tế.

Một phần của tài liệu Pháp luật về dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt của các ngân hàng thương mại và thực tiễn áp dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu (Trang 59 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)