CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ DỊCH VỤ THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
3.2. Giải pháp hoàn thiện pháp luật về dịch vụ dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt của các ngân hàng thương mại
3.2.1. Hoàn thiện quy định về chủ thể trong dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt
Thứ nhất, quy định về các lệnh thanh toán của khách hàng. Các chủ thể tham gia quan hệ TTKDTM luôn mong muốn làm tốt chức năng, nhiệm vụ của mình để đảm bảo cho quan hệ TTKDTM diễn ra được nhanh chóng, an toàn. Tuy nhiên, từ chính QĐPL đã làm cho các chủ thể khó có thể thực hiện vai trò của mình, mà đôi khi cũng chính từ những quy định đó các chủ thể cố tình áp dụng vì nó có lợi cho
mình làm cho TTKDTM không đi được đúng hướng phát triển của nó và ngày càng tạo tâm lý thích thanh toán bằng tiền mặt trong người dân tại Khoản 4 Điều 11 Nghị định số 101 pháp luật chỉ quy định người chủ tài được quyền yêu cầu tổ chức cung ứng DVTT có nghĩa vụ thực hiện kịp thời, đầy đủ lệnh thanh toán hợp lệ mà không quy định cụ thể các lệnh thanh toán đó là gì, đặc biệt là lệnh thanh toán liên quan tới việc sử dụng tiền mặt như: nộp, rút tiền mặt. Do đó cần có quy định cụ thể các trường hợp liên quan tới hạn mức DVTT bằng tiền mặt. Việc quy định cụ thể trong nghị định sẽ tạo điều kiện thuận lợi hơn cho sự phát triển của TTKDTM
Thứ hai, pháp luật cần quy định rõ hơn về đối tượng phải trả phí dịch vụ và mức phí trong thanh toán. Quy định chỉ ra việc trả phí thanh toán là nghĩa vụ của người sử dụng dịch vụ, mức phí thanh toán thì do tổ chức cung ứng DVTT quy định. Do đó, việc quy định mức phí trong thanh toán cần được xác định theo hướng quản lý mang tính nguyên tắc, NHNN không nên xác lập từng khâu, từng hệ thống thanh toán riêng biệt. Bởi lẽ, các hoạt động thanh toán hiện nay phải trải qua nhiều công đoạn, liên quan đến nhiều đối tác với tính sở hữu về thanh toán khác nhau.
Mặt khác, hiện nay môi trường thanh toán có rất nhiều đối tác tham gia cùng cạnh tranh với nhau, tính độc quyền về phí thanh toán không còn nữa. Do đó, ngân hàng và các TCTD không thể tùy tiện áp đặt cho khách hàng mức phí theo ý muốn chủ quan của mình được mà phải đưa ra mức phí hợp lý, hợp với mặt bằng phí chung cho việc thanh toán trên thị trường.
Thứ ba, trong trường hợp doanh nghiệp có công ty trực thuộc hoặc chi nhánh, pháp luật nên bổ sung trường hợp đăng ký mở tài khoản cho những đối tượng này một cách độc lập. Cho dù giữa các công ty trực thuộc hoặc chi nhánh có sự thỏa thuận về tài chính riêng với nhau thì những đối tượng này cũng chỉ cần có những quy định rõ ràng để ngân hàng có thể tạo điều kiện thuận lợi mở tài khoản và có thể tiến hành các giao dịch thông thường. Ngoài ra, ngân hàng cũng có thể huy động thêm một nguồn vốn đầy tiềm năng, mở rộng quy mô và phạm vi đối tượng phục vụ.
Thứ tư, việc mở rộng nghiệp vụ thấu chi, như đã đề cập ở Chương 2, khi các bên muốn tham gia TTKDTM thì phải đảm bảo có đủ số dư trên tài khoản. Tuy nhiên, pháp luật cũng quy định theo hướng mở đồng ý cho các bên thỏa thuận mức thấu chi nhất định. Bản thân nghiệp vụ này cũng mang tính rủi ro cao, khi mà tổ chức cung ứng DVTT cho khách hàng vay trước một số tiền mà không có bảo đảm, tuy nhiên, nếu pháp luật có những quy định hợp lý giảm thiểu rủi ro thì sẽ khuyến khích việc tăng cường tham gia quan hệ TTKDTM. Ở nước ta hiện nay, hầu như hoạt động này ít được các ngân hàng áp dụng, nếu áp dụng thì điều kiện đòi hỏi rất chặt chẽ. Do pháp luật quy định về hoạt động này cũng chỉ ở mức chung chung, mức thấu chị cũng không được quy định rõ ràng. Theo đó, Các QĐPL nên quy định việc cho phép mức thấu chi theo tỷ lệ phần trăm nhất định so với số tiền còn lại trong tài khoản. Có như vậy, việc thấu chi mới được thực hiện theo một quy chế nhất định và các tổ chức cung cấp dịch vụ sẽ mạnh dạn hơn trong việc thực hiện nghiệp vụ này. Theo đó, cũng khuyến khích các bên thanh toán với nhau bằng các hình thức TTKDTM.
Thứ năm, việc tạm khóa, việc phong tỏa tài khoản như một công cụ hữu hiệu của ngân hàng để đảm bảo quyền lợi các bên. Do vậy, nên khôi phục lại quyền tạm khóa và phong tỏa tài khoản trong trường hợp: “c) Khi tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán phát hiện có dấu hiệu gian lận, vi phạm pháp luật liên quan đến hoạt động thanh toán;”. Điểm c Khoản 2 Điều 12 Nghị định 101 (nhưng đã hủy bỏ tại Khoản 6 Điều 1 Nghị định 80).
Thứ sáu, quy định về chứng từ thanh toán. Chứng từ thanh toán hợp lệ là một trong số các điều kiện để tổ chức cung ứng DVTT thực hiện yêu cầu thanh toán của người sử dụng DVTT. Do đó, chứng từ thanh toán là một tài liệu, căn cứ quan trọng để các chủ thể tiến hành thanh toán. Hiện nay, quy định về chứng từ thanh toán được quy định trong thông tư 46. Ngoài ra, chưa có một văn bản cụ thể nào quy định cụ thể về chứng từ thanh toán. Với vai trò và tầm quan trọng của chứng từ thanh toán trong TTKDTM đặt ra yêu cầu phải có văn bản hướng dẫn cụ thể về việc lập, kiểm soát, bảo quản, luân chuyển chứng từ thanh toán.