Giải pháp nâng cao khả năng thực thi pháp luật về dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt của các ngân hàng thương mại

Một phần của tài liệu Pháp luật về dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt của các ngân hàng thương mại và thực tiễn áp dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu (Trang 85 - 89)

CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ DỊCH VỤ THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

3.3. Giải pháp nâng cao khả năng thực thi pháp luật về dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt của các ngân hàng thương mại

Nâng cao khả năng thực thi pháp luật về dịch vụ TTKDTM là những hoạt động nhằm làm cho pháp luật về hoạt động dịch vụ TTKDTM được thực hiện trong đời sống xã hội nhằm tạo ra sự chuyển biến mạnh mẽ trong dịch vụ TTKDTM.

*Giải pháp về phía các cơ quan chức năng:

Thứ nhất, là tăng cường công tác giám sát, kiểm tra việc tuân thủ pháp luật thanh toán bằng tiền mặt: Công tác kiểm tra giám sát việc tuân thủ các QĐPL về thanh toán tiền mặt đối với các tổ chức hưởng lương Ngân sách Nhà nước đã có Kho bạc Nhà nước quản lý, nhưng nó là một việc khó khăn, phức tạp đặc biệt là với các doanh nghiệp, việc các NHTM đứng gia làm công tác giám sát kiểm tra thực sự không hề đơn giản bởi các NHTM cũng là một doanh nghiệp. Vì vậy, công tác giám sát, kiểm tra việc tuân thủ các QĐPL nên giao cho các cơ quan thanh tra, chẳng hạn như cơ quan thanh tra thuế hoặc cơ quan thanh tra từ cấp huyện trở lên.

Thứ hai, cùng với việc xây dựng và hoàn thiện các quy định về dịch vụ TTKDTM thì việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về hoạt động dịch vụ TTKDTM cần được chú trọng. Việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về các phương tiện TTKDTM giúp cho người dân hiểu rõ hơn các QĐPL về TTKDTM và tạo niềm tin cho người dân về hoạt động TTKDTM qua TGTT. Qua đó, khuyến khích việc sử dụng các phương tiện TTKDTM trong đời sống dân cư. Để thực hiện việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật chúng ta cần chú trọng tới các nội dung sau: Tuyên truyền, phổ biến pháp luật về hoạt động TTKDTM trên các phương tiện thông tin đại chúng; Tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân về lợi ích của hoạt động TTKDTM.

Thứ ba, tổ chức các cuộc hội thảo nhằm thực hiện những QĐPL về hoạt động TTKDTM phù hợp với thực tiễn hoạt động TTKDTM ở nước ta, đồng thời để tìm ra

những giải pháp phát triển DVTT cho các cá nhân, tổ chức có nhu cầu. Mở rộng hơn nữa đối tượng sử dụng dịch vụ TTKDTM.

* Về phía các NHTM nói chung và NHTMCP Á Châu:

Cuối cùng, để giải quyết thực trạng hoạt động TTKDTM ở nước ta hiện nay không chỉ cần yêu cầu hoàn thiện hệ thống pháp luật về hoạt động TTKDTM mà trong hoạt động các ngân hàng cũng cần có những biện pháp cụ thể để khuyến khích hoạt động TTKDTM. Ngân hàng cần có những giải pháp mạnh để thức đẩy sự phát triển dịch vụ TTKDTM tại chính ngân hàng mình, cụ thể, tại Ngân hàng ACB, tác giả đề xuất một số giải pháp sau:

- Một là, hoàn thiện các dịch vụ TTKDTM đã có và phát triển thêm các dịch vụ mới. Cải tiến quy trình cung ứng dịch vụ theo hướng nhanh gọn, thuận tiện, mang lại an toàn và sự tiện ích cho khách hàng. Cụ thể, ACB nên rút ngắn thời gian giao dịch, đơn giản hóa các thủ tục, giấy tờ không cần thiết và nâng cao trình độ nghiệp vụ, kỹ năng khai thác, xử lý nghiệp vụ của nhân viên thông qua các chương trình cụ thể như: Ngày hội thanh toán thẻ, ngày hội thanh toán séc, kiểm tra định kỳ trình độ nhân viên 1 tháng 1 lần, bổ sung thêm các tiện ích, các voucher khuyến khích TTKDTM, liên kết với các ví điện tử đang phổ biến như ZaloPay, ViettelPay, Moca… Việc phát triển các dịch vụ TTKDTM mới như ngân hàng số, ngân hàng điện tử, ví điện tử đòi hỏi phòng phát triển sản phẩm của ACB cần đi sâu, đi sát tìm hiểu thị trường, nhất là phân khúc thị trường trọng điểm của Ngân hàng.

- Hai là, đa dạng hóa phân khúc khách hàng. Bên cạnh mạng lưới kênh phân khúc khách hàng truyền thống tại khu vực thành thị ACB cần có các giải pháp mở rộng phân khúc khách hàng tại khu vực nông thôn… thông qua các chương trình tài trợ, hỗ trợ bà con vùng nông thôn, hay các buổi tuyên truyền, hướng dẫn trực tiếp bà con tiếp cận với công nghệ mới.

- Ba là, đầu tư phát triển công nghệ thông tin. Việc phát triển ngân hàng điện tử, ngân hàng số tại ACB có ý nghĩa hết sức quan trọng. Việc học hỏi kinh nghiệm, thúc đẩy hợp tác với các ngân hàng trong nước và thế giới nhằm nắm bắt xu hướng

công nghệ, làm chủ công nghệ thông tin nhanh chóng trước bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0. Trong đó, việc ứng dụng và phát triển các công nghệ mới đòi hỏi ACB cần có đội ngũ chuyên viên công nghệ thông tin có khả năng, trình độ để ngăn ngừa và xử lý các vấn đề xảy ra trước các vụ tấn công trên mạng, đặc biệt là về thanh toán thẻ, cũng như hạn chế tối đa rủi ro về bảo mật thông tin, đảm bảo quyền lợi cho cả ngân hàng và khách hàng.

- Bốn là, hạn chế tối đa các rủi ro pháp lý: Xây dựng đội ngũ nhân viên pháp chế với trình độ nghiệp vụ cao, cập nhập kịp thời cách QĐPL để tiếp tục hoàn thiện và đưa ra các văn bản nội bộ quy định về TTKDTM, ACB bổ sung ban hành các quy định về cung ứng séc, ủy nhiệm chi, ủy nhiệm thu… một cách kịp thời.

TÓM TẮT CHƯƠNG 3

Các giải pháp và định hướng hoàn thiện pháp luật của tác giả bao gồm những nội dung chính:

Một là, đẩy mạnh và triển khai triệt để theo đúng đề án của Chính phủ về TTKDTM tại Việt Nam theo Chỉ thị số 22/CT-TTg ban hành ngày 26 tháng 5 năm 2020 về Việc đẩy mạnh triển khai các giải pháp phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam.

Hai là, rà soát, bổ sung, ban hành, hoàn chỉnh khuôn khổ pháp lý và cơ chế chính sách cho sự phát triển thanh toán không dùng tiền mặt như: Khung pháp lý rõ ràng, minh bạch, hệ thống ngân hàng cần cung cấp nhiều dịch vụ hơn, đối với sử dụng thẻ thanh toán; hoàn thiện cơ chế chính sách đảm bảo an toàn, bảo mật trong hoạt động thanh toán cũng như bảo đảm quyền lợi của người tiêu dùng thông qua các quy định về phòng ngừa, xử lý vi phạm trong hoạt động thanh toán.

Ba là, nâng cao khả năng thực thi pháp luật thông qua giải pháp cốt lõi là đẩy mạnh kiểm tra, tuyên truyền, nâng cao ý thức người dân về các lợi ích của dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt, từ đó tạo thói quen thanh toán không dùng tiền mặt trong cộng đồng.

Bốn là, đưa ra những giải pháp khắc phục những hạn chế trong quá trình áp dụng các quy định pháp luật vào dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu.

Một phần của tài liệu Pháp luật về dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt của các ngân hàng thương mại và thực tiễn áp dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu (Trang 85 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)