CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ DỊCH VỤ THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
3.2. Giải pháp hoàn thiện pháp luật về dịch vụ dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt của các ngân hàng thương mại
3.2.2. Hoàn thiện quy định về hình thức thanh toán không dùng tiền mặt
Đối với hình thức TTKDTM này pháp luật cần quy định cụ vấn đề sau:
Thứ nhất, cần chỉ rõ mối quan hệ cũng như quyền, nghĩa vụ của chủ thẻ chính và phụ một cách rõ ràng, cụ thể. Việc xác định mối quan hệ cũng như quyền và nghĩa vụ của mỗi chủ thể là cần thiết vị để các bên có thể thực hiện việc thanh toán một cách chủ động cũng như việc phải thực hiện những nghĩa vụ đối với ngân hàng một cách đúng đắn, tránh việc đùn đẩy trách nhiệm khi có tranh chấp xảy ra.
Thứ hai, xây dựng chính sách bảo hiểm và dự phòng rủi ro đối với thẻ ngân hàng: thực trạng rủi ro kinh doanh thẻ cho thấy bên cạnh các giải pháp hạn chế rủi ro thì vấn đề cũng cần được đặt ra đó là vấn đề bảo hiểm và dự phòng rủi ro đối với khoản tiền gửi trên TKTT. Trên thế giới, các ngân hàng cung cấp DVTT này đều phải xử lý các trường hợp mất tiền trên tài khoản của khách hàng theo nguyên tắc
“khách hàng luôn luôn đúng”. Có nghĩa là nếu không chứng minh được khách hàng có gian lận thì mọi rủi ro sẽ phải do ngân hàng phải gánh chịu. Thực tế đòi hỏi các ngân hàng phải có quỹ bảo đảm rủi ro, là một phần chi phí cho việc cung cấp dịch vụ. Cơ chế trích lập quỹ dự phòng rủi ro đối với loại hình dịch vụ này có thể thực hiện tương tự như trích lập quỹ dự phòng rủi ro tín dụng.
Bên cạnh đó, vấn đề bảo hiểm cũng được đặt ra nhằm san sẻ rủi ro cho các.
Pháp luật cần bắt buộc các ngân hàng cung cấp các DVTT thẻ phải mua bảo hiểm cho các chủ thẻ là khách hàng của mình. Việc mua bảo hiểm trong trường hợp này cũng tương tự như mua bảo hiểm tiền gửi.
b) Thanh toán bằng séc
Trong quá trình xảy dựng một luật cụ thể về séc các vấn đề thực sự cần quan tâm đó là:
Thứ nhất, về mẫu séc và kích thước từ séc: nên thiết kế đơn giản hơn, làm sao để người dân có trình độ văn hóa hạn chế vẫn sử dụng được nhằm đưa séc nhanh chóng đi vào cuộc sống. Với những nội dung mà hiện nay các QĐPL yêu cầu phải
có trên tờ séc so với kích thước quy định của tờ séc nước ta thì kích thước như vậy là quá nhỏ để có thể ghi đầy đủ nội dung trên tờ séc. Hơn thế nữa, một số nội dung trên tờ séc còn trùng lặp, không cần thiết phải có. Như vậy, QĐPL có thể thực hiện theo hướng tăng kích thước của tờ séc lớn hơn hiện nay, miễn sao phản ánh đầy đủ nội dung trên tờ séc cho phù hợp với thông lệ quốc tế. Theo chúng tôi, nên thực hiện theo hướng giảm nội dung ghi trên tờ séc, bởi lẽ, làm như vậy sẽ đơn giản hơn cho việc phát hành và sử dụng séc, séc với đặc trưng của nó vẫn được bảo đảm và cũng dễ dàng đi vào cuộc sống.
Thứ hai, về việc ký phát séc. Theo QĐPL muốn chỉ định số tiền ghi trên séc thanh toán bằng chuyển khoản thì người ký phát và người thụ hưởng ghi hoặc đóng dấu trên séc cụm từ “trả vào tài khoản”. Tuy nhiên, pháp luật cũng quy định bên bị ký phát có thể trả bằng tiền mặt cho người thụ hưởng. Như vậy, quy định này là không hợp lý khi mà Nhà nước ta đang khuyến khích TTKDTM. Quy định này nên được thay thế bằng việc bắt buộc bên bị ký phát thanh toán bằng chuyển khoản cho người thụ hưởng.
Thứ ba, thúc đẩy sự phát triển của hình thức thanh toán séc: Thông qua việc nghiên cứu, hoàn thiện các chế tài xử phạt đối với các hành vi giả mạo, gian lận, lừa đảo, chiếm đoạt… séc. Đồng thời đưa ra những quy định khuyến khích hoạt động thanh toán séc trong cộng đồng.
c) Ủy nhiệm thu và ủy nhiệm chi
Ủy nhiệm thu: Việc thúc đẩy DVTT này, các NHTM cần phối hợp với người cung cấp người thu tiền, người trả tiền nghiên cứu xây dựng thỏa thuận sử dụng phương tiện thanh toán ủy nhiệm thu. Vấn đề cơ bản là giải pháp đưa lại lợi ích cho khách hàng bằng việc cải tiến quá trình thanh toán thuận tiện, nhanh chóng thông qua cơ sở công nghệ thông tin hiện đại.
Ủy nhiệm chi: hiện nay một số NHTM đã cho phép chuyển khoản qua internet.
Do đó, đối với hình thức thanh toán này phải cải tiến nội dung và mẫu lệnh chi phù hợp với việc thực hiện thanh toán chuyển khoản qua internet. Cụ thể, các tổ chức
cung ứng DVTT cần làm đơn giản các yếu tố của lệnh chỉ, chỉ cần chú trọng các yếu tố: số tài khoản của người trả tiền, số tài khoản của người thụ hưởng, số tiền và chữ ký người trả.
Hoàn thiện cơ chế thấu chi cho khách hàng trên cơ sở thỏa thuận giữa ngân hàng với khách hàng góp phần cho quá trình thanh toán thông suốt với nguyên tắc an toàn. Hay áp dụng ủy nhiệm chi phạt chậm trả trong thanh toán tiền sản phẩm dịch vụ với mục đích chính là đảm bảo quyền lợi cho người bản, hạn chế tình trạng nợ nần dây dưa, chiếm dụng vốn lẫn nhau trong nền kinh tế.
d) Thanh toán bằng thư tín dụng
Xây dựng thêm các QĐPL cụ thể về DVTT bằng thư tín dụng, xây dựng một văn bản quy định rõ ràng về thư tín dụng. Cùng với đó là việc dự đoán trước được những tranh chấp có thể xảy ra trong quá trình thực hiện thanh toán để đưa vào các QĐPL nhằm điều chỉnh toàn diện mọi hoạt động trong lĩnh vực thanh toán bằng thư tín dụng. Xây dựng các QĐPL về hình thức thanh toán này góp phần mở rộng việc sử dụng hình thức thanh toán đang phổ biến trên thế giới vào phục vụ hoạt động thương mại trong nước…
e) Các hình thức thanh toán khác
Hoàn thiện khung pháp lý đối với các DV TTKDTM khác (như Ngân hàng điện tử, Ngân hàng số, ví điện tử) hay các công nghệ mới như điện toán đám mây, chuỗi khối, xác thực khách hàng e-KYC…; hoàn thiện, đưa ra các quy định cụ thể về quy trình nhận dạng khách hàng thông qua TGTT điện tử e-KYC để đảm bảo yêu cầu nghiêm ngặt về nội dung bảo mật và giao tiếp với khách hàng và đảm bảo an toàn cho các giao dịch thanh toán của hệ thống; Thống nhất khuôn khổ pháp lý về tiền điện tử, ví điện tử qua đó tách bạch, tránh nhầm lẫn với tiền ảo như Bitcoin, Ethereum, Litecoin, RIPPLE... (chưa được pháp luật thừa nhận). Việc xây dựng hệ thống các QĐPL hoàn chỉnh, đầy đủ và rõ ràng là cần thiết mà trước mắt, trong ngắn hạn là khung pháp lý thử nghiệm nhằm phát triển ngân hàng số.