Quy định về các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt do ngân hàng thương mại cung cấp

Một phần của tài liệu Pháp luật về dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt của các ngân hàng thương mại và thực tiễn áp dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu (Trang 48 - 58)

CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ DỊCH VỤ THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT VÀ PHÁP LUẬT VỀ THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

2.1. Thực trạng pháp luật về dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt của các ngân hàng thương mại

2.1.2. Quy định về các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt do ngân hàng thương mại cung cấp

2.1.2.1. Thanh toán bằng thẻ ngân hàng

Hành lang pháp lý để kích thích việc thanh toán bằng thẻ cũng không ngừng được hoàn thiện. Điều này biểu hiện cụ thể ở một số điểm sau:

- Thứ nhất, về hệ thống các văn bản bao gồm: Nghị định 101; Thông tư 47/2014/TT-NHNN ban hành ngày 31/12/2014 “Quy định các yêu cầu kỹ thuật về an toàn bảo mật đối với trang thiết bị phục vụ thanh toán thẻ ngân hàng”; Nghị định 80/2016/NĐ-CP ban hành ngày 01/07/2016 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 101; Thông tư 19/2016/TT-NHNN ban hành ngày 30/06/2016 Quy định về hoạt động thẻ ngân hàng; Thông tư 26/2017/TT-NHNN ban hành ngày 29/12/2017 Sửa đổi, bổ sung một số điều Thông tư số 19/2016/TT-NHNN; Thông tư 26/2019/TT-NHNN ban hành ngày 23/12/2019 sửa đổi, bổ sung một số điều Quy chế cấp, sử dụng và quản lý mã tổ chức phát hành thẻ ngân hàng; Thông tư số 28/2019/TT-NHNN ban hành ngày 25/12/2019 sửa đổi, bổ sung một số điều Thông tư 19/2016/TT-NHNN; Thông tư 20/2020/TT-NHNN ban hành ngày 31/12/2020 Sửa đổi, bổ sung một số điều Thông tư số 47/2014/TT-NHNN; Thông tư số 22/2020/TT-NHNN ban hành ngày 31/12/2020 sửa đổi, bổ sung một số điều Thông tư số 19/2016/TT-NHNN.

QĐPL về thanh toán thẻ mới nhất hiện nay là văn bản hợp nhất số 03/VBHN- NHNN. Hệ thống văn bản này đã tạo nên một hành lang pháp lý tương đối đầy đủ làm tiền đề để các NHTM phát triển dịch vụ thanh toán này. Nhìn vào hệ thống các văn bản kể trên, ta thấy được sự thích ứng hơn trong việc thay đổi, ban các văn bản trong lĩnh vực thanh toán thẻ. Thẻ ngân hàng liên tục được điều chỉnh bởi các thông tư sửa đổi, bổ sung thông tư 19/2016/TT-NHNN và thông tư 47/2014/TT-NHNN

qua các năm, và đặc biệt là sự xuất hiện của văn bản hợp nhất số 03/VBHN-NHNN tạo tiền đề ổn định về khung pháp lý cho sự phát triển của thanh toán bằng thẻ. Tuy nhiên, để các NHTM thực hiện phát triển các hoạt động thanh toán này một cách tối ưu thì môi trường pháp lý về hoạt động ngân hàng phải thực sự phù hợp với tình hình thực tế trong bối cảnh hội nhập. Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ nói chung và dịch vụ thẻ ngân hàng nói riêng đòi hỏi phải áp dụng công nghệ mới và quy trình nghiệp vụ hiện đại, nhanh chóng. Với tốc độ phát triển dịch vụ như hiện nay, nếu các quy định pháp lý đã có những bất cập và không bao hàm hết các mặt nghiệp vụ sẽ gây khó khăn cho các NHTM khi triển khai dịch vụ mới. Đặc điểm của dịch vụ ứng dụng công nghệ hiện đại luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro, do vậy, các quy định về pháp lý đối với hoạt động thanh toán thẻ cũng cần được cập nhật, tạo cơ sở cho việc kiểm soát rủi ro một cách tốt nhất, bảo đảm an toàn tài sản cho người dân, cũng như đảm bảo sự thông suốt và hiệu quả của hoạt động thanh toán.

- Thứ hai, quy định về chủ thẻ. Tại khoản 11 Điều 3 của Văn bản hợp nhất số 03/VBHN-NHNN: “11. Chủ thẻ là cá nhân hoặc tổ chức được tổ chức phát hành thẻ cung cấp thẻ để sử dụng, bao gồm chủ thẻ chính và chủ thẻ phụ.”. Là một bên tham gia trong quan hệ thanh toán này, chủ thẻ có vai trò quan trọng, góp phần ảnh hưởng tích cực đến hình thức thanh toán bằng thẻ ngân hàng. Số lượng chủ thẻ nhiều, quyền lợi của chủ thể được bảo đảm là hoạt động thanh toán bằng thẻ ngân hàng coi như đã đi vào cuộc sống.

Thứ ba, quy định về trích lập và sử dụng quỹ dự phòng được đề cập tại Điều 6, văn bản hợp nhất số 03/VBHN-NHNN ban hành ngày 17/01/2020:

1. Tổ chức phát hành thẻ thực hiện việc trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong kinh doanh thẻ theo quy định hiện hành của Ngân hàng Nhà nước về trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng.

2. Đối với các loại rủi ro khác trong kinh doanh thẻ, tổ chức phát hành thẻ và tổ chức thanh toán thẻ xử lý tổn thất về tài sản phát sinh theo quy định về chế độ tài chính đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.”

Cũng như vấn đề bảo hiểm đối các rủi ro tín dụng trong thanh toán thẻ chỉ quy định chung chung, cho phép thực hiện nhưng chưa có hướng dẫn cụ thể. Từ đó rất khó quy định các trách nhiệm của ngân hàng về bảo đảm an toàn trong việc trích lập quỹ dự phòng, bảo hiểm. Trong khi đó hoạt động thanh toán thẻ là hoạt động mang nhiều rủi ro. Vì vậy, việc quy định rõ ràng là hết sức cần thiết nhằm hạn chế và san bớt rủi ro cho ngân hàng khi sự cố xảy ra. Vậy vấn đề trích lập quỹ dự phòng nên được quy định cụ thể hạn mức tối thiểu, vấn đề bảo hiểm nên được quy định mức bảo hiểm bắt buộc. Việc quy định này sẽ giúp giảm bớt rủi ro trong hoạt động thể cũng như làm bảo khả năng chi trả của ngân hàng, đảm bảo quyền lợi của người sử dụng hè.

Thị trường thẻ đang phát triển ngày một mạnh mẽ, các ngân hàng đua nhau phát triển, nâng cao dịch vụ, sản phẩm thẻ về cả số lượng và chất lượng. Tuy nhiên, một hệ quả không thể tránh khỏi đó là việc áp dụng thiếu, nhầm hoặc không triệt để các QĐPL, gây thiệt hại cho cả khách hàng lẫn ngân hàng đồng thời khó khăn cho nhà quản lý. Phải chăng nên có một văn bản pháp lý có hiệu lực cao hơn tập hợp các quy định về các nội dung trong thanh toán thẻ, đáp ứng được nhu cầu của thị trường thẻ hiện nay, tạo điều kiện cho cơ quan có thẩm quyền quản lý hoạt động này một cách dễ dàng hơn.

2.1.2.2. Thanh toán bằng séc

Tuy rằng hành lang pháp lý về thanh toán bằng séc thời gian gần đây đã có những bước tiến triển tốt nhưng vẫn còn nhiều lỗ hổng và chưa chặt chẽ. Cụ thể:

Thứ nhất, về hệ thống các văn bản: Để tạo lập hành lang pháp lý cho sự phát phát triển của thanh toán bằng, ngày 05/09/1996 Chính phủ đã ban hành Nghị định 30/CP về quy chế phát hành và sử dụng séc ban hành vào ngày 27/12/1996. Trên thực tế, sau 7 năm thực hiện Nghị định 30/CP và Thông tư 07/TT/NH1 thì thanh toán bằng séc phần nào đã phát huy được vai trò mang tính truyền thống của nó trong các phương tiện dịch vụ TTKDTM. Đặc biệt, tính gần gũi của các văn bản này với thông lệ quốc tế ngày càng được thể hiện rõ ràng, cụ thể, tương đồng hơn.

Tuy vậy, cơ chế đó cũng bộc lộ những bất cập, làm cho hiệu quả sử dụng séc chưa phát huy hết sức mạnh vốn có của thanh toán bằng séc. Hạn chế đó tưởng như được khắc phục trong Nghị định 159/2003/NĐ-CP và thông tư 05/2004/TT-NHNN về cung ứng và sử dụng séc. Nhưng trên thực tế thực hiện nó đã bộc lộ những bất cập và thiếu sót nhất định. Và gần đây nhất, trong Luật Công cụ chuyển nhượng 2005 và Thông tư số 22/2015/TT-NHNN ngày 20/11/2015 quy định hoạt động cung ứng và sử dụng séc nhưng số lượng người sử dụng séc vẫn rất hạn chế và mặc dù NHNN đã lập được các trung tâm bù trừ séc bởi lẽ do chưa một QĐPL nào bắt buộc nào về hạn mức thanh toán bằng séc. Bên cạnh đó, chủ yếu thói quen thanh toán bằng séc của người dân trong đời sống hàng ngày chưa có. Hơn nữa, Luật các công cụ chuyển nhượng 2005 vẫn chưa có một văn bản chính thức nào hướng dẫn thi hành. Có thể thấy Luật Các công cụ chuyển nhượng 2005 đã có hiệu lực gần 15 năm nay nhưng không được hướng dẫn một cách toàn diện, đầy đủ khiến cho nó chưa đi vào cuộc sống.

Thứ hai, về nội dung phản ảnh trên tờ séc: Khi thiết kế mẫu séc và các nội dung của nó, các nhà hoạch định cơ chế thanh toán séc rất quan tâm đến kinh nghiệm của thế giới trong lĩnh vực này. Thông thường, trên thế giới, việc thiết kế mẫu séc nhỏ gọn về kích thước, đơn giản về nội dung ghi trên tờ séc là những tiêu chí được chú trọng. Tuy nhiên, theo quy định tại Khoản 1 Điều 58 Luật Các công cụ chuyển nhượng 2005 thì các quy định về nội dung ghi trên tờ séc thường khá nhiều và phức tạp:

“1. Mặt trước séc có các nội dung sau đây:

a) Từ "Séc" được in phía trên séc;

b) Số tiền xác định;

c) Tên của ngân hàng hoặc tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán là người bị ký phát;

d) Tên đối với tổ chức hoặc họ, tên đối với cá nhân của người thụ hưởng được người ký phát chỉ định hoặc yêu cầu thanh toán séc theo lệnh của người thụ hưởng hoặc yêu cầu thanh toán séc cho người cầm giữ;

đ) Địa điểm thanh toán;

e) Ngày ký phát;

g) Tên đối với tổ chức hoặc họ, tên đối với cá nhân và chữ ký của người ký phát.

2. Séc thiếu một trong các nội dung quy định tại khoản 1 Điều này thì không có giá trị, trừ trường hợp địa điểm thanh toán không ghi trên séc thì séc được thanh toán tại địa điểm kinh doanh của người bị ký phát.”

Và theo Khoản 2 Điều 58 thì séc thiếu một trong các nội dung luật định thì sẽ không có giá trị. Có thể thấy, nội dung phải in trên tờ séc của nước ta là bắt buộc.

Việc các cá nhân, tổ chức có sử dụng séc một cách phổ biến hay không đòi hỏi các nhà làm luật phải căn cứ vào tình hình thực tế, nhu cầu từ thực tiễn để quy định nội dung séc làm sao vừa đầy đủ nội dung cần thiết vừa đảm bảo việc thanh toán séc thuận tiện nhanh chóng.

Thứ ba, về việc ký phát séc. Theo QĐPL để chi định số tiền trên tờ séc không được thanh toán tiền mặt mà phải thanh toán bằng chuyển khoản vào tài khoản của người thụ hưởng séc, người chuyển nhượng (hoặc người ký phát) ghi hoặc đóng dấu thêm cụm từ “trả vào tài khoản” ở mặt trước của tờ séc ngay dưới chữ “séc”. Cụm từ này có hiệu lực với bất kỳ người nào sử dụng séc. Trong trường hợp này, theo Khoản 1 Điều 62 Luật Các công cụ chuyển nhượng 2005, người bị ký phát chỉ được chuyển số tiền ghi trên séc đó vào tài khoản của người thụ hưởng mà không được phép trả bằng tiền mặt, kể cả trường hợp cụm từ “trả vào tài khoản” bị gạch bỏ. Quy định này dường như đã làm tăng tính hiệu quả cho dịch vụ TTKDTM, có vẻ như nó bắt buộc các bên thanh toán với nhau bằng cách chuyển khoản, hạn chế sử dụng tiền mặt. Nhưng tại khoản 2 Điều 61 Luật các công cụ chuyển nhượng 2005 lại quy định cụm từ “trả vào tài khoản” không được ghi trên séc thì người ký phát thanh toán séc bằng tiền mặt cho người thụ hưởng”. Trong cùng một điều luật, nhà làm luật lại quy

định hai khả năng có vẻ không mang tính thống nhất, thiếu chặt chẽ. Nếu như ở khoản 1 Điều 61 nhà làm luật bắt buộc các bên thanh toán séc bằng cách trích tiền từ tài khoản (mặc dù cụm từ “trả vào tài khoản bị gạch bỏ). Thì ngay ở khoản 2 lại quy định như vậy. Có thể ở đây các nhà làm luật muốn cho các bên có thể linh động trong việc thanh toán. Nhưng phải chăng nó đã đi ngược lại với định hướng và nỗ lực mà TTKDTM đặt ra.

Thứ tư, về séc thanh toán, chưa có chế tài nghiêm khắc đối với người ký phát séc khi vi phạm như: vượt qua số dư tài khoản tiền gửi thanh toán hoặc vượt quá mức thấu chỉ đã thỏa thuận, thậm chí một số đối tượng ký phát, các tổ chức cung ứng DVTT còn rất dè dặt trong việc cung ứng séc cho những tổ chức được cung ứng séc, bởi những bài học từ việc sử dụng hóa đơn thuế giá trị gia tăng cho thấy nhiều doanh nghiệp lợi dụng ký phát séc để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản của người thụ hưởng. Do đó, chưa tạo được sự tin tưởng của người thụ hưởng séc đối với người ký phát séc; việc giải quyết hậu quả thông qua thủ tục truy đổi séc là vô cùng khó khăn. Chính những lỗ hổng mà pháp luật tạo ra đã làm cho thanh toán bằng séc có nhiều hạn chế.

2.1.2.3. Thanh toán bằng ủy nhiệm thu

Phương tiện thanh toán này hiện nay được điều chỉnh bởi Nghị định số 101 và Thông tư số 46. Theo quy định, thanh toán bằng ủy nhiệm thu là hình thức ủy nhiệm thanh toán theo đó đơn vị bán hàng yêu cầu tổ chức tổ chức cung ứng DVTT thu hộ số tiền về hàng hóa đã chuyển giao, dịch vụ đã cung ứng cho người khác.

Đây là hình thức phù hợp với việc thanh toán các khoản có thể tính chính xác được giá trị của nó như: tiền thuê nhà, cước phí bưu điện, tiền điện, tiền nước... nhưng hiện nay ở nước ta những khoản thu này đều đang được chi trả bằng tiền mặt do đó mà hình thức thanh toán bằng ủy nhiệm thu không được sử dụng phổ biến.

Hơn nữa, Theo các quy định tại Điều 9, Thông tư 46, ủy nhiệm thu còn “trải qua một giai đoạn thanh toán phức tạp, với những yêu cầu, đòi hỏi rườm rà mang tính thủ tục hành chính, chưa đảm bảo yếu tố nhanh, gọn. Có thể mô tả đơn giản

quá trình đó như sau: để thực hiện thanh toán bằng ủy nhiệm thu hai bên mua bán phải thống nhất thỏa thuận và ghi trong hợp đồng thương mại và thông báo cho ngân hàng phục vụ người thụ hưởng bằng văn bản để làm cơ sở thực hiện các ủy nhiệm thu. Khi đã hoàn tất các việc giao hàng hay cung ứng dịch vụ, bên thụ hưởng lập giấy ủy nhiệm thu kèm theo hóa đơn, người thụ hưởng yêu cầu thu hộ tiền bằng cách chuyển đơn nộp cho ngân hàng phục vụ mình hoặc chuyển đến trực tiếp cho ngân hàng phục vụ người trả tiền. Trong vòng một ngày làm việc, ngân hàng phục vụ người trả tiền trích tài khoản của người trả tiền ngay cho bên thụ hưởng để hoàn tất việc thanh toán khi nhận được giấy ủy nhiệm thu. Quá trình thanh toán này làm cho người mua khó kiểm soát quá trình đòi tiền của người bán. Dường như người mua có lợi trong việc thực hiện thanh toán theo hình thức này. Vì người bán đã cung cấp hàng hóa, dịch vụ cho người mua, nếu người mua muốn lật lọng khi mà hàng hóa đã nhận được và cũng đã sử dụng dịch vụ thì sẽ gây thiệt hại cho người mua. Mà pháp luật lại chưa có những hướng giải quyết khi người mua và người bán xảy ra tranh chấp trong quá trình thanh toán bằng ủy nhiệm thu. Điều này khiến cho các bên không yên tâm khi thanh toán bằng hình thức này.

2.1.2.4. Thanh toán bằng ủy nhiệm chi

Việc cung ứng phương tiện thanh toán bằng ủy nhiệm chi được điều chỉnh bởi Nghị định số 101 và Thông tư số 46. Đây là hình thức ủy nhiệm thanh toán theo đó chủ tài khoản yêu cầu tổ chức cung ứng DVTT trích tài khoản tiền gửi thanh toán của mình để trả cho người thụ hưởng. Việc thanh toán bằng hình thức này phổ biến hơn thanh toán bằng ủy nhiệm thu, việc tiến hành cũng đơn giản hơn, tuy vậy nó cũng đòi hỏi có một hệ thống thanh toán hiện đại cùng nghiệp vụ ngân hàng linh hoạt. Hoạt động này trên thực tế ở nước ta dù đã được áp dụng nhiều song tính hiện đại của nghiệp vụ này còn hạn chế. Quá trình thanh toán vẫn còn chấm chưa kết nối được mạng thanh toán giữa NHTM với khách hàng để thực hiện hoạt động này. Các NHTM chưa thực hiện thấu chi với khách hàng để mở rộng thanh toán, quyền lợi người bán chưa được đảm bảo khi người mua thanh toán chậm.

2.1.2.5. Thanh toán bằng thư tín dụng

Tại Khoản 1 Điều 14 của Nghị định số 101 quy định thanh toán bằng thư tín dụng là một hình thức thanh toán được sử dụng trong quá trình cung ứng DVTT trong nước và DVTT quốc tế. Trong thực tế, thanh toán bằng thư tín dụng là hình thức thanh toán mà các bên tiến hành xuất nhập khẩu hàng hóa ưu tiên lựa chọn.

Theo QĐPL hiện hành, không có một định nghĩa rõ rệt và chính xác cho thư tín dụng. Tuy nhiên, với vai trò và mục đích của thư tín dụng đã được đề cập đến trong Điều 14 của Nghị định số 101. Như vậy, về phạm vi, thư tín dụng được dùng để thanh toán giữa người mua và người bán cả trong quan hệ thương mại trong nước và nước ngoài. Tuy nhiên, trong các quan hệ thương mại trong nước, thanh toán bằng thư tín dụng hầu như không được ưa chuộng, mặc dù hình thức thanh toán này đã bộc lộ nhiều ưu điểm trong quan hệ thanh toán. Sở dĩ có điều ấy cũng một phần vì các quy định về thanh toán bằng thư tín dụng còn tồn tại những bất cập.

Hiện nay chỉ có Nghị định số 101 và Thông tư 46 là có đề cập và điều chỉnh DVTT này, ngoài ra ở nước ta không còn bất kỳ một văn bản có hiệu lực điều chỉnh cụ thể về hoạt động thanh toán bằng thư tín dụng, cùng với nó là sự phải thừa nhận những quy định chung của “Các quy tắc và thực hành thống nhất tín dụng chứng từ”

(UCP600) của phòng thương mại quốc tế để bù đắp cho những văn bản còn thiếu, chưa phù hợp. Bởi lẽ, thông qua các nguồn của thư tín dụng kể trên, ta vẫn thấy có những loại thư tín dụng không được điều chỉnh bởi một văn bản luật nào như thư tín dụng trả ngay dùng trong thanh toán nhập khẩu hàng nước ngoài.

2.1.2.6. Các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt khác.

Ngân hàng điện tử: Thông qua việc ban hành Nghị định 101 cũng như các thông tư hướng dẫn, các nghị định bổ sung đã để các NHTM phát triển những dịch vụ mới liên quan tới ngân hàng điện tử, đồng thời khuyến khích các NHTM đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ cho dịch vụ TTKDTM nói chung và NHĐT nói riêng; nâng cấp các hệ thống máy chủ, phần mềm ngân hàng lõi… nhằm đảm bảo cung cấp cho khách hàng các DVTT tiện ích, an toàn; tạo điều kiện kết nối các tổ chức TGTT,

Một phần của tài liệu Pháp luật về dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt của các ngân hàng thương mại và thực tiễn áp dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu (Trang 48 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)