Nội dung của mô hình CAMEL

Một phần của tài liệu Phân tích đánh giá và so sánh hiệu quả hoạt động của ba công ty chứng khoán tại việt nam qua ứng dụng mô hình camel (Trang 27 - 33)

Chương 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU

1.1. Cơ sở lý thuyết

1.1.3. Tổng quan về mô hình CAMEL

1.1.3.2. Nội dung của mô hình CAMEL

* Capital Adequacy – Mức độ đủ vốn

Tỷ lệ an toàn vốn thể hiện mức đủ vốn để duy trì hoạt động của các CTCK.

Các công ty càng thực hiện các hoạt động chứa nhiều rủi ro, thì công ty đó càng cần nhiều vốn hơn để hỗ trợ hoạt động của mình và trang trải các tổn thất tiềm ẩn liên quan đến rủi ro. Theo quyết định số 617/QĐ-UBCKNN, mức độ an toàn về vốn của các CTCK được đánh giá dựa trên ba chỉ số sau:

- C1 – Tỷ lệ Vốn chủ sở hữu/Tổng tài sản.

Trong công thức này, tổng tài sản của công ty không bao gồm mục tiền gửi giao dịch chứng khoán của nhà đầu tư để giảm sự xung đột lợi ích giữa công ty và nhà đầu tư khi tài sản được tách biệt với khoản tiền gửi của khách hàng. Tỷ lệ này cao cho thấy CTCK có khả năng tự chủ tốt về mặt tài chính và không bị lệ thuộc vào nguồn vốn đi vay, từ đó áp lực lên tài chính doanh nghiệp từ khác khoản nợ được giảm bớt.

- C2 – Tỷ lệ Vốn chủ sở hữu/Vốn pháp định.

Vốn pháp định là mức vốn tối thiểu phải có theo quy định của pháp luật để thành lập doanh nghiệp. Vốn pháp định do Cơ quan có thẩm quyền ấn định. Nó được xem là có thể thực hiện được dự án khi thành lập doanh nghiệp. Vốn pháp định sẽ khác nhau tùy theo lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh. Đối với ngành nghề kinh doanh chứng khoán, theo Khoản 2 Điều 5 Nghị định 86/2016/NĐ-CP và Khoản 1 Điều 71 Nghị định 58/2012/NĐ-CP thì vốn pháp định có giá trị từ 10 đến 165 tỷ đồng tùy vào từng nghiệp vụ mà CTCK thực hiện

- C3 – Tỷ lệ vốn khả dụng = (Vốn khả dụng)/(Tổng giá trị rủi ro)x 100%

Tỷ lệ này còn có tên gọi khác là tỷ lệ an toàn tài chính, là kết quả tính toán tỷ lệ vốn khả dụng trong báo cáo tỷ lệ an toàn tài chính soát xét tháng 6 và báo cáo tỷ lệ an toàn tài chính kiểm toán tháng 12 theo quy định tại Thông tư 165/2012/TT-BTC ngày 9/10/2012 của Bộ Tài chính về Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số

226/2010/TT-BTC ngày 31/12/2010 của Bộ Tài chính quy định chỉ tiêu an toàn tài chính và biện pháp xử lý đối với các tổ chức kinh doanh chứng khoán không đáp ứng chỉ tiêu an toàn tài chính. Tỷ lệ này được tính toán dựa trên số liệu về vốn khả dụng và tổng giá trị rủi ro bao gồm: rủi ro thị trường, rủi ro thanh toán và rủi ro hoạt động.

Bảng 1.1 – Bảng thang điểm và trọng số của yếu tố Mức độ đủ vốn theo hệ thống CAMEL

STT Chỉ tiêu Giá trị Điểm Trọng số

1 C1 –Vốn chủ sở hữu/Tổng tài sản (không bao gồm TSCĐ)

Từ 0% đến dưới 51% 20

10%

Từ 51% đến dưới 75% 80

Từ 75% trở lên 100

2 C2 – Vốn chủ sở hữu/Vốn pháp định

Dưới 60% 0

10%

Từ 60% đến dưới 100% 30 Từ 100% đến dưới

150% 60

Từ 150% đến dưới

200% 80

Từ 200% trở lên 100

3 C3 – Tỷ lệ vốn khả dụng

Dưới 120% 0

10%

Từ 120% đến dưới

150% 20

Từ 150% đến dưới

180% 40

Từ 180% đến dưới

300% 80

Từ 300% trở lên 100

(Nguồn: Quy chế Hướng dẫn xếp loại CTCK của UBCKNN)

* Asset Quality – Chất lượng tài sản

Chất lượng tài sản là một chỉ tiêu tổng hợp phản ánh chất lượng quản lý, khả năng thanh toán, khả năng sinh lời và triển vọng bền vững của ngân hàng. Hầu hết rủi ro trong hoạt động tài chính của các CTCK đều tập trung vào tài sản của nó, vì vậy ngoài việc đảm bảo yêu cầu đủ vốn thì vấn đề nâng cao chất lượng tài sản là yếu tố quan trọng đảm bảo an toàn cho hoạt động kinh doanh của CTCK. Theo mô hình CAMEL, đây là một chỉ số quan trọng để đánh giá rủi ro về tài sản của một CTCK.

Chỉ số Chất lượng Tài sản (A) được đánh giá dựa trên ba tiêu chí sau:

- A1 – Tỷ lệ giá trị Tổng tài sản sau khi điều chỉnh rủi ro/Tổng tài sản (không bao gồm tài sản cố định)

Tài sản sau khi điều chỉnh rủi ro được tính bằng hiệu của tổng tài sản (không bao gồm tài sản cố định) và tổng giá trị rủi ro tiềm ẩn trong các hạng mục tài sản.

Mức độ an toàn tài chính của các CTCK được đánh giá là đủ tiêu chuẩn khi tỷ lệ này càng cao.

- A2 – Tỷ lệ dự phòng/(Đầu tư ngắn hạn + Đầu tư dài hạn + Phải thu) Luật pháp của tất cả các quốc gia quy định việc tạo ra các điều khoản về sự suy giảm giá trị của chứng khoán để đảm bảo bồi thường cho những rủi ro có thể xảy ra. Kể từ đó, các công ty đầu tư luôn phải duy trì yêu cầu dự trữ thích hợp cho việc phá giá chứng khoán nhằm đảm bảo ngưỡng ATTC do chính phủ quy định.

- A3 - Tỷ lệ các khoản phải thu/Tổng tài sản

Tỷ lệ này càng cao có nghĩa là phần lớn tài sản của CTCK được sử dụng cho mục đích cho vay ký quỹ, và mức độ an toàn về tài chính không được đảm bảo khi danh mục đầu tư của KH bị ảnh hường. Khi đó, các công ty đầu tư rất khó quản lý rủi ro tiềm ẩn có thể xảy ra.

Bảng 1.2 – Bảng thang điểm và trọng số của yếu tố Chất lượng tài sản theo hệ thống CAMEL

STT Chỉ tiêu Giá trị Điểm Trọng số

1

A1 - Tỷ lệ giá trị tổng tài sản sau khi điều chỉnh rủi ro***/ Tổng tài sản (không bao gồm tài sản

cố định)

Dưới 50% 0

5%

Từ 50% đến dưới 65% 20 Từ 65% đến dưới 80% 50

Từ 80% đến 90% 80

Từ 90% trở lên 100

2

A2 - Tỷ lệ dự phòng/(đầu tư ngắn hạn + đầu tư dài hạn + phải

thu)

Từ 10% trở lên 0

10%

Từ 8% đến dưới 10% 20 Từ 5% đến dưới 8% 50 Trên 0% đến dưới 5% 80

Là 0 100

3 A3 - Tỷ lệ các khoản phải thu/Tổng tài sản

Từ 90% trở lên 0

10%

Từ 75% đến 90% 20

Từ 50% đến 75% 50

Từ 25% đến 50% 80

Dưới 25% 100

- (Nguồn: Quy chế Hướng dẫn xếp loại CTCK của UBCKNN)

* Earnings – Khả năng sinh lời

Các nhà phân tích sẽ sử dụng chỉ số khả năng sinh lời để đánh giá xem một CTCK có đang hoạt động tốt không hay các hoạt động chiến lược của ban giám đốc có hiệu quả và đem lại lợi nhuận cao hay không. Lợi nhuận giúp các công ty đầu tư huy động vốn, bù đắp các khoản lỗ và xây dựng các khoản trích lập dự phòng thích hợp.

- E1 – Lợi nhuận sau thuế/Tổng doanh thu

Doanh thu thể hiện vai trò và vị thế của CTCK trên thị trường, lợi nhuận phản ánh chất lượng và hiệu quả của CTCK. Lợi nhuận sau thuế càng cao thì tỷ suất lợi nhuận sau thế trên tổng doanh thu càng cao và vị thế của CTCK trên thị trường cũng gia tăng. Doanh thu cũng là một chỉ số giúp các nhà hoạch định chính sách kiểm soát chi phí tốt hơn.

- E2 – Lợi nhuận sau thuế/Vốn chủ sở hữu bình quân (ROE)

ROE là chỉ số rất quan trọng đối với các nhà đầu tư, vì thông qua chỉ số ROE nhà đầu tư sẽ đánh giá được doanh nghiệp sẽ sử dụng tiền của họ để tạo ra lợi nhuận hiệu quả như thế nào. Đồng thời chỉ số ROE cũng được dùng để so sánh “sức khỏe”

của một doanh nghiệp với các doanh nghiệp trong cùng ngành.

Bảng 1.3 – Bảng thang điểm và trọng số của yếu tố Khả năng sinh lời theo hệ thống CAMEL

STT Chỉ tiêu Giá trị Điểm Trọng số

1 E1 - Lợi nhuận sau thuế/Tổng doanh thu

Nhỏ hơn -10% 0

10%

Từ -10% đến dưới 0% 20 Từ 0% đến dưới 5% 50 Từ 5% đến dưới 20% 70

Từ 20% trở lên 100

2 E2 - Lợi nhuận sau thuế/Vốn chủ sở hữu bình quân

Nhỏ hơn -5% 0

10%

Từ -5% đến dưới 0% 20 Từ 0% đến dưới 5% 50 Từ 5% đến dưới 25% 70

Từ 25% trở lên 100

(Nguồn: Quy chế Hướng dẫn xếp loại CTCK của UBCKNN)

* Liquidity – Chất lượng thanh khoản

Trong chứng khoán, tính thanh khoản được thể hiện bằng khả năng dễ dàng mua, bán hoặc giao dịch ở một mức giá ổn định trong ngắn hạn. Nhà đầu tư có thể dễ dàng chuyển đổi từ chứng khoán thành tiền mặt và ngược lại. Vì đó mà tính linh hoạt và an toàn của vốn được thể hiện rõ ràng hơn.

- L1 –Tỷ lệ tài sản ngắn hạn (không bao gồm tiền gửi giao dịch chứng khoán của nhà đầu tư)/Nợ ngắn hạn.

Tỷ số này còn được gọi là chỉ số thanh toán nhanh. Khi giá trị của tỷ số càng cao thì chứng tỏ khối lượng tài sản của các công ty hoàn toàn có khả năng bù đắp các khoản nợ ngắn hạn của mình. Tỷ lệ này thể hiện mức độ đảm bảo thanh toán cho các khoản nợ ngắn hạn trên TTCK

- L2 – Tỷ lệ Tiền và tương đương tiền (Không bao gồm giao dịch tiền gửi của NĐT)/Nợ ngắn hạn

Tỷ lệ thanh toán hiện hành thể hiện khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của một công ty bằng cách sử dụng các tài sản lưu động như tiền mặt, hàng tồn kho và các khoản phải thu. Tỷ số này càng cao thì khả năng trả hết nợ của công ty càng cao. Hệ số thanh toán hiện hành nhỏ hơn 1 cho thấy công ty đang trong tình trạng tài chính kém và có khả năng vỡ nợ. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là công ty sẽ phá sản vì có rất nhiều cách để huy động thêm vốn. Ngược lại, nếu tỷ số này quá cao chứng tỏ công ty đang sử dụng tài sản chưa hiệu quả.

Bảng 1.4 – Bảng thang điểm và trọng số của yếu tố Chất lượng thanh khoản theo hệ thống CAMEL

STT Chỉ tiêu Giá trị Điểm Trọng số

1 L1 - Tỷ lệ tài sản ngắn hạn/Nợ ngắn hạn

Dưới 100% 0

Từ 100% đến dưới 120% 40 15%

Từ 120% đến dưới 150% 80

Từ 150% trở lên 100

2 L2-Tỷ lệ Tiền và tương đương tiền/Nợ ngắn hạn

Dưới 10% 0

10%

Từ 10% đến dưới 15% 20 Từ 15% đến dưới 20% 60 Từ 20% đến dưới 30% 80

Từ 30% trở lên 100

(Nguồn: Quy chế Hướng dẫn xếp loại CTCK của UBCKNN)

* Management – Chất lượng quản trị

Các chính sách về quản lý con người, các chính sách quản lý chung của tổ chức, các hệ thống thông tin, các chế độ kiểm soát và kiểm toán...đều được xem xét một cách riêng rẽ để phản ánh toàn bộ chất lượng của hoạt động quản lý.

Nhiều nhà phân tích chuyên nghiệp coi quản lý là yếu tố quan trọng nhất trong hệ thống phân tích CAMEL, bởi vì quản lý đóng vai trò quyết định đến thành công trong hoạt động của ngân hàng. Đặc biệt, các quyết định của người quản lý sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến những yếu tố như:

 Chất lượng tài sản có

 Mức độ tăng trưởng của tài sản có

 Mức độ thu nhập

 Khả năng lập kế hoạch...

Một phần của tài liệu Phân tích đánh giá và so sánh hiệu quả hoạt động của ba công ty chứng khoán tại việt nam qua ứng dụng mô hình camel (Trang 27 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)