DỮ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Phân tích đánh giá và so sánh hiệu quả hoạt động của ba công ty chứng khoán tại việt nam qua ứng dụng mô hình camel (Trang 39 - 42)

Với đề tài “Phân tích đánh giá và so sánh hiệu quả hoạt động của ba CTCK tại Việt Nam qua ứng dụng mô hình CAMEL”, nghiên cứu này được thực hiện theo các bước như sau:

Bước 1: Xác định vấn đề nghiên cứu và mục tiêu nghiên cứu.

Bước 2: Tìm kiếm và tham khảo các nghiên cứu đi trước trong và ngoài nước về sử dụng mô hình CAMEL để đánh giá hiệu quả hoạt động của các tổ chức tài chính.

Bước 3: Thu thập dữ liệu và xử lý số liệu

Bước 4: Phân tích, đối chiếu kết quả và tiến hành đánh giá Bước 5: Đề xuất khuyến nghị và giải pháp.

2.2. Dữ liệu nghiên cứu

Dữ liệu nghiên cứu được sử dụng trong bài được thu thập từ hai nguồn chính là dữ liệu thứ cấp bên trong và dữ liệu thứ cấp bên ngoài.

Dữ liệu thứ cấp bên trong là dữ liệu được sử dụng để tính toán các chỉ tiêu trong mô hình CAMEL. Đối với các chỉ số tài chính, dữ liệu sẽ được thu thập từ BCTC, BC tỷ lệ an toàn tài chính trong vòng ba năm của ba CTCK VND, TVB, FTS được công bố trên trang web chính thức của các công ty. Các dữ liệu bao gồm doanh thu, chi phí, lợi nhuận và các chỉ số khác trong bảng cân đối kế toán đã công bố.

Ngoài ra, các thông tin về cơ cấu vốn, tỷ lệ vốn hóa, thị phần công ty và các thông tin về hoạt động quản trị của công ty được lấy từ báo áo thường niên của các năm của ba công ty.

Đối với dữ liệu thứ cấp bên ngoài, tác giả tổng hợp các thông tin từ các website uy tín với nguồn dữ liệu tin cậy, các bài báo trên các diễn đàn, các tài liệu học thuật trên Google Scholar. Ngoài ra các thông tin về các điều luật và các thông tư về luật chứng khoán được tổng hợp từ trang web của UBCKNN và Sở Giao dịch Chứng khoán Nhà nước.

2.3. Phương pháp nghiên cứu

2.3.1. Phương pháp thu thập xử lý số liệu

Theo Dodge, Y. (2006) The Oxford Dictionary of Statistical Terms, OUP thống kê là nghiên cứu của tập hợp nhiều lĩnh vực khác nhau, bao gồm phân tích, giải thích, trình bày và tổ chức dữ liệu. Nghiên cứu đã tiến hành lọc dữ liệu từ các BCTC, BCTN, các bài báo phân tích đánh giá về quy mô hoạt động của công ty, các văn bản pháp luật đã được công bố để tính toán các chỉ số đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh. Phương pháp này giúp ba CTCK nhìn nhận và đánh giá tình hình tài chính của mình thông qua các chỉ tiêu tài chính.

2.3.2. Phương pháp so sánh

So sánh trong phân tích là việc đối chiếu các chỉ số tài chính đã được lượng hóa và có nội dung và tính chất tương tự nhằm xác định mức độ biến động của các chỉ số. Phương pháp này có ưu điểm là tổng hợp được sự tương đồng và khác biệt giữa các chỉ số với nhau, từ đó đưa ra được nhận định mức độ hiệu quả của vấn đề, giúp cac nhà phân tích tìm ra được nguyên nhân và giải pháp hạn chế các rủi ro phát sinh trong quá trình hoạt động.

Trong bài nghiên cứu, các chỉ số tài chính được lựa chọn bao gồm 5 nhóm chỉ số tài chính lớn là mức độ đủ vốn, chất lượng tài sản, chất lượng quản trị, khả năng sinh lời và chất lượng thanh khoản. Sau quá trình tổng hợp, tác giả tiến hành so sánh với các chỉ tiêu và thang điểm của bảng xếp hạng các yếu tố trong mô hình CAMEL theo quy định UBCKNN đã ban hành nhằm đưa ra đánh giá tổng quát về hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty.

2.4. Mô hình nghiên cứu

Dựa vào các bài nghiên cứu trước, cùng với việc đánh giá và xem xét các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty để lập ra mô hình nghiên cứu. Mô hình sử dụng biến phụ thuộc là hiệu quả hoạt động kinh doanh của ba CTCK dựa trên các biến độc lập như bảng tổng hợp dưới đây. Vì vậy, có tổng tất cả 5 biến độc lập và 1 biến phụ thuộc trong mô hình nghiên cứu của bài viết.

STT Loại biến

Tên biến

Chỉ

tiêu Công thức

1

Biến độc

lập

Mức độ đủ

vốn

C1 Vốn chủ sở hữu/Tổng tài sản C2 Vốn chủ sở hữu/Vốn pháp định

C3 (Vốn khả dụng)/(Tổng giá trị rủi ro)x 100%

Chất lượng

tài sản

A1 Tổng tài sản sau khi điều chỉnh rủi ro/Tổng tài sản (không bao gồm tài sản cố định)

A2 Dự phòng/(Đầu tư ngắn hạn + Đầu tư dài hạn + Phải thu)

A3 Các khoản phải thu/Tổng tài sản Chất

lượng quản

trị

19 chỉ tiêu

Theo QĐ số 617/QĐ-UBCK

Khả năng

sinh lời

E1 Lợi nhuận sau thuế/Tổng doanh thu

E2 Lợi nhuận sau thuế/Vốn chủ sở hữu bình quân (ROE) Chất

lượng thanh khoản

L1 Tỷ lệ tài sản ngắn hạn (không bao gồm tiền gửi giao dịch chứng khoán của nhà đầu tư)/Nợ ngắn hạn

L2 Tiền và tương đương tiền (Không bao gồm giao dịch tiền gửi của NĐT)/Nợ ngắn hạn

2

Biến phụ thuộ c

Hiệu quả hoạt động

kinh doanh

của ba CTC

K

Điểm các yếu tố

=∑3i=0Điểm chỉ tiêu thuộc yếu tố X Trọng số tương ứng Tổng trọng số chỉ tiêu thuộc yếu tố đó

Một phần của tài liệu Phân tích đánh giá và so sánh hiệu quả hoạt động của ba công ty chứng khoán tại việt nam qua ứng dụng mô hình camel (Trang 39 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)