Chất lượng tài sản có – Assets Quality

Một phần của tài liệu Phân tích đánh giá và so sánh hiệu quả hoạt động của ba công ty chứng khoán tại việt nam qua ứng dụng mô hình camel (Trang 52 - 56)

CHƯƠNG II. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÁC CTCK THÔNG QUA MÔ HÌNH CAMELS

3.2.2. Chất lượng tài sản có – Assets Quality

Biểu đồ 2.1 – Tình hình tài sản của ba CTCK giai đoạn 2019 – 2021

(Nguồn: BCTC đã kiểm toán của các công ty) Biểu đồ 2.2 – Tốc độ tăng trưởng về tài sản của ba CTCK giai đoạn 2019 –

2021

(Nguồn: BCTC đã kiểm toán của các công ty) Nhìn vào biểu đồ trên, ta có thể thấy rõ được tốc độ tăng trưởng về tổng tài sản của cả ba CTCK. VND là công ty có tổng giá trị tài sản cao nhất khi đạt giá trị gần 37,1 nghìn tỷ đồng vào năm 2021 và tăng 218% so với năm 2019 khi tổng tài sản

0 5,000,000,000,000 10,000,000,000,000 15,000,000,000,000 20,000,000,000,000 25,000,000,000,000 30,000,000,000,000 35,000,000,000,000 40,000,000,000,000

2019 2020 2021

VND TVB FTS

0%

50%

100%

150%

200%

250%

300%

350%

400%

2019 2020 2021

VND TVB FTS

ở mức 11,68 nghìn tỷ đồng. Trong giai đoạn 2019 – 2021, công ty có sự tăng trưởng cao nhất về tổng giá trị tài sản là FTS. Ba năm trở lại đây, do có sự thay đổi về chiến lược mở rộng kinh doanh, FTS đã tăng 240% tổng giá trị tài sản tương đương với 7,000 tỷ đồng. Tiếp đến là TVB khi tổng tài sản ở mức thấp hơn, lần lượt ở mức 750 tỷ đồng, 960 tỷ đồng và 1805 tỷ đồng. Tốc độ tăng trưởng tài sản của TVB so với năm 2019 là 240%. Nhìn chung thì năm 2020, cả ba công ty đều có tốc độ tăng trưởng tương đương nhau. Sang đến năm 2021, ban quản trị mỗi công ty đều có những dự định kinh doanh khác nhau nên mỗi công ty đều có những sự thay đổi nhất định và đây đều là những sự thay đổi mang tính tích cực cho các công ty nói riêng và cho toàn thị trường nói chung.

Đánh giá cụ thể hơn về kết cấu tài sản của từng công ty, cả ba công ty đều có tỷ lệ tài sản ngắn hạn lớn hơn rất nhiều so với tài sản dài hạn. Hầu hết các CTCK đều tập trung đầu tư vào tài sản ngắn hạn là do các loại tài sản này có tính thanh khoản cao, và với tính đặc thù của ngành nghề kinh doanh chứng khoán là linh hoạt, và có sự biến động rất nhanh nên tài sản ngắn hạn được các nhà tài chính ưu tiên lựa chọn hơn. Điều đó không có nghĩa rằng tài sản dài hạn không được đẩy mạnh đầu tư hay không được chú trọng, các CTCK cần phải có sự phân tích kỹ lưỡng về tỷ trọng giữa tài sản ngắn hạn và dài hạn để tạo ra nhiều giá trị lợi nhuận nhất cho doanh nghiệp.

3.2.2.2. Chỉ tiêu Chất lượng tài sản – Assets Quality

Bảng 2.8 – Chỉ tiêu Chất lượng tài sản của ba CTCK giai đoạn 2019 – 2021 Đơn vị: %

Chỉ tiêu

VND TVB FTS

2019 2020 2021 2019 2020 2021 2019 2020 2021 A1 97.07 98.80 97.45 91.81 99.13 97.67 98.73 98.30 99.32 A2 0.99 1.51 2.50 8.47 9.46 8.19 151.80 117.96 44.65 A3 1.78 1.82 1.07 0.49 1.06 1.76 0.29 0.27 0.26

(Nguồn: Theo tính toán của tác giả)

Đầu tiên, xét về chỉ số A1 của cả ba công ty thì trong giai đoạn 2019 – 2020 thì tỷ lệ này đều trên 90%, mức độ đạt ngưỡng an toàn về chất lượng tài sản của công ty đang có. VND có chỉ số A1 ổn định quanh mức 97 – 98% trong vòng ba năm. FTS cũng tương tự khi giá trị đạt mức 99.32% - mức cao nhất trong vòng ba năm tài chính gần nhất của cả ba công ty. TVB cũng giữ được sự ổn định khi kết thúc năm 2020, chỉ số A1 lên mức 99.13%, tăng 7,32% so với năm 2019. Sang đến năm 2021, chỉ số này có sự sụt giảm nhẹ xuống còn 97.7% nhưng vẫn nằm trong ngưỡng an toàn.

Đối với chỉ tiêu A2 thể hiện giá trị các khoản dự phòng mà các CTCK cần phải lập. Xét về cả ba công ty thì FTS là công ty có ngưỡng an toàn thấp nhất khi các giá trị đều lớn hơn rất nhiều so với tỷ lệ yêu cầu. Tuy nhiên, chỉ số này qua ba năm đã giảm đáng kể từ 151.8% vào năm 2019 xuống còn 44.65% vào năm 2021. Mặc dù công ty đã gia tăng các khoản phải thu qua từng năm, nhưng công ty lại chưa có những khoản đầu tư cả ngắn hạn lẫn dài hạn trong ba năm trở lại đây nên tỷ lệ này đang cao hơn so với các công ty khác. Đối với TVB, tỷ lệ này mặc dù chưa nằm trong ngưỡng an toàn nhưng có tính ổn định trong số ba CTCK khi các chỉ số dao động quanh mức 8%. Dù đã có những khoản đầu tư ngắn hạn, khoản phải dự phòng và phải thu cũng tương đối ổn định nhưng TVB chưa thật sự chú trọng đến các khoản đầu tư dài hạn. Điều này cũng cho thấy TVB cần phải đổi mới chiến lược đầu tư cũng như thiết lập lại những khoản dự phòng trước những biến động của thị trường. Ngược lại với TVB và FTS, VND là công ty duy nhất có chỉ số chất lượng tài sản đạt ngưỡng được coi là an toàn khi đã duy trì tỷ lệ ở mức dưới 2.5%. Mặc dù sau ba năm thì tỷ lệ có tăng nhẹ một chút từ 0.99% lên 2.5% vào năm 2021 nhưng mức tăng này không quá đáng ngại. Như kết quả thể hiện trên BCTC, VND cũng rất chú trọng đến các khoản đầu tư ngắn hạn và dài hạn, đồng thời các khoản trích lập dự phòng cũng tăng lên qua các năm. Bên cạnh đó, công ty đã có sự linh động về cơ cấu giữa đầu tư ngắn hạn và dài hạn nhằm thay đổi linh hoạt trước những biến động về nguồn vốn của công ty nói riêng và của toàn thị trường nói chung.

Sang đến chỉ tiêu A3 thì cả ba CTCK đều đạt số điểm quy đổi tối đa là 100 điểm khi giá trị trung bình của các chỉ tiêu đều ở mức rất nhỏ là 1%. Trong số ba công ty thì FTS là công ty có tỷ lệ trung bình giữa các khoản phải thu so với tổng tài sản là thấp nhất khi ghi nhậngiá trị trung bình trong vòng ba năm là 0.27%. Để có được

tỷ lệ lý tưởng này, công ty đã duy trì được các tốc độ tăng trưởng của khoản phải thu so với tốc độ tăng trưởng tài sản để kiểm soát mức độ rủi ro của tài sản có thể xảy đến trong tương lai. Bên cạnh FTS, VND cũng duy trì tỷ lệ A2 quanh mức 1%, cụ thể hơn là giá trị A3 của VND lần lượt ở mức 1.78%, 1.82%, 1.07% vào các năm 2019, 2020 và 2021. TVB cũng có chung xu hướng với hai CTCK còn lại khi chỉ tiêu A3 cũng đạt các giá trị rất nhỏ. Năm 2021 ghi nhận giá trị A3 của TVB đạt 1.76%, tăng 1.27% so với năm 2019 và tăng 0.7% so với năm 2020. Điều này chứng tỏ rằng tỷ lệ ký quỹ của công ty đang trong mức ổn định và danh mục đầu tư của khách hàng cũng ít có sự biến động hơn.

3.2.2.3. Chấm điểm chỉ tiêu Chất lượng tài sản có – Assets Quality Bảng 2.9 – Kết quả chỉ tiêu Chất lượng tài sản có của ba CTCK

giai đoạn 2019 – 2021

Đơn vị: %

VND TVB FTS

2019 2020 2021 TB 2019 2020 2021 TB 2019 2020 2021 TB A1 100 100 100 100 100 100 100 100 100 100 100 100 A2 80 80 80 80 20 20 20 20 0 0 0 0 A3 100 100 100 100 100 100 100 100 100 100 100 100

(Nguồn: Theo tính toán của tác giả) Bảng 2.10 – Kết quả xếp hạng chỉ tiêu Chất lượng tài sản có của ba CTCK

giai đoạn 2019 – 2021

Đơn vị: % 2019 2020 2021 Trung bình Xếp hạng

VND 92 92 92 92 A

TVB 68 68 68 68 B

FTS 60 60 60 60 C

(Nguồn: Theo tính toán của tác giả)

Một phần của tài liệu Phân tích đánh giá và so sánh hiệu quả hoạt động của ba công ty chứng khoán tại việt nam qua ứng dụng mô hình camel (Trang 52 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)