CHƯƠNG IV. KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA BA CTCK
3.2. Một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh
3.2.1. Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của ba CTCK
Sau quá trình nghiên cứu và đánh giá, kết quả cho thấy các CTCK đều có tiềm lực tài chính đủ mạnh để tiếp tục duy trì hoạt động kinh doanh, thu hút đầu tư không chỉ từ các nhà đầu tư cá nhân mà còn từ các công ty khác hay từ các đối tác chiến lược, các cổ đông lớn của công ty. Tuy nhiên để củng cố sức mạnh tài chính công ty thì các doanh nghiệp cần phải củng cố về năng lực vốn của mình. Để mở rộng nguồn
vốn đầu tư của mình, hiện nay cả ba CTCK đang lựa chọn hình thức tăng vốn điều lệ thông qua việc phát hành thêm cổ phiếu, trái phiếu doanh nghiệp hay trái phiếu chuyển đổi. Hình thức này có thể giúp CTCK tận dụng được sức mạnh của lá chắn thuế mà vẫn đàm bảo mức độ an toàn tài chính nằm trong ngưỡng cho phép.
Tiếp đến, các nhà quản trị công ty cần phải tổ chức đánh giá tình hình vốn của công ty nhằm xây dựng chiến lược vốn phù hợp với tình hình hiện tại. Đây là một vấn đề không hề đơn giản khi phải đánh giá được mối tương quan khi kết hợp sử dụng vốn từ đa dạng các nguồn. Đặc biệt khi xây dựng chiến lược cần phải kết hợp những yếu tố chủ quan và khách quan như tình hình nền kinh tế tại thời điểm đó, đặc điểm của doanh nghiệp và đặc thù của ngành nghề kinh doanh.
Đối với VND và FTS, cần có sự kiểm soát các chỉ số về thanh khoản để đảm bảo về khả năng chi trả các khoản nợ của mình. Tách biệt giải pháp giữa các công ty Các công ty cần giám sát chặt chẽ các hoạt động thu – chi của doanh nghiệp, đảm bảo tốc độ thu hồi các khoản phải thu và tăng thời gian giữ tiền mặt trong tay. Đồng thời tổ chức định kỳ hoạt động đánh giá lại tài sản nhằm đào thải các tài sản không mang lại lợi ích cho doanh nghiệp giúp giảm chi phí vận hành.
Bên cạnh đó, các công ty, đặc biệt là TVB và FTS, cần đầu tư thêm vào danh mục tài sản ngắn hạn để tăng tính thanh khoản cho tài sản của mình. Ngoài ra, cần phải đề ra quy chế quản lý và sử dụng các loại tài sản, quy định cụ thể về nhiệm vụ, trách nhiệm của từng bộ phận, từng cá nhân có liên quan đến việc sử dụng tài sản.
Thêm vào đó, các công ty cũng cần phải lập báo cáo đánh giá tình hình sử dụng tài sản thường xuyên, so sánh với hiệu quả hoạt động tài sản với các báo cáo trước để khắc phục kịp thời các yếu kém, sửa chữa sai sót trong quy trình hoạt động của công ty.
Thêm vào đó, mỗi CTCK cần xây dựng hệ thống chỉ tiêu đánh giá năng lực tài chính cho riêng mình. Biện pháp này không chỉ giúp các doanh nghiệp hệ thống được đầy đủ các chỉ tiêu tài chính của công ty mà còn đảm bảo các thông tin được tổng hợp lại phải có tính chính xác rất cao và được sàng lọc, xem xét kỹ càng. Từ đó tiết kiệm được thời gian đánh giá và phân tích tình hình tài chính của mỗi công ty, giúp cho
nhà quản trị nhanh chóng tìm được sơ hở trong hệ thống tài chính và điều chỉnh lại nhằm phù hợp với chiến lược đã đề ra.
3.2.1.2. Đẩy mạnh các hoạt động quản trị của công ty
Mục đích hoạt động của mỗi CTCK là đem đến sự trải nghiệm tốt nhất cho KH hay nhà đầu tư khi sử dụng dịch vụ tại công ty của mình. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu, lợi nhuận và vốn chủ sở hữu của công ty trong mỗi năm tài chính. Vì vậy, mỗi công ty cần xây dựng những chiến lược kinh doanh của riêng mình và phải đảm bảo các yêu cầu cơ bản như lấy khách hàng làm tâm để xây dựng kế hoạch, tích cực phân tích và đóng góp các chiến lược mới, lựa chọn hành đồng dựa vào thế mạnh và loại bỏ những kế hoạch ít hiệu quả, tốn kém nhiều chi phí mà không kiểm soát được rủi ro. Việc xây dựng chiến lược khách hàng dựa trên tiềm lực sẵn có của công ty sẽ giúp củng cố lòng tin đối với khách hàng cũ, thu hút sức hấp dẫn đối với khách hàng mới, từng bước gia tăng thị phần và nâng cao vốn khả dụng của công ty.
Bên cạnh đó, việc đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ là điều cần thiết trong công cuộc mở rộng hoạt động kinh doanh của mình. Ngoài nghiệp vụ môi giới chứng khoán, các CTCK đều đã mở thêm các gói cho vay với lãi suất ưu đãi nhằm hỗ trợ các giao dịch ký quỹ, từ đó đáp ứng được toàn bộ nhu cầu của khách hàng và cải thiện các chỉ số trên báo cáo tài chính.
Ngoài ra, các CTCK cũng cần phải minh bạch hóa các thông tin tài chính của mình. Các thông tin được công bố ra thị trường cần phải được đảm bảo về độ chính xác để tránh gây tâm lý hoang mang cho các nhà đầu tư, dẫn đến việc giá cổ phiếu bị giảm điểm trên các phiên giao dịch, Từ đó danh tiếng của công ty sẽ bị ảnh hưởng và khách hàng sẽ có những trải nghiệm không tốt khi sử dụng dịch vụ của doanh nghiệp.
3.2.1.3. Hoàn thiện hệ thống quản trị rủi ro
Các CTCK cần phải thường xuyên thực hiện công tác đánh giá, kiểm tra và thiết lập chính sách quản trị rủi ro phù hợp với từng giai đoạn hoạt động của công ty.
Việc này cần phải có sự tham gia của bộ phận kiểm soát nội bộ với vai trò giám sát, đánh giá kịp thời các hoạt động nghiệp vụ, cách thức và cơ chế xử lý cho từng mức độ rủi ro nhất định. Để triển khai được hoạt động này, các CTCK cần phải có sự hoàn
thiện trong hệ thống nội bộ với sự phân cấp rõ ràng về nhiệm vụ, quyền hạn của từng cấp bậc của hệ thống nội bộ, từ đó hiệu suất công việc được đẩy lên mức tối đa. Ngoài ra, hệ thống quản trọ rủi ro cần được bố trí hệ thống cán bộ có đủ trình độ, năng lực, và có kiến thức chuyên môn sâu về chứng khoán và kế toán – kiểm toán.
Ngoài việc xây dựng hệ thống đánh giá rủi ro, việc cần làm để hạn chế rủi ro ở mức tối đa mà các CTCK đều có khả năng thực hiện được, đó chính là trích lập các khoản dự phòng rủi ro tài chính. Theo kết quả nghiên cứu thì hầu hết cả ba công ty đều có ý thức trong việc phòng ngừa rủi ro bằng các khoản trích lập dự phòng rủi ro và cũng đã đạt được hiệu quả ở mức nhất định. Vì vậy trong điều kiện thị trường biến động không ngừng, cần phải thiết lập các khoản dự phòng để giảm thiểu tối đa các rủi ro có thể xảy đến. Ngoài ra, có thể kết hợp sử dụng các công cụ tài chính khác như là công cụ phái sinh để chủ động, linh hoạt và không bị bất ngờ trước những thay đổi bất thường trên sàn giao dịch.
3.2.1.4. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
Hệ thống nguồn nhân lực của mỗi công ty luôn đóng góp một phần không hề nhỏ trong quá trình phát triển và xây dựng thương hiệu, vì vậy các doanh nghiệp luôn tìm mọi cách để nâng cao chất lượng nguồn lực về con người của mình để tạo lợi thế cạnh tranh trên thị trường. Đầu tư vào nguồn nhân lực chất lượng là việc mang tính dài hạn và để xây dựng được nguồn lực chất lượng thì cần phải có những chính sách phù hợp.
Thứ nhất, chú trọng vào công tác tuyển dụng của công ty. Đây được xem là hoạt động có tác động lớn đến chất lượng nhân lực của công ty vì điều này sẽ mang đến cho doanh nghiệp đội ngũ nhân viên phù hợp với vị trí công việc yêu cầu, tiết kiệm được chi phí và thời gian đào tạo. Điều này đòi hỏi bộ phận tuyển dụng phải có kế hoạch tuyển dụng phù hợp, sàng lọc hồ sơ nhân viên kỹ càng để lựa chọn những ứng viên thật sự phù hợp với công việc.
Thứ hai, cần tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động trau dồi kiến thức khi thực hiện nghiệp vụ của công ty. Các CTCK nên khuyến khích người lao động học tập các khóa học ngắn và dài hạn có liên quan trực tiếp đến công việc của công ty, hỗ trợ nguồn kinh phí, cân nhắc đội ngũ giảng viên, cân nhắc nguồn ngân sách để tiết
kiệm chi phí mà vẫn đạt được kết quả chất lượng sau quá trình học tập của cán bộ.
Bên cạnh đó, các công ty cũng nên khuyến khích việc tự tìm tòi, nâng cao trình độ bản thân qua các khóa đào tạo trực tuyến từ xa và hỗ trợ môi trường học tập ngay tại công ty.
Thứ ba, các CTCK cần phải đưa ra chính sách đãi ngộ phù hợp cho cán bộ nhân viên nhằm giữ được nguồn nhân sự chất lượng cao trong thời điểm các CTCK đều đưa ra chính sách hấp dẫn nhằm thu hút nguồn lực nhân sự tiềm năng. Ngoài chế độ về lương cần tương đương với sức lao động đã bỏ ra, các công ty cần đưa ra chính sách khen thưởng đối với các cán bộ có đóng góp tích cực trong sự phát triển của công ty. Điều này sẽ làm cho năng suất lao động tăng cao hơn, cán bộ nhân viên sẽ có thêm động lực để cống hiến sức lao động trong quá trình kinh doanh của doanh nghiệp. Ngoài ra, môi trường làm việc của các CTCK cũng cần phải có sự bình đẳng, cạnh tranh lành mạnh và minh bạch, tạo điều kiện hết sức cho sự phát triển của cán bộ nhân viên công ty.
Thứ tư, xây dựng kế hoạch quản lý và đào tạo nguồn nhân lực trong thời điểm thị trường có nhiều biến động mới. Các CTCK cần phải xây dựng được hệ thống đánh giá năng suất lao động của cán bộ gắn với yêu cầu công việc của từng bộ phận, tích cực phân loại định kỳ để kịp thời để cán bộ nhân viên có thể tự đánh giá được hiệu quả công việc của mình. Nghiêm túc kiểm điểm với những cán bộ vi phạm quy trình, đồng thời khẩn trương nhắc nhở, cảnh báo để không vi phạm những lỗi tương tự. Các CTCK cũng cần tích cực rà soát, kiểm điểm với những nhân viên vi phạm tiêu chuẩn đạo đức, nhận hối lộ và có dấu hiệu thao túng nhằm ngăn chặn những hành động này.
3.2.1.5. Xây dựng hệ thống công nghệ thông tin
Các CTCK cần đẩy mạnh đầu tư vào hệ thống công nghệ thông tin nhằm đáp ứng được tiêu chuẩn của Sở giao dịch. Hệ thống giao dịch cần phải được kiểm tra, rà soát hàng ngày để hạn chế rủi ro liên quan đến giao dịch trực tuyến. Ngoài ra, các hệ thống cần phải có sự bảo mật tuyệt đối để tránh gian lận tài chính hay sự tấn công từ các tác động bên ngoài, đồng thời xây dựng hệ thống kiểm tra tự động và ghi nhận dữ liệu giao dịch từ hệ thống của Sở GDCK. Mặt khác, các ứng dụng hỗ trợ giao dịch trực tuyến cho khách hàng cũng cần phải cập nhật thường xuyên các thông tin về đầu
tư cho khách hàng, ưu tiên về độ bảo mật trước sự cố rò rỉ thông tin khách hàng. Hạn chế những lỗi công nghệ không đáng có khiến suy giảm mức độ tin tưởng của khách hàng dành cho các CTCK.
3.2.1.6. Củng cố và xây dựng thương hiệu
Giá trị thương hiệu đối với mỗi CTCK nói riêng và đối với các doanh nghiệp nói chung được coi là một loại tài sản có giá trị rất lớn, vì vậy các công ty luôn phải hoạt động nhằm duy trì sự uy tín của thương hiệu mình để có thể tồn tại trong môi trường kinh doanh khắc nghiệt tại thời điểm hiện tại. Các CTCK nên định vị thị trường, định vị lại thương hiệu của mình, phát triển logo, khẩu hiệu doanh nghiệp để khẳng định sự khác biệt so với các công ty đối thủ với khách hàng, quảng bá thương hiệu để xây dựng uy tín trên thị trường. Đẩy mạnh các chiến lược truyền thông với thông tin đầy đủ về tầm nhìn dài hạn, mục tiêu phát triển, phương châm phục vụ đến các phương tiện truyền thôn như báo đài, các sự kiện hay thông qua các dự án truyền thông mạng xã hội. Ngoài ra, các CTCK cũng cần tham gia vào các hoạt động xã hội, hoạt động thiện nguyện để góp phần nâng cao hình ảnh công ty trong mắt các nhà đầu tư, đồng thời cũng thể hiện trách nhiệm của doanh nghiệp với cộng đồng và xã hội.