Khái quát tình hình nguồn vốn

Một phần của tài liệu Phân tích đánh giá và so sánh hiệu quả hoạt động của ba công ty chứng khoán tại việt nam qua ứng dụng mô hình camel (Trang 46 - 49)

CHƯƠNG II. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÁC CTCK THÔNG QUA MÔ HÌNH CAMELS

3.2.1.1. Khái quát tình hình nguồn vốn

Bảng 2.1 – Khái quát về tổng nguồn vốn và tốc độ tăng trưởng của ba CTCK giai đoạn 2019 – 2021

Đơn vị: tỷ đồng

2019 2020 2021

Tốc độ tăng trưởng

2019 - 2020 2020 - 2021

VND 11,681 14,976 37,094 28.20 147.69

TVB 751 960 1,805 27.87 87.85

FTS 2,523 3,395 9,455 34.56 178.47

(Nguồn: BCTC đã kiểm toán của các công ty) Bảng 2.1 cung cấp thông tin khái quát về nguồn vốn của ba CTCK trong giai đoạn 2019 – 2021. Nhìn chung trong giai đoạn này, cả 3 công ty đều có sự mở rộng về tổng nguồn vốn khi tốc độ tăng trưởng đều đạt những con số dương. FTS là công ty có tốc độ tăng trưởng lớn nhất trong cả ba công ty trong vòng 3 năm trở lại đây.

Năm 2019, nguồn vốn của FTS đạt 2,523 tỷ đồng, đến năm 2021 thì nguồn vốn đã đạt 9,455 tỷ đồng và ghi nhận tăng 178.47 so với năm 2020 ở mức 3,395 tỷ đồng.

Cùng với tốc độ tăng trưởng của FTS, VND cũng ghi nhận tăng 119.49 qua 3 năm khi nguồn vốn ghi nhận tăng từ 11,681 tỷ đồng lên mức 37,094 tỷ đồng. Đây cũng là một trong những CTCK có tổng nguồn vốn ở mức cao nhất trong số các CTCK đang hoạt động trên TTCK Việt Nam. Đối với TVB, mặc dù là công ty có tổng nguồn vốn thấp nhất trong 3 công ty nhưng tốc độ tăng trưởng nguồn vốn cũng tăng dần qua các

năm. Nguồn vốn của TVB ghi nhận 751 tỷ đồng vào năm 2019 và con số này đã tăng lên 1,805 tỷ đồng vào năm 2021 tương đương 87,85. Cả ba công ty đều có sự gia tăng về tổng nguồn vốn do năm 2021 đánh dấu sự phát triển và sôi động của TTCK Việt Nam. Để rõ hơn về nguyên nhân của sự mở rộng quy mô về nguồn vốn, ta đánh giá tỷ trọng cơ cấu nguồn vốn của cả ba CTCK.

Bảng 2.2 – Cơ cấu nguồn vốn của ba CTCK giai đoạn 2019 – 2021

Đơn vị: tỷ đồng

2019 2020 2021

Nợ PT Vốn CSH Nợ PT Vốn CSH Nợ PT Vốn CSH

VND 8,434 3,248 11,157 3,819 27,272 9,822

TVB 208 544 358 603 437 1,367

FTS 413 2,111 1,194 2,202 6,473 2,982

(Nguồn: BCTC đã kiểm toán của các công ty) Bảng 2.3 – Tốc độ tăng trưởng về cơ cấu nguồn vốn của ba CTCK

giai đoạn 2019 – 2021

Đơn vị: %

2019 - 2020 2020 - 2021

Nợ PT Vốn CSH Nợ PT Vốn CSH

VND 32.29 17.58 144.44 157.19

TVB 72.12 10.85 22.07 126.70

FTS 189.10 4.31 442.13 35.42

(Nguồn: Theo tính toán của tác giả)

Bảng 2.4 – Tỷ trọng về cơ cấu nguồn vốn của ba CTCK giai đoạn 2019 – 2021 Đơn vị: %

2019 2020 2021

Nợ PT Vốn CSH Nợ PT Vốn CSH Nợ PT Vốn CSH

VND 72.20 27.80 74.50 25.50 73.52 26.48

TVB 27.67 72.33 37.28 62.72 24.22 75.78

FTS 16.35 83.65 35.15 64.85 68.46 31.54

(Nguồn: Theo tính toán của tác giả) Bảng 2.5 – Cơ cấu Nợ phải trả của ba CTCK giai đoạn 2019 – 2021

Đơn vị: tỷ đồng

2019 2020 2021

Ngắn hạn Dài hạn Ngắn hạn Dài hạn Ngắn hạn Dài hạn

VND 8,028 405 11,040 117 26,361 911

TVB 208 - 358 - 437 -

FTS 413 - 1,194 - 6,473 -

(Nguồn: BCTC đã kiểm toán của các công ty) Đánh giá chung về cơ cấu nguồn vốn, trong giai đoạn 3 năm trở lại đây, các công ty đều có sự tăng trưởng rất tích cực. Hầu hết các công ty đều có mức tăng trưởng dương, kể đến là mức tăng trưởng của mục nợ phải trả của FTS khi tăng nợ phải trả từ 413 tỷ đồng lên mức 6,473 tỷ đồng tương đương 442.13. Đây cũng là cột mốc của FTS khi chuyển cơ cấu nguồn vốn từ việc sử dụng vốn CSH sang sử dụng nguồn vốn vay để tăng hiệu quả của đòn bẩy tài chính. Ngoài ra, 2021 cũng là năm các CTCK chạy đua trong việc tăng vốn điều lệ để khẳng định vị thế của mình trên TTCK nói riêng và nền kinh tế nói chung. VND đã tăng vốn điều lệ từ 4,349 tỷ đồng lên 12,178 tỷ đồng bằng việc chào bán gần 783 triệu cổ phiếu. Động thái này đã giúp VND gia tăng nguồn lực tài chính và khẳng định năng lực của CTCK đứng đầu thị trường. Trong khi đó, vào cuối năm 2021 thì TVB cũng đã chào bán thêm hơn 112 triệu cổ phiếu với mức giá phát hành là 20,000 đồng/cổ phiếu để tăng vốn điều lệ, mở rộng hoạt động kinh doanh chứng khoán của mình. Vào đại hội đồng cổ đông năm 2021 của FPTS, các cổ

đông cũng đã thông qua phương án phát hành cổ phiếu để tăng vốn điều lệ từ nguồn vốn CSH. Thời gian thực hiện dự kiến là trong quý 2 năm 2022.

Dựa vào bảng số liệu đã tính toán, trong số ba công ty, VND là công ty duy nhất duy trì tỷ trọng nợ phải trả trên mức 70. Đồng thời VND cũng là công ty duy nhất trong ba công ty có khoản nợ dài hạn dù chiếm một tỉ lệ rất nhỏ. Điều này chứng tỏ rằng công ty luôn muốn tối đa hóa lợi ích cho công ty đồng thời đảm bảo an toàn tài chính. Đối với TVB thì tỷ lệ vốn chủ sở hữu lại chiếm phần lớn trong kết cấu vốn khi tỉ lệ nợ phải trả chỉ giao động trên dưới 30, Điều này cho thấy tiềm lực tài chính của công ty chưa thật sự ổn định để chuyển cơ cấu sang dùng vốn vay để mở rộng kinh doanh. Cùng với đó, công ty cũng sẽ mất đi những lợi ích mà nợ phải trả đem lại, chẳng hạn như lá chắn thuế của vốn đi vay. FTS là công ty đang có bước chuyển mình lớn khi đến năm 2021, tỷ lệ nợ phải trả của công ty đã tăng từ lên mức 68.5 trong khi năm 2019, tỷ lệ vốn chủ sở hữu được sử dụng để kinh doanh ở mức 83.65.

Ngoài ra, 100 vốn đi vay của công ty là vốn ngắn hạn nên công ty đang tận dụng tối đa sức mạnh của đòn bẩy tài chính, từng bước định vị thương hiệu của mình trên thương trường.

Một phần của tài liệu Phân tích đánh giá và so sánh hiệu quả hoạt động của ba công ty chứng khoán tại việt nam qua ứng dụng mô hình camel (Trang 46 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)