Đánh giá thực trạng an toàn tài chính của ba CTCK theo mô hình

Một phần của tài liệu Phân tích đánh giá và so sánh hiệu quả hoạt động của ba công ty chứng khoán tại việt nam qua ứng dụng mô hình camel (Trang 65 - 71)

CHƯƠNG II. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÁC CTCK THÔNG QUA MÔ HÌNH CAMELS

3.2.6. Đánh giá thực trạng an toàn tài chính của ba CTCK theo mô hình

Trong quá trình đánh giá, phân tích các số liệu, có thể thấy rằng tình hình hoạt động kinh doanh của các công ty đều có những tăng trưởng theo chiều hướng tích cực. Ba CTCK đã đạt những thành công nhất định trong suốt quá trình hoạt động của mình với phương châm hành động đúng đắn của ban quản trị các công ty.

Bảng 2.19 – Kết quả xếp hạng hiệu quả hoạt động kinh của ba CTCK theo mô hình CAMEL giai đoạn 2019 – 2021

C A M E L

VND B A A A C

TVB A B B A A

FTS A C A A B

(Nguồn: Theo tổng hợp của tác giả) 3.2.6.1. Thành công

Đối với Công ty Cổ phần Chứng khoán VNDirect

Sau quá trình nghiên cứu, ta có thể thấy được CTCP Chứng khoán VND luôn đáp ứng được đầy đủ các tiêu chí hoạt động theo yêu cầu của thị trường. Mục tiêu hướng đến của VND là trở thành một trong những công ty top đầu chiếm thị phần cao nhất trên thị trường chứng khoán, vì vậy tình hình tài chính luôn ở trong trạng thái tốt nhất và hiệu quả hoạt động ngày càng được nâng lên. Cụ thể hơn như sau:

Khả năng kiểm soát vốn ở mức khá tốt khi tỷ lệ vốn chủ so với vốn pháp định hay tỷ lệ vốn khả dụng đều duy trì cao hơn mức an toàn rất nhiều. Quy mô vốn chủ so với quy mô tài sản đang từng bước cải thiện nhằm cho thấy rõ hơn quyết tâm cải thiện kết quả kinh doanh trong các năm tài chính tiếp theo.

Xét về quy mô tài sản, khối lượng tài sản của VND luôn tăng lên đi cùng với tăng trưởng của chất lượng tài sản, đảm bảo mức độ an toàn về độ vững chắc của tài sản. Công ty cũng rất biết cách cân bằng các khoản dự phòng rủi ro và các khoản phải thu, từ đó đạt mức A trong giai đoạn nghiên cứu.

Với cương vị là một trong những CTCK hàng đầu Việt Nam, VND đang thể hiện hình ảnh một công ty phát triển mạnh mẽ với đội ngũ lãnh đạo có nhiều năm kinh nghiệm trên thị trường. Ngoài ra, chính sách quản lý rủi ro, thiết lập các hệ thống thông tin tài chính của từng doanh nghiệp cộng thêm chiến lược phát triển nhân lực đúng cách cũng thể hiện rõ hơn năng lực quản lý tài chính của VND.

Đối với chỉ số khả năng sinh lời, VND đã đảm bảo ngưỡng yêu cầu về sự an toàn, vững chắc khi chưa nhận thấy những dấu hiệu bất ổn từ phía lợi nhuận và doanh thu. Trong giai đoạn tiến hành nghiên cứu, TTCK Việt Nam đang có bước chuyển mình lớn sau đại dịch, vì vậy công ty cần nâng cao sức sinh lời bằng việc tiết kiệm các khoản chi phí phát sinh trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh của mình.

Đối với Công ty Cổ phần Chứng khoán Trí Việt

Sau kết quả nghiên cứu, TVB đã đạt ngưỡng an toàn ở hầu hết các chỉ tiêu đánh giá của mô hình CAMEL. Tỷ lệ vốn chủ so với tổng nguồn vốn hay tổng tài sản đều nằm trong mức an toàn, các tỷ lệ cũng vượt ngưỡng đạt yêu cầu rất cao nên hiệu quả sử dụng vốn của TVB đạt gần 100%.

Tương tự như các công ty khác, TVB cũng có kế hoạch mở rộng hoạt động kinh doanh và đã đạt được những thành tựu nhất định. Việc kinh doanh cũng không bị thua lỗ, lợi nhuận tăng trưởng và trả cổ tức bằng tiền mặt lên đến 19.6% vào cuối năm 2021.

Khả năng thanh toán cũng nằm trong tầm kiểm soát khi tốc độ tăng tài sản ngắn hạn cao hơn tốc độ tăng của nợ ngắn hạn. Đồng thời lượng tiền và tương đương tiền cũng đạt tỷ lệ an toàn nhất định để không phát sinh rủi ro đến từ các khoản nợ.

Đối với Công ty Cổ phần Chứng khoán FPT

FTS cũng đang trong giai đoạn đổi mới nên có rất nhiều thay đổi trong quá trình hoạt động của công ty. Điển hình như trong giai đoạn này, FPT dịch chuyển cơ cấu nguồn vốn sang nguồn vốn vay thay vì sử dụng vốn chủ để đầu tư cho các hoạt động của mình. Điều này giúp công ty tận dụng lợi thế của nguồn vốn nợ thông qua lá chắn thuế đồng thời giảm rủi ro đến từ các khoản nợ dài hạn phát sinh trong kỳ.

Về chất lượng tài sản, FPTS có sự tăng trưởng lớn về các danh mục tài sản trên báo cáo tài chính qua các năm. Tốc độ tăng trưởng tổng tài sản đạt 375% trong vòng 2 năm và kỳ vọng sẽ tiếp tục tăng trưởng trong các năm tiếp theo. Dù vậy, FTS lại không có khoản mục đầu tư ngắn hạn và dài hạn làm mất đi một khoản doanh thu tiềm năng sẽ xuất hiện trong tương lại.

Tương tự như các công ty còn lại, FTS cũng mắc phải vấn đề còn tồn đọng khi xét về khả năng sinh lời, đó chính là chưa tối thiểu được các khoản chi phí hoạt động phát sinh trong kỳ. Doanh thu của công ty cũng chủ yếu đến từ hoạt động môi giới nên để tăng trưởng được doanh thu thì cần chú trọng phát triển cả các nghiệp vụ kinh doanh khác.

3.2.6.2. Hạn chế

Đối với Công ty Cổ phần Chứng khoán VNDirect

Trong vòng ba năm, VND vẫn chưa cải thiện dược các chỉ số thanh toán toán của mình khi chưa đạt đến mức độ an toàn như yêu cầu của UBCKNN. Do tỷ trọng của các loại tài sản ngắn hạn nhỏ hơn nhiều so với mức nợ ngắn hạn đang có của công ty, khả năng thanh khoản của công ty bị giảm xuống, hệ lụy liên quan đến các khoản vay ngắn hạn là hoàn toàn có thể xảy ra. Nếu tình trạng này vẫn còn tiếp diễn trong các năm tài chính tiếp theo, nguy cơ rủi ro về khả năng thanh toán của công ty rất có thể xảy ra với quy mô hệ thống nếu như công ty không có biện pháp để khắc phục được nguyên nhân này.

Đối với Công ty Cổ phần Chứng khoán Trí Việt

Về chất lượng tài sản thì TB vẫn chưa tập trung đầu tư vào danh mục tài sản của mình nên các chỉ số về tài sản đều chưa đạt yêu cầu. Giá trị các loại tài sản ngắn hạn so với tổng tài sản là rất thấp trong khi tốc độ tăng của vốn chủ lại cao hơn, dẫn đến việc TVB nhận giá trị điểm thấp trong khoản mục đánh giá này.

Đối với Công ty Cổ phần Chứng khoán FPT

FPTS mặc dù nằm trong mức an toàn theo quy định của UBCKNN nhưng tỷ lệ cơ cấu vốn chưa có sự ổn định. Công ty đang chuyển hướng sử dụng nguồn vốn đi vay để mở rộng hoạt động kinh doanh, song sẽ có những hệ lụy xảy ra FTS chỉ chú trọng sử dụng một loại nguồn vốn để đầu tư kinh doanh.

Về mặt tài sản, FTS trong ba năm qua không có một khoản đầu tư dài hạn nào, điều này đã ảnh hưởng nhất định đến chỉ số hiệu quả tài sản khi đánh giá mức độ hiệu quả hoạt động của công ty. Ngoài ra, các khoản dự phòng cũng được trích lập, tuy

nhiên để đảm bảo hạn chế rủi ro thì FTS công ty cần trích lập một khoản phù hợp để phòng tránh rủi ro có thể xảy ra.

Khả năng thanh toán của FTS chưa đạt mức yêu cầu khi điểm quy đổi vẫn chưa đạt ngưỡng yêu cầu. Mặc dù vậy, tỷ suất thanh toán của FTS đã được cải thiện trong vòng ba năm khi hệ số tăng trưởng tích cực và tiệm cận mức đạt yêu cầu. Một lí do khác nữa là do sự dịch chuyển cơ cấu nợ cũng góp phần thay đổi khả năng thanh khoản của công ty.

3.2.6.3. Nguyên nhân Nguyên nhân chủ quan

Thứ nhất, năng lực về tài chính của các công ty chưa thực sự ổn định. Cơ cấu về tổng nguồn vốn hiện đang bị mất cân bằng dẫn đến việc các công ty chưa tận dụng hiệu quả tiềm lực vốn của mình, gây ra lãng phí nguồn vốn đầu tư.

Thứ hai, các công ty vẫn chưa tối đa hóa được lợi nhuận do khả năng kiểm soát chi phí hoạt động chưa thật sự tốt.

Thứ ba, kết cấu tài sản chưa có sự cân đối, tính thanh khoản thấp do hệ số danh mục tài sản ngắn hạn có tính thanh khoản ở mức thấp. Điều này làm cho khả năng tận dụng tài sản để tạo ra doanh thu bị giảm sút, làm giảm hiệu quả hoạt động của công ty.

Cuối cùng, do chất lượng nguồn nhân lực của các công ty chưa thực sự cao, thiếu trình độ chuyên môn, chưa đáp ứng được nhu cầu của thị trường. Ngoài ra vẫn vòn một số lỗi đến từ hệ thống an ninh công nghệ thông tin, gây ra các sự bất cân xứng thông tin, ảnh hưởng không tốt đến danh tiếng của doanh nghiệp.

Nguyên nhân khách quan

Thị trường chứng khoán vẫn đang bước vào giai đoạn phục hồi sau diễn biến của đại dịch COVID-19 cũng như những bất ổn trong diễn biến chính trị thế giới. Chỉ số VNIndex cũng chứng kiến sự giảm sâu hơn 200 điểm trong tháng đầu của quý 2 năm nay. Tuy nhiên, các chuyên gia cũng đánh giá được chỉ số sẽ tiếp tục tăng do năm 2022 được kỳ vọng sẽ có nhiều bước tiến lớn trong tất cả các ngành nghề lĩnh vực liên quan. Ngoài ra TTCK Việt Nam cũng được xếp vào danh sách những thị

trường phục hồi tốt nhất thế giới, đánh dấu tiềm năm của thị trường trong các năm tiếp theo.

Thị trường chứng khoán đang có sự cạnh tranh gay gắt khi các CTCK sẽ phát huy tối đa năng lực của mình để thu hút niềm tin từ các nhà đầu tư. Số lượng tài khoản mới, khối lượng giao dịch, số lượng giao dịch cũng ngày một tăng lên, đây cũng là lúc các công ty cần đẩy mạnh truyền thông nhằm thu hút thị phần về phía mình.

Một nguyên nhân khách quan khác đến từ phía khung pháp lý của UBCKNN vẫn chưa có sự thống nhất, đầy đủ và chưa đem đến sự hiệu quả. Ngoài ra, công tác thanh tra cũng chưa được đẩy mạnh, từ đó dẫn đến tâm lý chủ quan, thiếu cảnh giác cho các chủ thể tham gia đầu tư trên thị trường chứng khoán.

Một phần của tài liệu Phân tích đánh giá và so sánh hiệu quả hoạt động của ba công ty chứng khoán tại việt nam qua ứng dụng mô hình camel (Trang 65 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)