CHƯƠNG II. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÁC CTCK THÔNG QUA MÔ HÌNH CAMELS
3.2.4. Khả năng sinh lời – Earnings
3.2.4.1. Khái quát tình hình khả năng sinh lời
Ba năm trở lại đây, đặc biệt là năm 2021 đã chứng kiến thị trường chứng khoán trở nên sôi động với nhiều diễn biến khó lường. Số lượng nhà đầu tư mới tham gia thị trường và khối lượng GD cũng không ngừng tăng. Điều này cũng góp phần giúp cho các CTCK gia tăng lợi nhuận và khẳng định vị thế của mình đối với khách hàng.
Trong cuộc cạnh tranh giữa các CTCK thì việc mở rộng thị phần và tăng doanh thu và lợi nhuận sau thuế là yếu tố được các nhà quản trị đặt lên hàng đầu.
Bảng 2.11 – Khái quát về doanh thu và tốc độ tăng trưởng của ba CTCK giai đoạn 2019 – 2021
Đơn vị: tỷ đồng
2019 2020 2021
Tốc độ tăng trưởng
2019 - 2020 2020 - 2021
VND 1,511.14 2,137.08 6,051.37 41.42% 183.16%
TVB 59.65 156.21 424.84 161.89% 171.97%
FTS 414.57 415.44 1387.62 0.21% 234.01%
(Nguồn: BCTC đã kiểm toán của các công ty)
Trong giai đoạn từ năm 2019 đến 2020, VND và TVB đều có sự tăng trưởng nhất định về doanh thu. Doanh thu năm 2020 của TVB đã tăng hơn ba lần so với số liệu năm 2019. Cụ thể, doanh thu hoạt động của TVB đã tăng từ 59.2 tỷ đồng lên 155.8 tỷ đồng, bên cạnh đó doanh thu hoạt động tài chính cũng tăng nhẹ từ 392 triệu đồng lên 423 triệu đồng. TVB hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực môi giới chứng khoán và cho vay ký quỹ là chủ yếu, vậy nên doanh thu cũng đến từ những hoạt động này. Xếp sau về tốc độ tăng trưởng doanh thu là VND khi trong giai đoạn hai năm, con số này đạt giá trị là 41.42%. Doanh thu ghi nhận năm 2020 là 2,137 tỷ đồng, tăng hơn 625 tỷ đồng. Mặc dù nổi tiếng với lĩnh vực môi giới chứng khoán, thế nhưng VND lại ghi nhận doanh thu cao nhất đến từ việc ghi nhận lãi thông qua tài sản tài chính FVTPL.
Tài sản tài chính ghi nhận qua lãi lỗ (FVTPL) – theo quy định mới, tài sản tài chính FVTPL sẽ được hạch toán theo giá thị trường thay vì giá vốn điều chỉnh cho các khoản lỗ chưa thực hiện từ 2016 trở về trước. Theo đó các khoản lãi chưa thực hiện nhờ thị giá cao hơn giá vốn sẽ được ghi nhận cho dù chứng khoán đã được bán hay chưa và thị giá vào ngày cuối quý trước sẽ được lấy làm giá để tính lỗ/lãi chưa thực hiện cho quý tiếp theo. Tài sản này thường được dùng để các CTCK tự kinh doanh cổ phiếu của công ty mình. Điều này đồng nghĩa với việc doanh thu của VND cao nhất đến từ việc tự doanh chứng khoán. Trái ngược với hai công ty trên thì FTS có sự chững lại khi doanh thu trong giai đoạn 2019 – 2020 chỉ tăng 0.21%. Nguyên nhân là do công ty ghi nhận lãi âm hơn 7 tỷ đồng đến từ việc đầu tư tài sản tài chính FVTPL trên báo cáo tài chính cộng với việc doanh thu hoạt động tài chính giảm hơn 16 tỷ đồng.
Bước sang năm 2021, kinh tế dần được phục hồi sau đại dịch thì các CTCK đều ghi nhận sự phát triển mạnh mẽ trong năm hoạt động tài chính. Dù có bước tiến chậm trong năm 2020 nhưng FTS đã có bước tiến lớn khi đẩy mạnh hoạt động môi giới và hoạt động tự doanh chứng khoán. Điều này được thể hiện rõ hơn khi doanh thu đến từ tài sản FVTPL ghi nhận lãi ở mức 340.38 tỷ đồng, đồng thời doanh thu từ hoạt động môi giới cũng tăng hơn 400 tỷ đồng lên mức 594 tỷ đồng khi kết thúc năm tài chính 2021. Tổng doanh thu ghi nhận tăng 972.18 tỷ đồng và tốc độ tăng trưởng về doanh thu đạt con số ấn tượng là 234.01% so với năm 2020. TVB và VND cũng ghi nhận con số về tốc độ tăng trưởng rất cao, lần lượt là 172% và 183% so với năm trước đó. Trong khi TVB tăng trưởng lên mức 424 tỷ đồng thì VND ghi nhận tăng
thêm gần 4,000 tỷ đồng và đạt đỉnh ở mức 6,051 tỷ đồng vào năm 2021. Doanh thu của hai công ty này đều đến từ hoạt tự doanh chứng khoán, xếp sau là hoạt động môi giới chứng khoán.
Biểu đồ 2.3 – Chi phí hoạt động của ba CTCK giai đoạn 2019 – 2021 Đơn vị: đồng
(Nguồn: BCTC đã kiểm toán của các công ty) Nhìn chung thì hầu hết cả ba công ty đều ghi nhận tăng chi phí hoạt động.
VND trong năm 2021 đã ghi nhận ở mức 2,324 tỷ đồng, tăng thêm 1,650 tỷ đồng so với năm 2020 và tăng hơn 2,000 tỷ đồng so với năm 2019. Chi phí này thì gần một nữa đến từ việc ghi nhận lỗ khi đầu tư các tài sản tài chính FVTPL tăng hơn 3.7 lần, ngoài ra chi phí cũng đến từ việc bảo lãnh cũng như hoạt động môi giới chứng khoán của công ty. Đối với công ty FPTS thì công ty có phát sinh thêm chi phí hoạt động thêm 240 tỷ đồng so với năm 2019 để duy trì hoạt động kinh doanh của mình. TVB là công ty phát sinh ít chi phí nhất trong số ba công ty khi năm 2019 chỉ phát sinh 18.3 tỷ đồng cho chi phí hoạt động. Sang đến năm 2021, công ty phát sinh thêm 43 tỷ đồng để hoạt đồng và nguồn phát sinh chủ yếu đến từ nghiệp vụ môi giới chứng khoán.
0 500,000,000,000 1,000,000,000,000 1,500,000,000,000 2,000,000,000,000 2,500,000,000,000
2019 2020 2021
VND TVB FTS
Bảng 2.12 – Khái quát về lợi nhuận sau thuế và tốc độ tăng trưởng lợi nhuận sau thuế của ba CTCK giai đoạn 2019 – 2021
Đơn vị: tỷ đồng
2019 2020 2021
Tốc độ tăng trưởng
2019 - 2020 2020 - 2021
VND 382.15 692.77 2,382.92 81.28% 243.97%
TVB 19.48 72.29 298.73 271.12% 313.22%
FTS 214.30 170.55 845.98 (20.41%) 396.03%
(Nguồn: BCTC đã kiểm toán của các công ty) Giai đoạn năm 2019 – 2020 đánh dấu sự ảnh hưởng của đại dịch COVID–19, các công ty đều chịu sự tác động không hề nhỏ lên kết quả hoạt động kinh doanh.
FTS cũng nằm trong sự ảnh hưởng đó khi doanh thu năm 2020 đã giảm 20.41% so với năm 2019. Lý giải cho nguyên nhân này chính là do sự sụt giảm về số lượng giao dịch cũng như khó khăn về mặt tài chính mà doanh thu không thể bù đắp được cho các khoản chi phí phát sinh. Ngược với xu hướng giảm lợi nhuận sau thuế của FTS, TVB và VND ghi nhận tăng trưởng lợi nhuận sau thuế khi tăng lần lượt 271.12% và 81.28% so với năm trước đó. Vào thời điểm cuối năm 2020, số dư cho vay của TVB đạt mức gần 580 tỷ đồng, thu nhập trên mỗi cổ phiếu EPS cũng đạt 1,321.79 đồng vào cuối năm 2020 do công ty đã tận dụng thành công sự bùng nổ của TTCK tại thời điểm cuối năm. Theo sau là VND khi lợi nhuận sau thuế tăng trưởng lên mức hơn 692 tỷ đồng. Trong phiên giao dịch cuối năm 2020, chỉ số VN-Index của VND đã vượt mức 1,103 điểm, cùng với đó tổng giao dịch trong quý cuối cùng của năm 2020 cũng tăng hơn 86% so với tổng số lượng cùng kỳ năm trước. VND cũng tiếp tục giữ vững vị thế của mình khi 30% số lượng tài khoản chứng khoán mở mới trên thị trường tương đương với hơn 110,000 tài khoản là đến từ công ty này.
Sang đến năm 2021 thì cùng với bước tiến mạnh mẽ đến từ thị trường, cả ba công ty đều ghi nhận lợi nhuận sau thuế đạt tăng trưởng dương với tốc độ tăng trưởng đáng kinh ngạc. VND ghi nhận tốc độ tăng trưởng đạt 243.97% tương đương với 1690.15 tỷ đồng trong năm 2021, vượt 36% so với kế hoạch kinh doanh ban đầu, giữ vững vị trí đứng đầu về giá trị lợi nhuận sau thuế trong ba CTCK. TVB cũng có sự tăng trưởng ngoạn mục về lợi nhuận khi tăng từ 72.29 tỷ đồng lên gần 300 tỷ đồng, tương đương với 313% so với năm trước đó. Tương tự như TVB, FTS cũng đạt tốc độ tăng trưởng gần 400% khi tăng lợi nhuận sau thuế từ 214.3 tỷ đồng lên 845.98 tỷ đồng vào cuối năm 2021. Công ty cũng đã dành 74 tỷ đồng để chia cổ tức bằng tiền mặt cho các cổ đông của công ty với tỷ lệ cổ tức lên đến 5%.