Quá trình hình thành và phát triển pháp luật về thế chấp tài sản ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Pháp luật về hoạt động thế chấp tài sản tại ngân hàng thương mại thực tiễn thực hiện tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh tỉnh cao bằng (Trang 20 - 23)

CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ THẾ CHẤP TÀI SẢN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VÀ THỰC TIỄN THỰC HIỆN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH TỈNH CAO BẰNG

2.1. Quá trình hình thành và phát triển pháp luật về thế chấp tài sản ở Việt Nam

* Thời kỳ̀ trước năm 1945

Từ thời kỳ phong kiến các chế định về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự đã được hình thành điển hình là hai bộ luật, Bộ luật Hồng Đức thế kỷ XV và Bộ luật Gia Long thế kỷ đã có quy định về một số biện pháp bảo đảm trong khế ước như điển mại, bảo chứng, điển cố tài sản… Tuy nhiên do điều kiện kinh tế-xã hội chưa phát triển và trình độ lập pháp lúc bấy giờ còn nhiều hạn chế nên pháp luật phong kiến Việt Nam chưa có quy định về biện pháp TCTS.

Bước sang thời kỳ Pháp thuộc do chịu ảnh hưởng sâu sắc của pháp luật dân sự Pháp các quy định về TCTS mới được hình thành. Dưới thời Pháp thuộc nước ta bị chia cắt thành ba miền Bắc kỳ, Trung kỳ và Nam kỳ. Mỗi miền có một chế định pháp luật riêng, Bắc kỳ và Trung kỳ là đất bảo hộ các quan hệ pháp luật của hai miền này chịu sự điều chỉnh của BLDS Bắc kỳ (1931) và BLDS trung kỳ (1939) Còn Nam kỳ là thuộc địa nên chịu sự điều chỉnh trực tiếp của BLDS Pháp (1804). Ngoài quy định về các biện pháp bảo đảm đã có ở thời phong kiến BLDS Bắc kỳ và Trung kỳ có có quy đinh thêm về TCTS bảo đảm.

* Thời kỳ từ cách mạng tháng tám năm 1945 đến BLDS 1995.

Cách mạng tháng tám thành công, ngày 10/10/1945 Chủ Tịch Hồ Chí Minh ký sắc lệnh 90SL: "giữ tạm thời các luật lệ hiện hành ở Bắc, Trung, Nam bộ cho đến khi ban hành những bộ luật mới áp dụng cho toàn quốc."Cho phép tạm sử dụng một số luật lệ hiện hành ở ba miền nếu các luật lệ ấy không trái với nguyên tắc độc lập của Việt Nam và chính thể dân chủ cộng hòa theo đó các quy định của luật dân sự trong đó có quy định về TCTS của bộ luật dân sự Bắc kỳ, Trung kỳ và Nam kỳ được áp dụng đến năm 1959 thì bị hủy bỏ bởi chỉ thị 772/TATC.

Đến năm 1960 nước ta thực hiên cơ chế kế hoạch hóa tập trung, quan liêu, bao cấp.

Phương pháp quản lý điều hành mệnh lệnh hành chính đã hạn chế sự bình đẳng và quyền định đoạt của các chủ thể kĩm hãm sự phát triển của pháp luật dân sự nên pháp luật về các biện pháp bảo đảm cũng không phát triển ở giai đoạn này.

Đại hội đảng toàn quốc lần thứ VI đánh dấu sự đổi mới mới toàn diện trong đường lối lãnh đạo của Đảng trên tất cả các lĩnh vực. Đảng chủ chương "phát triển nên kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa." Do yêu cầu của nền kinh tế thị trường nước ta bắt đầu xây dựng chế định về luật dân sự nói chung và biện pháp bảo đảm nói riêng pháp luật về TCTS bắt đầu được điều chỉnh bởi:

"• Pháp lệnh hợp đồng kinh tế 1989 được hướng dẫn chi tiết tại nghị định 17/HĐBT ngày 16/10/1990

• Pháp lệnh hợp đồng dân sự 1991."

Trong lĩnh vực ngân hàng bảo đảm thực hiện hợp đồng tín dụng cũng được quy định trong:

"•Quyết định số 156/NH-QĐ ngày 18/11/1989 của Thống Đốc Ngân hàng nhà nước ban hành bản quy định về thế chấp tài sản để vay vốn ngân hàng.

•Quyết định số 04/NH-QĐ ngày 08/01/1991 của Thống Đốc Ngân hàng nhà nước về thể lệ tín dụng ngắn hạn đối với tổ chức kinh tế."

Ngoài các văn bản pháp luật trên giai đoạn này quy định về TCTS bảo đảm cũng được đề cập đến trong một số văn bản pháp luật khác như:

"• Luật hàng hải Việt Nam ban hành năm 1990 đưa ra quy định về biện pháp thế chấp tàu biển tại điều 29

• Luật hàng không dân dụng Việt Nam ban hành năm 1992 quy định về thế chấp tàu bay tại điều 17 và điều 19

• Luật đất đai ban hành 1993 cho phép thế chấp quyền sử dụng đất để vay vốn ngân hàng và được quy định chi tiết tại nghị định 18/CP ngày 13/02/1995 của chính phủ."

Ở giai đoạn này có sự phân biệt giữa hợp đồng kinh tế và hợp đồng dân sự. Các quan hệ kinh tế được điều chỉnh bởi pháp lệnh hợp đồng kinh tế 1989 còn các quan hệ dân sự được điều chỉnh bởi pháp lệnh hợp đồng dân sự 1991. Đến năm 1995 BLDS 1995 được ban hành có hiệu lực từ ngày 01/07/1996 là một bước tiến quan trọng của hệ thống pháp luật nước ta, các biện pháp bảo đảm được quy định trong bộ luật này gồm bảy biện pháp bao gồm: cầm cố, thế chấp, bảo lãnh, đặt cọc, ký quỹ, bảo lãnh, phạt vi phạm.

* Giai đoạn từ 1995 đến 2005

Để hướng dẫn thực hiện các quy định của BLDS 1995 và BLDS 2005 có nhiều thông tư, nghị định mới được ban hành:

"• Nghị định 165/1999/NĐ-CP của chính phủ ngày 19/11/1999 về giao dịch bảo đảm

• Nghị định 08/2000/NĐ-CP ngày 10/3/2000 của chính phủ về đăng ký giao dịch bảo đảm"

Trong lĩnh vực ngân hàng:

"• Nghị định 178/1999/NĐ-CP ngày 29/12/1999 của chính phủ về bảo đảm tiền vay của các tổ chức tín dụng.

•Thông tư 06/2000/TT-NHNN ngày 04/4/2000 của ngân hàng nhà nước hướng dân thi hành nghị định 178/1999/NĐ-CP.

•Nghị định sơ 85/2002/ND-CP ngày 25/10/2002 của chính phủ về sửa đổi bổ sung nghị định 178/1999/NĐ-CP.

•Thông tư liên tịch số 03/2001/TTLT/NHNN-BTP-BCA-TCTD ngày 23/4/2001 hướng dẫn việc xử lý tài sản bảo đảm.

•Thông tư 07/2003/TT-NHNN ngày 19/5/2003 hướng dẫn các quy định về bảo đảm tiền vay theo nghị định 178/1999/NĐ-CP và Nghị định sơ 85/2002/ND- CP."

* Giai đoạn từ 2005 đến 2021.

Đến khi BLDS 2005 được ban hành chính thức có hiệu lực vào ngày 14/06/2005 sau đó chính phủ đã ban hành nghị định 163/2006/ND-CP ngày 29/12/2006 về giao dịch bảo đảm và bãi bỏ nghị định 178/1999/NĐ-CP ngày 29/12/1999 của chính phủ về bảo đảm tiền vay của các tổ chức tín dụng. Về thế chấp QSDĐ, sau khi Luật đất đai 1993 được ban hành và được bổ sung vào các năm 1998, 2001, 2003 được hướng dẫn bởi rất nhiều thông tư nghị định của Chính Phủ như:

"• Thông tư liên tịch số 20/2011/TTLT-BTP-BTNMT ngày 13/6/2006 hướng dẫn việc đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất.

•Thông tư liên tịch số 09/2016/TTLT-BTP-BTNMT hướng dẫn việc đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất.

• Thông tư liên tịch của các cơ quan có liên quan và hiện nay thông tư 07/2019/

TT-BTP có hiệu lực từ ngày 10/10/2021 là văn bản hiện hành hướng dẫn nội dung về đăng ký quyền sử dụng đất và tài sản găn liền với đất."

So với BLDS 1995 thì BLDS 2005 bổ sung thêm quy định về bên thế chấp sử dụng tài sản của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ cho người khác. Có thể thấy với việc bổ sung thêm quy định này của BLDS 2015 tạo ra cơ sở pháp lý để các bên có thể tự do thỏa thuận lựa chọn, mở rộng đối tượng của biện pháp TCTS.

Tính đến 2021, các quy định về TCTS bảo đảm chủ yếu được quy định bởi:

"• Bộ luật dân sự 2015 có hiệu lực từ ngày 01/01/2017

• Nghị định 102/2017/NĐ-CP ngày 15/10/2017 quy định về đăng ký biện pháp bảo đảm

• Nghị định 21/2021 ND-CP ngày 19/3/2021 quy định thi hành bộ luật dân sự về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ."

Một phần của tài liệu Pháp luật về hoạt động thế chấp tài sản tại ngân hàng thương mại thực tiễn thực hiện tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh tỉnh cao bằng (Trang 20 - 23)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)