Giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về thế chấp tài sản bảo đảm ở Việt Nam hiện nay

Một phần của tài liệu Pháp luật về hoạt động thế chấp tài sản tại ngân hàng thương mại thực tiễn thực hiện tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh tỉnh cao bằng (Trang 59 - 67)

CHƯƠNG III. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ THẾ CHẤP TÀI SẢN TẠI CÁC NHTM Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

3.3. Giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về thế chấp tài sản bảo đảm ở Việt Nam hiện nay

Để pháp luật về hợp đồng TCTS thực thi có hiệu quả, cần thực hiện tốt một số giải pháp sau:

* Về phía cơ quan nhà nước:

Để các quy định của pháp luật được áp dụng có hiệu quả đáp ứng được yêu cầu chính xác, kịp thời và đảm được lợi ích của các chủ thể tham gia vào quan hệ TCTS, cơ quan chức năng cần:

- Về cơ quan lập pháp tiếp tục xây dựng, hoàn thiện các quy định của pháp luật trên cơ sở đồng bộ, thống nhất giữa các quy định của pháp luật. Đối với các quy định còn có sự chồng chéo nên cần đưa ra các văn bản hướng dẫn luật cụ thể, chi

tiết. Cập nhật những vướng mắc khó khăn trên thực tế để kịp thời bổ sung các quy định hoàn chỉnh.

- Về phía Tòa án cần chú trọng đến vấn đề rút ngắn thời gian giải quyết vụ án, loại bỏ quy trình, thủ tục không cần thiết từ thụ lý hồ sơ đến thi hành án. Đưa ra các kiến nghị về bổ sung quy định của pháp luật nếu trong quá trình áp dụng có khó khăn, vướng mắc.

- Có cơ chế giám sát, kiểm tra việc áp dụng các quy định đã ban hành trong thực tiễn của các chủ thể tham gia vào quan hệ pháp luật TCTS để nâng cao hiệu quả thực thi cũng như hạn chế những sai phạm, lạm dụng quy định của pháp luật.

* Đối với các NHTM:

- Cần tiến hành rà soát, tổng kết, đánh giá việc tổ chức, thực hiện pháp luật về thế chấp TSBĐ tại các NHTM một cách thường xuyên để kịp thời để tìm ra những hạn chế, bất cập phải khắc phục và sửa đổi cho phù hợp.

- Các NHTM cần tích cực tham gia vào việc đóng góp ý kiến vào dự thảo các văn bản quy phạm pháp luật quan trọng của Quốc Hội, Chính Phủ và Ngân Hàng Nhà Nước nhằm góp phần hoàn thiện thể chế pháp luật ngân hàng bám sát vào thực tiễn nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật, chủ động nắm bắt những vướng mắc, xung đột pháp lý giữa các văn bản pháp luật liên quan trong quá trình áp dụng để kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xem xét, tháo gỡ.

- Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, phổ biến pháp luật về biện pháp bảo đảm nói chung, pháp luật về thế chấp tài sản nói riêng, nâng cao ý thức, sự hiểu biết pháp luật cho cán bộ, công chức và khách hàng đi vay.

- Nâng cao chất lượng và bổ sung đội ngũ các bộ có trình độ chuyên môn cao từ trụ sở chính đến các chi nhánh, điểm giao dịch thông qua cơ chế tuyển chọn nhân sự nghiêm ngặt hơn. Cử cán bộ, nhân viên ngân hàng học các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ một cách thường xuyên.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 3

Chương 3 của khóa luận đã đưa ra một số kiến nghị để hoàn thiện pháp luật về TCTS trên cơ sở những bất cập khi áp dụng các quy định của pháp luật vào thực tiễn.

Đối với các quy định pháp luật không còn phù hợp các nhà làm luật cần sửa đổi, thay thế cho phù hợp với thực tiễn. Ngoài ra cũng cần xây dựng thêm một số điều khoản để quy định của pháp luật được chi tiết hơn. Đối với NHTM cần tiếp tục nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật thế chấp bằng việc nâng cao trình độ chuyên môn, bồi dưỡng nghiệp vụ của cán bộ, nhân viên ngân hàng, thắt chặt các khâu trong quy trình tín dụng đảm bảo sử dụng vốn an toàn và có hiệu quả cao.

KẾT LUẬN

Để đảm bảo được quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể trong các giao dịch dân sự, các bên thường thỏa thuận lựa chọn một biện pháp bảo đảm quy định rõ quyền và nghĩa vụ của các bên và sẽ được thực hiện khi một trong các bên vi phạm hợp đồng.

TCTS là một biện pháp được thường xuyên sử dụng nhờ có tính ưu việt. Vì vậy hoàn thiện pháp luật về TSTC là một vấn đề rất được chú trọng.

Với mục tiêu đã đề ra ban đầu của đề tài "Pháp luật về hoạt động thế chấp tài sản tại ngân hàng thương mại- Thực tiễn thực hiện tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn chi nhánh tỉnh Cao Bằng" đã thực hiện các nội dung sau:

- Trình bày khái quát lý luận chung về hoạt động TCTS tại NHTM.

- Nêu và phân tích các đặc điểm, vai trò của biện pháp TCTS tại NHTM. Phân tích các quy định của pháp luật và bất cập khi áp dụng vào thực tiễn.

- Trình bày kết quả thực thi Pháp luật về TCTS bảo đảm tại NHNN & PTNT chi nhánh tỉnh Cao Bằng, những hạn chế còn tồn đọng trong quá trình áp dụng.

- Kiến nghị một số giải pháp để sửa đổi, bổ sung hoàn thiện pháp luật thế chấp nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật trong thực tiễn.

Trong quá trình nghiên cứu tôi còn gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận, thu thập số liệu, thống kê vì vậy số liệu sử dụng trong bài viết còn ít, nguồn tài liệu tham khảo chưa nhiều. Với những gì đã trình bày trong bài khóa luận tôi rất mong muốn đề tài của mình được góp phần vào việc hoàn thiện pháp luật về TCTS bảo đảm.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Quốc hội (2005), Luật dân sự, ngày 24 tháng 11 năm 2015

2. Quốc hội (2010), Luật các tổ chức tín dụng, ngày 16 tháng 6 năm 2010 3. Quốc Hội (2013), Luật đất đai, ngày 29 tháng 11 năm 2013

4. Quốc Hội (2014), Luật Công Chứng, ngày 20 tháng 06 năm 2014 5. Quốc Hội (2014), Luật nhà ở, ngày 25 tháng 11 năm 2014

6. Quốc Hội (2015), Bộ luật dân sự, ngày 24 tháng 11 năm 2015

7. Quốc Hội (2015), Bộ luật tố tụng dân sự, ngày 25 tháng 11 năm 2015 8. Bộ luật dân sự Cộng hòa Pháp (2005), Nxb Tư pháp, Hà Nội

9. Bộ luật dân sự và thương mại Thái Lan (1995), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 10. Chính phủ (2006), Nghị định số 163/2006/NĐ-CP về giao dịch bảo đảm, ngày 29 tháng 12 năm 2006

11.Chính Phủ (2016), Thông tư số 39/2016/TT-NHNN quy định về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng, ngày 30 tháng 12 năm 2016

12. Quốc Hội (2017) Nghị quyết 42/2017/QH14 về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng, ngày 21 tháng 6 năm 2017

13. Chính phủ (2021), Nghị định số 102/2017/NĐ-CP quy định thi hành bộ luật dân sự, ngày 01 tháng 9 năm 2017

14. Bộ Tư Pháp (2019), thông tư số 07/2019/TT-BTP hướng dẫn một số nội dung về đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất, ngày 25 tháng 11 năm 2019

15. Từ điển Tiếng Việt (2008), Nxb Đà Nẵng, Đà, Nẵng

16. Giáo trình Tín dụng ngân hàng. Chủ biên PGS-TS. Tô Ngọc Hưng năm 2014 17. Báo Cáo UBND Tỉnh Cao Bằng (2021), số 471/BC-UBND rào soát quy định của pháp luật về đăng ký biện pháp bảo đảm và sơ kết kết quả thực tiễn thi hành

nghị định số 102/2017/NĐ-CP ngày 1/9/2017 về đăng ký biện pháp bảo đảm trên địa bàn tỉnh Cao Bằng.

18. Quyết định số 20/QĐKNGĐT-VKS-DS về kháng nghị giám đốc thẩm đối với bản án dân sự phúc thẩm số 31/2019/ DS-PT ngày 24/10/2019 của Tòa án nhân dân tỉnh Cao Bằng.

19. Báo cáo số 1710/NHNo-TD Tổng kết chuyên đề tín dụng năm 2021 mục tiêu, giải pháp thực hiện nhiệm vụ năm 2022.

20. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn chi nhánh Cao Băng năm 2021.

21. Bùi Thị Duyên (2014). Pháp luật về thế chấp tài sản để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự- thực trạng và phương hướng hoàn thiện, Luận án thạc sĩ luật học.

22. Nguyễn Trung Hiếu (2015), Thế chấp và xử lý tài sản thế chấp theo pháp luật dân sự Việt Nam hiện hành, Luận án thạc sĩ luật học.

23. Agribank tỉnh Cao Bằng kỷ niệm 30 năm Ngày thành lập

<http://caobangtv.vn/tin-tuc-n19109/agribank-tinh-cao-bang-ky-niem-30-nam- ngay-thanh-lap.html> truy cập ngày 17/5/2022

24. Đảng bộ cơ quan Ngân hàng Trung ương với việc lãnh đạo, chỉ đạo điều hành chính sách tiền tệ và hoạt động ngân hàng, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Khối các cơ quan Trung ương lần thứ XII và Đại hội XII của Đảng <http://dukcqtw.dcs.vn/dang-bo-co-quan-ngan-hang-trung-uong-voi-viec- lanh-dao-chi-dao-dieu-hanh-chinh-sach-tien-te-va-hoat-dong-ngan-hang-gop- phan-thuc-hien-thang-loi-nghi-quyet-dai-hoi-dang-bo-khoi-cac-co-quan-trung- uon-duk13065.aspx.> Truy cập ngày 17/5/2022

25. Hoàn thiện pháp luật về đăng ký biện pháp bảo đảm

<https://baochinhphu.vn/print/hoan-thien-phap-luat-ve-dang-ky-bien-phap-bao- dam-102301993.htm> truy cập ngày 18/5/2022

26. Thực trạng hệ thống pháp luật về giao dịch bảo đảm và những tác động tới quá trình xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng

<https://tapchinganhang.gov.vn/thuc-trang-he-thong-phap-luat-ve-giao-dich-bao- dam-va-nhung-tac-dong-toi-qua-trinh-xu-ly-no-xau-cua-.htm.> truy cập 18/5/2022 27. Hoàn thiện pháp lý cho giao dịch bảo đảm.

<https://www.tinnhanhchungkhoan.vn/hoan-thien-phap-ly-cho-giao-dich-bao- dam-post269341.html.> truy cập ngày 18/5/2022

28. Thế chấp quyền sử dụng đất là tài sản chung của hộ gia đình

<https://tapchitoaan.vn/bai-viet/phap-luat/the-chap-quyen-su-dung-dat-la-tai-san- chung-cua-ho-gia-dinh.> Trung cấp ngày 18/5/2022

29. Báo cáo tổng hợp kinh nghiệm của một số quốc gia về pháp luật về giao dịch bảo đảm

<http://vibonline.com.vn/bao_cao/bao-cao-tong-hop-kinh-nghiem-cua-mot-so- quoc-gia-ve-phap-luat-ve-giao-dich-bao.> truy cập ngày 19/5/2022

30. Đề xuất kéo dài thời hạn áp dụng Nghị quyết 42 về thí điểm xử lý nợ xấu

<https://baochinhphu.vn/de-xuat-keo-dai-thoi-han-ap-dung-nghi-quyet-42-ve-thi- diem-xu-ly-no-xau-102220307143341384.htm> truy cập ngày 19/5/2022

Một phần của tài liệu Pháp luật về hoạt động thế chấp tài sản tại ngân hàng thương mại thực tiễn thực hiện tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh tỉnh cao bằng (Trang 59 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)