CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ THẾ CHẤP TÀI SẢN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VÀ THỰC TIỄN THỰC HIỆN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH TỈNH CAO BẰNG
2.2. Thực trạng pháp luật về thế chấp tài sản tại các NHTM
2.2.2 Quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng thế chấp tài sản tại NHTM
* Nghĩa vụ của bên thế chấp.
"Giao giấy tờ liên quan đến tài sản thế chấp trong trường hợp các bên có thỏa thuận." Như vậy khi ký kết hợp đồng TCTS bên thế chấp không phải chuyển giao TSTC cho NHTM. Tuy nhiên, với quy định trên thì TSTC bị kiểm soát bởi ngân hàng và quyền định đoạt tài sản của bên thế chấp bị hạn chế, trong các giao dịch mua bán tài sản đặc biệt là bất động sản và các động sản có đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng thì bên bán không thể chuyển giao quyền tài sản cho bên mua khi không có giấy tờ pháp lý chứng nhận quyền sở hữu tài sản.
Do không phải chuyển giao tài sản nên bên thế chấp cũng cần lưu ý: "Bảo quản, giữ gìn tài sản thế chấp" và có nghĩa vụ: "sửa chữa hoặc thay thế bằng tài sản khác có giá trị tương đương." Việc đưa ra quy định này rất cần thiết vì đối với các loại TSTC như phương tiện giao thông, máy móc, thiết bị, dây chuyền sản xuất của doanh nghiệp…Trong quá trình khai tác công dụng của các tài sản này người sử dụng thì mong muốn tối ưu hóa thời gian sử dụng nhằm giảm được chi phí khấu hao, tăng năng suất lao động nên việc hư hỏng hay giảm giá trị thường xuyên xảy ra đối với các loại tài sản này, trong khi bên nhận bảo đảm các tài sản này lại mong muốn giá trị tài sản tăng lên hoặc được giữ nguyên vẹn để đủ bù đắp cho khoản tiền đã cho vay của mình. Ngoài ra trong quy định về vấn đề này pháp luật cũng yêu cầu bên thế chấp: "Áp dụng các biện pháp cần thiết để khắc phục, kể cả phải ngừng việc khai thác công dụng tài sản thế chấp nếu do việc khai thác đó mà tài sản thế chấp có nguy cơ mất giá trị hoặc giảm sút giá trị."
Bên cạnh đó, bên thế chấp còn có nghĩa vụ: "Cung cấp thông tin về thực trạng tài sản thế chấp cho bên nhận thế chấp" và "Thông báo cho bên nhận thế chấp về các quyền của người thứ ba đối với tài sản thế chấp." Để đảm bảo rằng bên nhận thế chấp nắm bắt được các thông tin cần thiết của TSBĐ và có biện pháp xử lý kịp thời để hạn chế được rủi ro thấp nhất và ngăn ngừa được khoản vay rơi vào tình trạng không có TSBĐ.
* Quyền của bên thế chấp.
Bên thế chấp có quyền: "Được bán, thay thế, trao đổi tài sản thế chấp, nếu tài sản đó là hàng hóa luân chuyển trong quá trình sản xuất, kinh doanh." Nhằm tránh trường hợp hàng hóa hết giá trị sử dụng và ảnh hưởng đến công việc kinh doanh của bên thế chấp do các loại hàng hóa này trong quá trình kinh doanh luôn có sự thay đổi, biến động về cả số lượng và chất lượng. Ngoài ra bên thế chấp cũng có thể "bán, trao đổi, tặng cho tài sản không phải là hàng hóa luân chuyển trong quá trình sản xuất kinh doanh nếu được bên nhận thế chấp đồng ý." Như vậy về bản chất bên thế chấp chỉ có quyền định đoạt khi được sự đồng ý của ngân hàng.
Trong thời gian hợp đồng thế chấp có hiệu lực, bên thế chấp vẫn có quyền "Khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản thế chấp, trừ trường hợp hoa lợi, lợi tức cũng là tài sản thế chấp theo thỏa thuận." Nếu các bên không có thỏa thuận về sự phân chia thì hoa lợi, lợi tức sẽ thuộc về bên TCTS và bên thế chấp còn được phép "Đầu tư để làm tăng giá trị của tài sản thế chấp."
BLDS 2015 cũng mở rộng quyền của bên thế chấp là "Được cho thuê, cho mượn tài sản thế chấp." Tuy nhiên vẫn phải thông báo cho bên thuê biết và có sự đồng ý của ngân hàng.
2.2.2.2 Quyền và nghĩa vụ của bên nhận thế chấp (Điều 322 và Điều 323 BLDS 2015):
* Quyền của bên nhận thế chấp.
Bên nhận thế chấp có quyền: "Bên Nhận thế chấp có quyền xem xét, kiểm tra trực tiếp." Khâu kiểm tra TSTC là một trong những khẩu quan trọng để có thể giám sát được được tình hình sử dụng tài sản của bên thế chấp, tình trạng của tài sản. Đối với thế chấp bằng tài sản hình thành trong tương lai thì việc giám sát, kiểm tra quá trình hình thành tài sản nhằm mục đích là đảm bảo chắc chắn tài sản sẽ được hình thành.
Tuy nhiên việc giám sát bị giới hạn trong việc "không được cản trở hoặc gây khó khăn cho việc hình thành, sử dụng, khai thác tài sản thế chấp." Đây là một trong những quy định bảo vệ lợi ích của bên thế chấp trong việc khai thác hiệu quả TSTC.
Cùng với đó: "Bên nhận thế chấp được Yêu cầu bên thế chấp phải cung cấp thông tin
về thực trạng tài sản thế chấp" và "Yêu cầu bên thế chấp áp dụng các biện pháp cần thiết để bảo toàn tài sản, giá trị tài sản trong trường hợp có nguy cơ làm mất giá trị hoặc giảm sút giá trị của tài sản do việc khai thác, sử dụng." Việc trao cho bên nhận thế chấp quyền năng này là rất phù hợp bởi vì hơn ai hết người đang sử dụng tài sản là người hiểu rõ nhất về thực trạng của tài sản và nguy cơ bị mất tài sản vì vậy việc cung cấp các thông tin cần thiết và áp dụng biện pháp phòng ngừa các rủi ro trong quá trình sử dụng tài sản là cần thiết.
Khi bên thế chấp không thực hiện nghĩa vụ hoặc thực hiện không đúng, không đầy đủ thì bên nhận thế chấp có quyền xử lý TSTC đây là quyền quan trọng nhất của bên thế chấp để đảm bảo thu hồi được nợ khi bên vay không có khả năng thanh toán hoặc cố ý không thực hiện nghĩa vụ thanh toán.
Theo khoản 2, Điều 297 BLDS 2015 quy định quyền truy đòi TSTC từ người thứ ba của bên nhận thế chấp “Người thứ ba” được hiểu là người xác lập các giao dịch về TSTC sau khi biện pháp thế chấp đã được đăng ký giao dịch bảo đảm tại cơ quan có thẩm quyền, người thứ ba có thể đã biết hoặc không biết tài sản đã bị thế chấp do bên thế chấp cố tình lừa dối. Tuy nhiên, pháp luật dân sự chưa quy định về trường hợp người thứ ba xác lập giao dịch về TSTC trước khi tài sản đó được đăng ký biện pháp bảo đảm mà hợp đồng thế chấp đã được ký kết thì bên nhận thế chấp có quyền truy đòi hay có quyền ưu tiên thanh toán khi xử lý đối với người thứ ba không? và cũng cần đưa ra quy định về bảo vệ lợi ích của bên thứ ba ngay tình trong trường hợp này.
Đối với các tài sản trong quá trình thế chấp, bên thế chấp có thể bán, BLDS 2015 cũng thể hiện tính linh hoạt trong việc quy định: "quyền yêu cầu bên mua thanh toán tiền, số tiền thu được hoặc tài sản hình thành từ số tiền thu được trở thành tài sản thế chấp thay thế cho số tài sản đã bán." Quy định này thể hiện tính linh hoạt của pháp luật vừa tránh được tình trạng tài sản bị hao hụt hoặc mất giá trị lại vừa đảm bảo được ngân hàng vẫn có TSBĐ mới cho khoản vay.
Liên quan đến quyền của bên nhận thế chấp tại Điều 7, Nghị quyết số 42/2017/QH14 về thí điểm xử lý nợ của các tổ chức tín có quy định: "Trường hợp bên bảo đảm, bên giữ tài sản không giao tài sản bảo đảm cho tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức mua bán, xử lý nợ xấu để xử lý thì tổ chức tín dụng, chi nhánh
ngân hàng nước ngoài, tổ chức mua bán, xử lý nợ xấu được thu giữ tài sản bảo đảm theo quy định tại điều này." Việc trao cho bên nhận bảo đảm có quyền thu giữa tài sản đã góp phần tích cực vào việc giảm nợ xấu. Theo báo cáo kết quả thực hiện nghị quyết số 42/2017/ND-CP thí điểm về xử lý nợ xấu: "Nợ xấu của hệ thống các tổ chức tín dụng đã được xử lý, kiểm soát và tỷ lệ nợ xấu nội bảng được duy trì ở mức dưới 2%" (Kiên, 2022). Tuy nhiên nghị quyết này chỉ áp dụng thí điểm từ 15/8/2017 đến 31/12/2021 đến nay đã hết hiệu lực.
* Nghĩa vụ của bên nhận thế chấp.
Về nghĩa vụ của bên nhận thế chấp được quy định tại Điều 322, BLDS 2015 bao gồm các nghĩa vụ sau:
"1. Trả các giấy tờ cho bên thế chấp sau khi chấm dứt thế chấp đối với trường hợp các bên thỏa thuận bên nhận thế chấp giữ giấy tờ liên quan đến tài sản thế chấp.
2. Thực hiện thủ tục xử lý tài sản thế chấp theo đúng quy định của pháp luật."
Dễ dàng nhận thấy theo các quy định trên của BLDS thì NHTM là bên có nhiều quyền hơn do đây là chủ thể dùng tài sản để cho vay và cũng không trực tiếp nắm giữa tài sản nên quyền lợi dễ bị xâm hại hơn.
2.2.2.3. Quyền và Nghĩa vụ của chủ thể khác:
Xuất hiện trong hợp đồng thế chấp khi các bên có thể thỏa thuận giao TSTC cho người thứ ba cầm giữ, quyền và nghĩa vụ của bên thứ ba quy định tại Điều 324 BLDS 2015 theo đó người thứ ba giữ tài sản có quyền: "khai thác công dụng của tài sản nếu có thỏa thuận "và "được trả thù lao và chi phí bảo quản, giữ gìn tài sản." Tuy nhiên bên thứ ba cũng phải bồi thường thiệt hại nếu làm mất, hư hỏng hay giảm sút giá trị tài sản và dừng việc khai thác công dụng của tài sản khi xảy ra các vấn đề trên. Khi hết thời hạn giữ tài sản hoặc một trong các bên có yêu cầu hoặc các bên có thỏa thuận với nhau thì bên thứ ba có nghĩa vụ: "Giao lại tài sản thế chấp cho bên nhận thế chấp hoặc bên thế chấp."
Trong các quy định về bên thứ ba cầm giữ TSTC NĐ 21/2021/NĐ-CP mới chỉ tiếp cận về việc tài sản do người thứ ba quản lý trên phương diện xác lập hợp đồng gửi
giữ mà chưa đưa ra các quy định về trường hợp khác như: tài sản đang chịu sự quản lý của cơ quan tiến hành tố tụng, cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính trong các trường hợp bên thế chấp vi phạm các quy định của pháp luật và cơ quan nhà nước có thẩm quyền thu giữ TSTC thì pháp luật cũng chưa quy định về cách thức bên nhận thế chấp lấy lại tài sản để xử lý.