Những hạn chế còn tồn tại trong quá trình thực hiện pháp luật về thế chấp tài sản bảo đảm tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn chi nhánh tỉnh Cao Bằng

Một phần của tài liệu Pháp luật về hoạt động thế chấp tài sản tại ngân hàng thương mại thực tiễn thực hiện tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh tỉnh cao bằng (Trang 49 - 55)

CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ THẾ CHẤP TÀI SẢN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VÀ THỰC TIỄN THỰC HIỆN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH TỈNH CAO BẰNG

2.2. Thực tiễn thực hiện pháp luật về thế chấp tài sản bảo đảm tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn chi nhánh tỉnh Cao Bằng

2.2.3. Những hạn chế còn tồn tại trong quá trình thực hiện pháp luật về thế chấp tài sản bảo đảm tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn chi nhánh tỉnh Cao Bằng

Thứ nhất, Trong quy trình thẩm định NHTM và cán bộ của ngân hàng thẩm định hồ sơ vay vốn chưa nghiêm ngặt dẫn đến việc cho khách hàng dùng TSBĐ chưa đủ điều kiện để đảm bảo cho khoản vay, tài sản đã thực hiện một hoặc một số có giao dịch khác trước khi thế chấp; thiếu sự giám sát, kiểm tra sát sao trong quá trình cho bên

thế chấp khai thác công dụng của TSBĐ làm bị hư hỏng, giảm giá trị sử dụng hay mất tài sản thế chấp.

Dẫn chiếu đến vụ việc xảy ra vào năm 2019:

Anh T là chủ công ty TNHH một thành viên X chuyên sản xuất đường. Tháng 7/2019, do mở thêm một chi nhánh sản suất đường mới nhưng thiếu vốn nên anh T đã làm hồ sơ vay vốn tại NHNN và PTNT chi nhánh Cao Bằng và dùng thiết bị, máy móc sản xuất đường có trị giá là 500 triệu đã sử dụng được 12 năm làm TSTC cho khoản vay 400 triệu tại ngân hàng. Hồ sơ của Anh T được duyệt và giải ngân vào ngày 29/7/2019. Cuối năm 2020 do nhu cầu về sử dụng đường phục vụ cho dịp tết nguyên đán 2020 tăng cao nên anh A đã tăng thêm thời gian sản xuất trong một ngày lên 2 giờ. Do thiết bị máy móc sản xuất đường sử dụng đã lâu và hoạt động nhiều hơn trong dịp tết nên đã dẫn đến sự hư hỏng và không thể sửa chữa. Sau khi biết được tình trạng thiết bị, máy móc thế chấp của công ty X không còn giá trị sử dụng ngân hàng đã yêu cầu anh T thế chấp bằng một tài sản khác và đến tháng 3/2021 anh T đã thay tài sản thế chấp là QSDĐ đang làm trụ sở của công ty làm TSBĐ.

Trong vụ việc trên cho thấy nhân viên ngân hàng thiếu sự giám sát, kiểm tra trong quá trình cho bên thế chấp khai thác công dụng không áp dụng các biện pháp ngăn chặn kịp thời dẫn đến tài sản bị hư hỏng.

Thứ hai, vấn đề thiếu nguồn nhân lực.

Phòng pháp chế ngân hàng ở chi nhánh tỉnh và các chi nhánh huyện chỉ bao gồm 1 đến 2 cán bộ, nhân viên pháp chế mà trong một năm số lượng văn bản pháp luật ban hành rất nhiều, vấn đề thế chấp tài sản liên quan đến nhiều mảng nghiệp vụ khác nhau mà cán bộ pháp chế chủ yếu học ngành luật làm cho công tác phổ biến quy định của pháp luật về thế chấp, cũng như việc cập nhật các quy định mới về thế chấp chưa được kịp thời. Quá trình tham gia vào giải quyết tranh chấp cũng kéo dài thời gian do chưa chuẩn bị kịp thời các tài liệu cũng như người đại diện để tham gia tố tụng.

Thứ ba, hạn chế trong quá trình xử lý TSBĐ.

Như đã trình bày ở phần trên của khóa luận các khoản nợ tồn đọng của ngân hàng đa phần đều có TSBĐ là QSDĐ hoặc nhà ở, công trình xây dựng trên đất vì vậy nếu

nhận các tài sản này để sử dụng dường như là không thể thực hiện vì quá tỷ lệ tài sản cố định so với vốn chủ sở hữu mà nhận để cho thuê kinh doanh thì không được pháp luật cho phép. Do đó, việc tự bán TSBĐ của ngân hàng gặp nhiều khó khăn vì trình thụ, thủ tục bán còn phụ thuộc vào sự hợp tác của chủ sở hữu tài sản.

Tiếp đó là vấn đề khi tiến hành xử lý TSBĐ về đất đai hay nhà ở, các công trình liên quan đến đất đai xảy ra các trường hợp trên thửa đất dùng làm TSTC, sau khi ký hợp đồng thế chấp QSDĐ thì vẫn xây các công trình nhà ở trên thửa đất đó làm cho quá trình xử lý tài sản bị gián đoạn hoặc thêm nhiều thủ tục hơn. Có nhiều trường hợp chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất và người có QSDĐ không đồng thời là một thì việc xử lý TSTC rất dễ xảy ra tranh chấp với người thứ ba có quyền và lợi ích liên quan hoặc là trường hợp QSDĐ hay quyền sở hữu nhà ở thuộc về nhiều cá nhân.

Dẫn chiếu đến vụ tranh chấp về hợp đồng TCTS xảy ra tại TAND Tỉnh Cao Bằng:

Ngày 9/8/2016 chị Nông thị D lập hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng thửa đất số 28, tờ số 15, Phường Tân Giang, Thành phố Cao Bằng với diện tích 219m2 cho vợ chồng ông Bùi Văn T và bà Hoàng Thị M (hai bên cùng có địa chỉ thường trú tại tổ 15, phường Tân Giang, thành phố Cao Bằng) với tổng số tiền chuyển nhượng QSDĐ là 300 triệu đồng. Hợp đồng quyền sử dụng đất đã được công chứng và việc chuyển nhượng đã được đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền ghi trong nội dung thay đổi quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà và tài sản gắn với đất

Ngày 14/12/2017 vợ chồng anh T đã thế chấp quyền sử dụng mảnh đất này để bảo đảm khoản vay tại NHNN & PTNT chi nhánh Cao Bằng với giá trị khoản vay là 600 triệu đồng trong thời hạn vay là 36 tháng để mua căn hộ chung cư.

Tuy nhiên đến năm 2018 có tranh chấp xảy ra trong việc phân chia tài sản thừa kế giữa các anh, chị, em trong gia đình giữa chị Nông thị D, Nông văn C, Nông Thị H trong đó có quyền sử dụng thửa đất số 28. Do đó là thửa đất Cha mẹ để lại trước khi chết mà không đề lại di chúc. Anh C, chị H cho rằng trước đó chị D đã có hành vi lừa dối các anh chị ký vào văn bản tặng cho QSDĐ. Anh C đã khởi kiện lên TAND thành phố Cao Bằng yêu cầu Tòa án tuyên hợp đồng chuyển

QSDĐ giữa chị D và vợ chồng anh T vô hiệu. Tuy nhiên thì vụ tranh chấp đến nay vẫn chưa có bản án nào được thi hành.

Đến đầu tháng 9/2019 do kinh doanh thua lỗ, vợ chồng anh T không có khả năng trả nợ nên khoản vay của anh T bị chuyển nợ quá hạn từ tháng 12/2019 và đến năm 2021 chuyển sang nợ xấu. Tính đến ngày 15/6/2021 tổng tiền gốc và lãi phải là 352 triệu đồng. Ngân Hàng Agribank Cao Bằng khởi kiện lên TAND thành phố Cao Bằng yêu cầu cơ quan thi hành án xử lý TSBĐ của vợ chồng anh T để thu hồi nợ.

Đến nay do chưa giải quyết xong tranh chấp về thừa kế tài sản của gia đình nhà chị D nên ngân hàng vẫn chưa thể tiến hành xử lý tài sản là QSDĐ được vợ chồng anh T thế chấp để thu hồi nợ.

Ngoài ra vấn đề về thực hiện định giá khi xử lý tài sản cũng gặp nhiều vướng mắc ở khâu định giá trị tài sản có ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả xử lý tài sản, ảnh hưởng đến lợi ích của các bên. Mong muốn của các NHTM là rút ngắn thời gian xử lý TSBĐ và thu hồi nợ tối đa. Trong việc xử lý tài sản có thể xảy ra 2 trường hợp trái ngược nhau không như mong muốn của hai bên: ở khâu định giá bán thì giá khởi điểm đấu giá quá cao dẫn đến kéo dài thời gian bán tài sản; ngược lại định giá đấu giá khởi điểm quá thấp gây thiệt hại cả ngân hàng và khách hàng.

Tại Ngân hàng NN & PTNT Cao Bằng: khi tiến hành đấu giá QSDĐ của Ông Lý Văn C trên cơ sở thi hành bản án (Cục Thi hành án dân sự tỉnh Cao Bằng), đấu giá QSDĐ lần đầu từ tháng 12/2015 với giá khởi điểm 120 triệu đồng, sau 4 phiên đấu giá, tháng 5 năm 2016 đấu giá thành công ngân hàng thu nợ được 90 triệu đồng so với giá khởi điểm xuống 40 triệu đồng sau 5 tháng mới có người mua.

Thứ tư, do địa hình vùng núi chịu nhiều ảnh hưởng của các yếu tố khách quan bên ngoài như sạt lở, lũ lụt… làm cho các khoản vay mất TSTC hoặc TSTC mất đi một phần về cả số lượng và chất lượng khiến cho việc thu hồi tài sản để xử lý cũng như việc thu hồi hết các khoản nợ gặp từ nhiều khó khăn.

Thứ năm, khi tiến hành giải quyết tranh chấp qua tòa án, thì qua một vài năm, qua nhiều cấp xét xử sơ thẩm, phúc thẩm… mới có một bản án, quyết định có hiệu lực để tiến hành xử lý TSTC.

Cùng vụ án tranh chấp về hợp đồng thế chấp QSDĐ giữa vợ chồng anh T và NHNN

& PTNT Cao Bằng vụ án đã kéo dài từ năm 2019 đến nay vẫn chưa quyết định hay bản án được thi hành mặc dù đã tiến hành xét xử sơ thẩm, phúc thẩm và hiện nay đang được kháng nghị giám đốc thẩm.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 2

Có thể thấy, từ xưa đến nay mặc dù đã có nhiều văn bản pháp luật được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế nhiều lần quy định về TCTS nhưng thực tiễn áp dụng các quy định đó còn gặp nhiều khó khăn do chưa có sự thống nhất giữa các ngành luật khác nhau, một số các quy định chưa rõ ràng dẫn đến sự mâu thuẫn trong quá thực thi gây khó khăn cho hoạt động kinh doanh của NHTM và việc tiếp cận nguồn vốn của người dân. Do vậy yêu cầu về việc tiếp tục hoàn thiện pháp luật về TCTS là hết sức cần thiết. Tên cơ sở đó tại chương 2 khóa luận đã tìm hiểu và chỉ ra một số hạn chế trong quy định của pháp luật và thi hành trên thực tiễn để đưa ra một số kiến nghị góp phần hoàn thiện pháp luật.

Một phần của tài liệu Pháp luật về hoạt động thế chấp tài sản tại ngân hàng thương mại thực tiễn thực hiện tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh tỉnh cao bằng (Trang 49 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)