Định hướng hoàn thiện pháp luật

Một phần của tài liệu Pháp luật về hoạt động thế chấp tài sản tại ngân hàng thương mại thực tiễn thực hiện tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh tỉnh cao bằng (Trang 55 - 59)

CHƯƠNG III. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ THẾ CHẤP TÀI SẢN TẠI CÁC NHTM Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

3.1 Định hướng hoàn thiện pháp luật

Yêu cầu về hội nhập kinh tế quốc tế là vấn đề được đặt ra đối với tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế trong đó tín dụng ngân hàng cũng không ngoại lệ. Trên cơ sở thể chế hóa chủ chương chính sách của Đảng trong những năm đổi mới là phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Thì hoàn thiện pháp luật về thế chấp TSBĐ luôn được chú trọng và đáp ứng được yêu cầu của nền kinh tế. Tuy nhiên, với tốc độ phát triển nhanh của nền kinh tế- xã hội các quy định cũ của pháp luật khó tránh khỏi lạc hậu, không còn phù hợp để áp dụng trong thực tiễn. Vì vậy để nâng cao hiệu quả thực thi và đáp ứng yêu cầu đổi mới nền kinh tế, các quy định của pháp luật phải được sửa đổi, bổ sung kịp thời với những định hướng sau:

Thứ nhất, hoàn thiện pháp luật trên cơ sở bám sát chủ chương, đường lối của Đảng và yêu cầu thực tiễn để chủ động đề xuất các giải pháp phù hợp trong xây dựng và hoàn thiện pháp luật về TCTS theo những nội dung định hướng trong các văn kiện Đảng, các nghị quyết, chỉ thị, kết luận của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, các cấp ủy về từng lĩnh vực ngân hàng.

Hiện nay nước ta đang thể chế kinh tế- chính trị định hướng Xã Hội Chủ Nghĩa các quyền về quyền sở hữu, quyền tự do kinh doanh, quyền bình đẳng giữa các doanh nghiệp thuộc mọi hình thức sở hữu và thành phần kinh tế...; được pháp luật bảo vệ tôn trọng và bảo đảm thực hiện các quyền con người, quyền công dân trong các lĩnh vực của đời sống dân sự được ghi nhận trong hiến pháp.

Thứ hai, tập trung hoàn thiện thể chế, chính sách, pháp luật phù hợp với cơ chế thị trường.

Phát triển đồng bộ, nâng cao hiệu quả hoạt động của các thị trường tài chính, tiền tệ, trên nền tảng công nghệ số với kết cấu hạ tầng, công nghệ và phương thức giao dịch hiện đại. Pháp luật được xây dựng để phục vụ cho thực tiễn thúc đẩy cho kinh tế phát triển ổn định cho nên các quy định của pháp về TCTS cũng phải đảm bảo sự phù

hợp và xử lý được những bất cập trong thực tiễn, tạo lập hành lang pháp lý để bảo đảm tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài tham gia vào quan hệ tín dụng, Thứ ba, đẩy mạnh việc hoàn thiện pháp luật gắn với nâng cao hiệu lực, hiệu quả tổ chức thi hành pháp luật, xây dựng được hệ thống pháp luật thống nhất, đồng bộ.

Các văn bản pháp luật liên quan đến TCTS cần có sự thống nhất, đồng bộ, hạn chế sự mâu thuẫn, chồng chéo với các văn bản pháp luật trong các lĩnh vực khác.

Đồng thời, các quy định đó cũng cần phải đảm bảo có khả năng thi hành trong thực tiễn và tuân thủ các nguyên tắc công khai, minh bạch và ổn định, tránh tình trạng các văn bản pháp luật có hiệu lực thi hành quá ngắn đã phải sửa và thay đổi liên tục. Hơn nữa, các quy định về TCTS không chỉ điều chỉnh các mối quan hệ xã hội và giải quyết các vấn đề trong nước cũng cần bổ sung thêm các quy định liên quan đến yếu tố nước ngoài mở rộng chủ thể tham gia vào quan hệ thế chấp nâng cao sức cạnh tranh của các NHTM trên thị trường quốc tế.

Thứ tư, pháp luật về TCTS ở Việt Nam cần điều chỉnh cho phù hợp với pháp luật quốc tế.

Hiện nay với xu hướng hội nhập kinh tế toàn cầu Việt Nam đã tham gia vào các tổ chức kinh tế, diễn đàn kinh tế thế giới và trong khu vực vì vậy hoàn thiện pháp luật về TCTS tại NHTM ở Việt Nam phải đáp ứng yêu cầu chủ động hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng; nội luật hóa đầy đủ, kịp thời cam kết tại các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, nhất là các hiệp định thương mại mới đề thúc đẩy kinh tế phát triển bắt kịp với sự đổi mới của thời đại.

3.2. Giải pháp hoàn thiện pháp luật về thế chấp tài sản bảo đảm tại các NHTM ở Việt Nam hiện nay.

Thứ nhất, các quy định liên quan đến chủ thể tham gia TCTS.

Pháp luật về TCTS bảo đảm nên đưa ra quy định rõ ràng hơn về bên thế chấp và bên đi vay trong trường hợp sử dụng tài sản của người khác để bảo đảm cho khoản vay của mình từ việc đưa các khái niệm về bên bảo đảm, bên được bảo đảm, nội dung và cách thức xác lập quyền và nghĩa vụ giữa bên thế chấp và bên đi vay, hậu quả pháp lý xảy ra nếu một trong hai bên vi phạm thỏa thuận... Với việc bổ sung thêm các quy

định này nhằm phân biệt rõ rãng với khái niệm "bảo lãnh" và "bên bảo lãnh" trong hợp đồng dân sự. Công nhận quyền của bên bảo đảm được yêu cầu bên được bảo đảm hoàn trả lại giá trị TSTC đã bị xử lý và hình thức hoàn trả.

Đối với các quy định về người thứ ba là người bảo quản và cầm giữa TSTC cũng nên bổ sung các quy định về việc có thiết lập thêm một hợp đồng riêng giữa bên nhận thế chấp, bên thế chấp và người thứ ba quy định cụ thể về quyền và nghĩa vụ giữa các bên, hình thức thanh toán thù lao, trách nhiệm trong việc thông báo định kỳ về tình trạng của tài sản…

Đối với bên thế chấp là hộ gia đình sử dụng tài sản là QSDĐ để thế chấp. Cần có quy định rõ ràng về cách thức xác định thành viên trong hộ gia đình có thể là xác định theo sổ hộ khẩu hoặc theo sự đóng góp vào tài sản chung.

Thứ hai, quy định về TSTC.

Về nguyên tắc các vấn đề liên quan đến tài sản hình thành trong tương lai cũng được các bên thỏa thuận trong hợp đồng. Tuy nhiên, cũng cần bổ sung thêm quy định về trường hợp hợp đồng thế chấp bằng hình thành trong tương lai đã được xác lập nhưng tại thời điểm bên thế chấp vi phạm nghĩ vụ trong hợp đồng tín dụng quyền đối với tài sản của bên nhận thế chấp phát sinh mà tại thời điểm đó tài sản chưa hình thành, hình thành chưa đầy đủ, quyền sở hữu tài sản của bên thế chấp vẫn chưa xác lập. Do đó, bên nhận thế chấp chưa thể thực hiện quyền gì đối với tài sản đó, mặc dù hợp đồng thế chấp đã phát sinh hiệu lực, vốn vay cũng đã được giải ngân đi vào sử dụng điều sẽ ảnh hưởng đến quyền lợi của bên nhận bảo đảm. Cho nên để áp dụng BLDS 2015 một cách hiệu quả, tác giả cho rằng, cơ quan có thẩm quyền cần ban hành văn bản hướng dẫn chi tiết quy định về tài sản hình thành trong tương lai của BLDS 2015 đặc biệt là quy định tài sản chưa hình thành, sử dụng tài sản khác thay thế cho tài sản chưa hình thành tại thời điềm bên nhận thế chấp có quyền xử lý tài sản.

Thứ ba, hoàn thiện pháp luật về đăng ký giao dịch bảo đảm.

Để hạn chế được rủi ro cho bên nhận thế chấp cần và tra cứu thông tin về TSTC nhanh chóng, chính xác cần có cơ chế công khai các thông tin liên quan đến TSTC bằng việc thiết lập trang thông tin dữ liệu về giao dịch bảo đảm chung của cơ quan

có thẩm quyền để có thể tra cứu trực tuyến. Đảm bảo tính cập nhật liên tục và chính xác các thông tin về tài sản đã được đăng ký bảo đảm để các chủ thể có thể dễ dàng nắm bắt được thông tin một cách dễ dàng, chính xác. Rút gọn thủ tục đăng ký giao dịch bảo đảm, tăng cường sự đồng bộ giữa các cơ quan nơi có thẩm quyền đăng ký.

Đưa ra một văn bản hướng dẫn chung về trình tự thủ tục đăng ký biện pháp bảo đảm của các oại tài sản tại các cơ quan có thẩm quyền.

Thứ tư, đơn giản hóa thủ tục, trình tự giải quyết tranh chấp về hợp đồng TCTS.

Nên khôi phục lại quy định về thủ tục rát gọn trong nghị quyết 42/2017/NĐ-CP về thí điểm xử lý nợ xấu, thêm và đó pháp luật nên có hướng dẫn chi tiết hơn quy định rõ ràng hơn về trình tự, thủ tục tố tụng rút gọn. Thực hiện thủ tục tố tụng trong giaỉ quyết tranh chấp cần dựa trên căn cứ, điều kiện đơn giản, tôn trọng sự thảo thuận trong hợp đồng thế chấp của các bên, hiệu lực pháp lý của đăng ký biện pháp bảo đảm.

Thứ năm, hoàn thiện pháp luật về xử lý TSBĐ, tạo điều kiện cho các tổ chức tín dụng

Về định giá tài sản, pháp luật nên có quy định rõ ràng hơn trong việc xác định ưu tiên thỏa thuận về giá của các bên hay vẫn phải tuân thủ theo nguyên tắc phù hợp với giá cả thị trường. Có cơ chế bảo mật thông tin của bên thế chấp trong trường hợp sử dụng phương thức đấu giá tài sản nhất là đối với bên thế chấp là doanh nghiệp vì vấn đề này ảnh hưởng rất lớn đến việc kinh doanh. Quy định chi tiết về trình tự, thủ tục, các yêu cầu, điều kiện cho việc áp dụng từng phương thức xử lý tài sản.

Pháp luật về TCTS cần đưa ra hình thức xử phạt đối với việc cố ý không giao tài sản để xử lý của bên thế chấp để răn đe, ngăn chặn bên thế chấp không hợp tác trong việc giao tài sản để xử lý qua đó rút gọn thời gian

Khôi phục quy định về quyền trực tiếp nắm giữ, thu giữ ngay TSTC để xử lý không cần phải qua thủ tục tố tụng, không cần phải sự ủy quyền hay đồng ý của bên nhận bảo đảm theo NQ 42/2017/NĐ-CP để phòng ngừa các trường hợp bên thế chấp cố ý gian lận nhằm ngăn chặn việc tẩu tán, phá hủy tài sản bảo đảm hoặc thực hiện việc

khai thác công năng qua mức dẫn đến hư hỏng, giảm sút giá trị của TSBĐ do tác động của con người, môi trường tự nhiên hoặc kịp thời xử lý TSBĐ..

Thứ sáu, bảo vệ lợi ích của bên nhận bảo đảm và bên thứ ba.

Bảo về lợi ích của bên nhận thế chấp, bên thứ ba ngay tình từ việc đưa ra các giải thích rõ ràng hơn theo hướng hợp đồng đã phát sinh hiệu lực kể từ thời điểm giao kết hoặc thời điểm mà các bên thỏa thuận trong hợp đồng còn việc đặt ra yêu cầu về đăng ký giao địch bảo đảm đối với một số tài sản như QSDĐ, quyền sở hữu nhà ở…chỉ mang tính chất hoàn thiện về mặt thủ tục để xác lập hiệu lực đối kháng với người thứ ba và thứ tự ưu tiên thanh toán. Quy định rõ ràng hơn về quyền truy đòi lại tài sản của bên nhận thế chấp trong trường biện pháp bảo đảm đó chưa được đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền. Thêm vào đó quy định về việc bên thứ ba ngay tình được bồi thường về việc thực hiện giao dịch mua, bán TSTC với bên thế chấp mà không biết trước đó tài sản đã được bên thế chấp thỏa thuận sử dụng làm TSBĐ trong hợp đồng vay.

Cần phải rà soát lại quy định tại BLDS năm 2015 và các luật chuyên ngành để đưa ra một khái niệm đồng bộ giúp cho các chủ thể tham gia vào quan hệ TCTS. Hiểu đúng, đầy đủ cũng như việc áp dụng luật của các cơ quan có thẩm quyền trong giải quyết tranh chấp trở nên dễ dàng hơn.

Một phần của tài liệu Pháp luật về hoạt động thế chấp tài sản tại ngân hàng thương mại thực tiễn thực hiện tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh tỉnh cao bằng (Trang 55 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)