CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH
1.3. Một số phương pháp chủ yếu trong phân tích tài chính doanh nghiệp
Phương pháp so sánh là phương pháp quan trọng và được sử dụng phổ biến trong phân tích tài chính doanh nghiệp nhằm nghiên cứu sự biến động, xác định mức độ biến động của các chỉ tiêu phân tích bằng cách dựa trên việc so sánh số liệu với một chỉ tiêu cơ sở (chỉ tiêu gốc) để thấy rõ xu hướng thay đổi tình hình tài chính doanh nghiệp, đánh giá sự tăng trưởng hay suy thoái trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Khi tiến hành so sánh cần giải quyết các vấn đề về điều kiện so sánh và tiêu chuẩn so sánh:
- Điều kiện so sánh:
Phải tồn tại ít nhất hai đại lƣợng cần so sánh;
Có cùng nội dung kinh tế;
Thống nhất về phương pháp và đơn vị tính;
Thu thập trong cùng một độ dài thời gian;
Được quy đổi về cùng một quy mô và điều kiện kinh doanh tương tự nhau.
- Tiêu chuẩn so sánh:
Là các chỉ tiêu đƣợc chọn làm căn cứ so sánh (còn gọi là chỉ tiêu gốc). Tùy vào mục đích và yêu cầu của phân tích mà chọn chỉ tiêu làm gốc cho phù hợp.
Phương pháp so sánh thường được sử dụng dưới 3 hình thức: So sánh bằng số tuyệt đối, so sánh bằng số tương đối và so sánh bình quân.
So sánh bằng số tuyệt đối là dựa trên kết quả của phép trừ giữa trị số của chỉ tiêu kỳ phân tích và chỉ tiêu lấy làm gốc. Kết quả so sánh cho biết khối lƣợng, quy mô biến động của các chỉ tiêu kinh tế. Qua đó thấy đƣợc sự thay đổi hoặc sự khác biệt về quy mô của một chỉ tiêu kinh tế.
So sánh bằng số tương đối là dựa trên kết quả của phép chia giữa trị
số của chỉ tiêu kỳ phân tích so với chỉ tiêu gốc, thể hiện tốc độ tăng trưởng, xu hướng biến động của các chỉ tiêu, được thể hiện dưới dạng tỷ lệ (%).
So sánh bằng số bình quân cho thấy mức độ mà đơn vị đạt đƣợc so với bình quân chung của tổng thể, ngành, khu vực. Qua đó, các nhà quản lý xác định đƣợc vị trí hiện tại của doanh nghiệp trong tổng thể, ngành, khu vực.
- Kỹ thuật so sánh: Có hai hình thức:
So sánh theo chiều ngang: là việc so sánh, đối chiếu tình hình biến động cả về số tuyệt đối và số tương đối trên từng chỉ tiêu, trên từng BCTC của doanh nghiệp qua đó xác định sự biến động tăng, giảm và mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến chỉ tiêu phân tích.
So sánh theo chiều dọc: là việc sử dụng các tỷ lệ, các hệ số thể hiện mối tương quan giữa các chỉ tiêu trong từng BCTC và giữa các BCTC của doanh nghiệp. Qua đó, phân tích sự biến động về cơ cấu hay những quan hệ tỷ lệ giữa các chỉ tiêu trong hệ thống báo cáo tài chính doanh nghiệp.
1.3.2. Phương pháp phân tích tỷ lệ
Phương pháp phân tích tỷ lệ là phương pháp truyền thống được dùng phổ biến trong phân tích tài chính. Việc sử dụng các tỷ lệ giúp các nhà phân tích khai thác có hiệu quả những số liệu và phân tích một cách có hệ thống hàng loạt tỷ lệ theo chuỗi thời gian liên tục hoặc theo từng giai đoạn.
Trong phân tích tài chính doanh nghiệp, các tỷ số tài chính đƣợc phân thành các nhóm chỉ tiêu đặc trƣng phản ánh các nội dung cơ bản theo mục tiêu phân tích của DN. Đó thường là các nhóm tỷ lệ về khả năng thanh toán, tỷ lệ về cơ cấu vốn và nguồn vốn, tỷ lệ về năng lực kinh doanh, tỷ lệ về khả năng sinh lời. Mỗi nhóm tỷ lệ lại bao gồm nhiều tỷ lệ phản ánh riêng lẻ, từng bộ phận của hoạt động tài chính trong mỗi trường hợp khác nhau, tùy theo giác độ phân tích, người phân tích lựa chọn các nhóm chỉ tiêu khác nhau để phục vụ mục tiêu phân tích của mình.
1.3.3. Phương pháp Dupont
Mô hình Dupont là kỹ thuật đƣợc sử dụng để phân tích khả năng sinh lời của một doanh nghiệp bằng các công cụ quản lý hiệu quả truyền thống.
Mô hình Dupont tích hợp nhiều yếu tố của báo cáo thu nhập với bảng cân đối kế toán. Trong phân tích tài chính, người ta vận dụng mô hình Dupont để phân tích mối liên hệ giữa các chỉ tiêu tài chính qua việc tách một chỉ tiêu tổng hợp thành chuỗi các tỷ số có mỗi quan hệ nhân quả với nhau. Từ đó chúng ta có thể phát hiện ra những nhân tố đã ảnh hưởng đến chỉ tiêu phân tích theo một trình tự nhất định. Đồng thời cho phép nhà phân tích có thể đánh giá đầy đủ và khách quan các nhân tố tác động đến hiệu quả sản xuất kinh doanh, từ đó tiến hành công tác cải tiến tổ chức quản lý, đƣa ra các quyết định đúng đắn, nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh cho doanh nghiệp.
Phân tích tài chính dựa vào mô hình Dupont có ý nghĩa rất lớn đối với quản trị doanh nghiệp. Điều đó không chỉ đƣợc biểu hiện ở chỗ: có thể đánh giá hiệu quả kinh doanh một cách sâu sắc và toàn diện. Đồng thời, đánh giá đầy đủ và khách quan đến những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Từ đó, đề ra đƣợc hệ thống các biện pháp tỉ mỉ và xác thực nhằm tăng cường công tác cải tiến tổ chức quản lý doanh nghiệp, góp phần không ngừng nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp ở các kỳ tiếp theo.
Dưới góc độ các đối tượng quan tâm đến tình hình tài chính của DN, một trong những chỉ tiêu quan trọng nhất là hệ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE). Do vốn chủ sở hữu là một phần của tổng nguồn vốn hình thành nên tài sản, nên ROE sẽ phụ thuộc vào hệ số lợi nhuận trên tổng tài sản. Mối quan hệ này đƣợc thể hiện bằng mô hình Dupont nhƣ sau:
=
*
Hay ROE = ROA*Hệ số nhân vốn
Mô hình Dupont có thể tiếp tục đƣợc triển khai chi tiết thành:
=
*
*
Hay ROE = Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu*Hiệu suất sử dụng tổng tài sản*Hệ số nhân vốn
Nhƣ vậy, qua triển khai có thể thấy ROE đƣợc cấu thành từ 3 nhân tố chính. Để tăng ROE, tức là tăng hiệu quả kinh doanh, doanh nghiệp có 3 sự lựa chọn cơ bản là tăng một trong ba yếu tố trên:
- Tăng doanh thu, giảm chi phí, nâng cao chất lƣợng của sản phẩm, từ đó tăng lợi nhuận của doanh nghiệp.
- Tác động tới cơ cấu tài chính của doanh nghiệp thông qua điều chỉnh tỷ lệ nợ vay và tỷ lệ vốn chủ sở hữu cho phù hợp với năng lực hoạt động.
- Tăng hiệu suất sử dụng tài sản, nâng cao số vòng quay của tài sản, thông qua việc vừa tăng quy mô về doanh thu thuần, vừa sử dụng tiết kiệm và hợp lý về cơ cấu của tổng tài sản.
Khi áp dụng công thức Dupont vào phân tích, có thể tiến hành so sánh chỉ tiêu ROE của doanh nghiệp qua các năm. Sau đó phân tích xem sự tăng trưởng hoặc tụt giảm của chỉ số này qua các năm bắt nguồn từ nguyên nhân nào, từ đó đưa ra nhận định và dự đoán xu hướng của ROE trong các năm sau.
1.3.4. Phương pháp đồ thị
Phương pháp này dùng để minh hoạ các kết quả tài chính thu được trong quá trình phân tích bằng các biểu đồ, sơ đồ,… Phương pháp đồ thị giúp người phân tích thể hiện được rõ ràng, trực quan về diễn biến của các đối tượng nghiên cứu và nhanh chóng có phân tích định hướng các chỉ tiêu tài chính để tìm ra nguyên nhân sự biến đổi các chỉ tiêu, từ đó kịp thời đƣa ra các biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh.
1.3.5. Phương pháp khác
Ngoài các phương pháp trên, phân tích tài chính còn có thể sử dụng các phương pháp như phương pháp loại trừ, phương pháp đồ thị, phương pháp liên hệ cân đối, phương pháp chi tiết, phương pháp liên hệ,... và nhiều phương
pháp khác.
Khi tiến hành phân tích tổng thể tài chính daonh nghiệp, nên áp dụng linh hoạt, xen kẽ các phương pháp phân tích sẽ đem lại hiệu quả cao hơn khi chỉ sử dụng một phương pháp phân tích nhất định.