Phân tích tình hình tài sản và nguồn vốn

Một phần của tài liệu Phân tích tài chính công ty cổ phần gid đầu tư và phát triển xây dựng (Trang 49 - 56)

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH QUA HOẠT ĐỘNG PHÂN TÍCH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN GID ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN XÂY DỰNG

2.2. Phân tích tài chính Công ty Cổ phần GID Đầu tƣ và Phát triển Xây dựng

2.2.1. Phân tích tình hình tài sản và nguồn vốn

2.2.1.1. Phân tích tình hình tài sản

Dựa vào Bảng CĐKT, ta tiến hành phân tích tình hình tài sản nhƣ sau:

- Phân tích cơ cấu tài sản:

Bảng 2.1. Bảng cơ cấu tài sản

Đơn vị tính: triệu đồng

Chỉ tiêu

2018 2019 2020

Giá trị Tỷ trọng

(%) Giá trị Tỷ trọng

(%) Giá trị Tỷ trọng (%) Tài sản ngắn hạn 7.904 100 9.147 97,40 10.323 97,68 Tiền và các khoản tương

đương tiền 1.596 20,19 2.750 29,28 2.196 20,78

Các khoản phải thu ngắn

hạn 4.103 51,91 3.385 36,05 3.872 36,64

Hàng tồn kho 1.782 22,55 2.818 30,01 4.211 39,85

Tài sản ngắn hạn khác 424 5,36 194 2,07 44 0,42

Tài sản dài hạn 0 245 2,61 245 2,32

Các khoản phải thu dài hạn 0 0 0

Tài sản cố định 0 0 0

Bất động sản đầu tƣ 0 0 0

Xây dựng dở dang cơ bản 0 245 2,61 245 2,32

Tài sản dài hạn khác 0 0 0

Tổng cộng tài sản 7.904 100 9.391 100 10.568 100

(Nguồn: Tổng hợp dựa vào BCTC của Công ty năm 2018 - 2020)

Qua Bảng 2.1 ta thấy:

Tổng tài sản của công ty tăng dần qua các năm, cơ cấu tổng tài sản bao gồm trên 97% là tài sản ngắn hạn. Công ty chủ yếu đầu tƣ vào tài sản ngắn hạn. TSNH chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số tài sản của công ty và tăng dần qua 3 năm. Cụ thể năm 2018, TSNH chiếm tỷ trọng 100%TTS và các năm 2019, 2020 lần lƣợt chiểm tỷ trọng là 97,4%TTS và 97,68%TTS%. Trong khi đó TSDH chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng số tài sản, trong năm 2019 và 2020 chiếm tỷ trọng lần lƣợt là 2,61%TTS và 2,32%TTS. Do đặc thù công ty là thi công trình xây dựng nên công ty đầu tƣ chủ yếu vào tài sản ngắn hạn.

- Phân tích tình hình biến động các khoản mục của tài sản:

Ta lập đƣợc Bảng 2.2 nhƣ sau:

Bảng 2.2. Bảng tình hình biến động các khoản mục của tài sản

Đơn vị tính: triệu đồng

Chỉ tiêu 2018 2019 2020

Chênh lệch 2019 - 2018

Chênh lệch 2020 - 2019

+/- % +/- %

Tài sản ngắn hạn 7.904 9.147 10.323 1.243 15,7 1.176 12,86 Tiền và các khoản tương

đương tiền 1.596 2.750 2.196 1.154 72,3 -554 -20,15 Các khoản phải thu ngắn hạn 4.103 3.385 3.872 -718 -17,5 487 14,39 Hàng tồn kho 1.782 2.818 4.211 1.036 58,1 1.393 49,43 Tài sản ngắn hạn khác 424 194 44 -230 -54,2 -150 -77,32

Tài sản dài hạn 0 245 245 245

Các khoản phải thu dài hạn 0 0 0

Tài sản cố định 0 0 0

Bất động sản đầu tƣ 0 0 0

Xây dựng dở dang cơ bản 0 245 245 245

Tài sản dài hạn khác 0 0 0 0

Tổng cộng tài sản 7.904 9.391 10.568 1.487 18,8 1.177 12,53

(Nguồn: Tổng hợp dựa vào BCTC của Công ty năm 2018 - 2020)

Căn cứ bảng 2.1 và bảng 2.2 ta thấy:

TSNH của công ty tăng qua các năm với các con số lần lƣợt là 7.904 triệu đồng (năm 2018), 9.147 triệu đồng (năm 2019) và 10.323 triệu đồng (năm 2020). Có thể thấy sự tăng lên của TSNH chủ yếu do sự tăng lên của các khoản mục tiền và tương đương tiền, các khoản phải thu ngắn hạn và hàng tồn kho.

Cụ thể, tiền và các khoản tương đương tiền năm 2018 là 1.596 triệu đồng, năm 2019 tăng thêm 1.154 triệu đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng là 72,3%. Năm 2020, khoản mục này giảm đi 554 triệu đồng so với năm 2019, tương ứng với tỷ lệ giảm là 20,15%, tuy nhiên vẫn chiếm tỷ trọng trên 20%TTS. Sự gia tăng về tiền và các khoản tương đương tiền giúp cho khả năng về thanh toán ngắn hạn của công ty tăng lên, nhƣ các khoản tiền để thanh toán các nguyên vật liệu đầu vào cho sản xuất, thi công công trình thì công ty đáp ứng đƣợc tốt các khoản vay nợ ngắn hạn này. Tuy nhiên việc dự trữ nhiều tiền mặt dẫn đến việc bị lãng phí khoản mục này khi mà công ty có thể dùng để đầu tƣ sinh lợi cho công ty.

Các khoản phải thu ngắn hạn trong 3 năm chiếm tỷ trọng từ 36% - 52%

TTS. Tuy phải thu khách hàng năm 2019 giảm 718 triệu đồng, tương ứng với tỷ lệ là 17,5% so với năm 2018, nguyên nhân do công ty đã thu hồi đƣợc vốn từ một số nhà thầu đã quyết toán xong toàn bộ công trình thi công. Song đến cuối năm 2020 khoản mục này lại tăng trở lại, tăng thêm 487 triệu đồng, tương ứng tỷ lệ là 14,39% so với năm 2019, chủ yếu do công ty khách hàng đã hoàn thành hạng mục phần việc của mình, chất lƣợng thi công đảm bảo, đúng tiến độ, tuy nhiên phải đợi quyết toán tổng toàn bộ công trình cùng với các nhà thầu khác nên công ty chƣa hạch toán giảm khoản phải thu này.

Hàng tồn kho của công ty tăng mạnh qua các năm, chiếm tỷ trọng khoảng 22%TTS – 40%TTS. HTK năm 2019 tăng gần gấp đối so với năm

2018, từ 1.782 triệu đồng tăng lên thành 2.818 triệu đồng, tương ứng tăng với tỷ lệ là 58,1%. Trong năm 2020, giá trị HTK tiếp tục tăng thêm 1.393 triệu đồng so với năm 2019. Giá trị HTK chủ yếu nằm ở giá trị các hợp đồng, công trình mà công ty đang thi công, tuy nhiên do chƣa quyết toán hồ sơ để thanh toán nên đƣợc công ty hạch toán vào khoản mục xây dựng dở dang cơ bản.

Mặt khác do ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 khiến cho một số công trình thi công bị đình trệ, cũng khiến cho giá trị HTK tăng lên.

TSDH năm 2019 và năm 2020 là 245 triệu đồng do công ty hạch toán giá trị HTK chƣa quyết toán hồ sơ sang khoản mục xây dựng dở dang cơ bản.

Nguyên nhân trong các năm của TSCĐ và TSDH khác đều không có, trong đó TSCĐ của công ty do khấu hao lũy kế tăng và công ty không đầu tƣ thêm TSCĐ. TSCĐ của công ty đến cuối năm 2017 đƣợc ghi nhận là 115 triệu đồng, đây là giá trị còn lại sau khấu hao của máy móc thiết bị. Giá trị khoản mục này không còn số dƣ vào cuối năm 2018 do trong năm công ty đã thanh lý toàn bộ máy móc thiết bị.

Qua những phân tích trên, ta thấy quy mô hoạt động của công ty tăng lên, tuy nhiên khoản phải thu và hàng tồn kho vẫn ở mức tương đối cao, công ty cần đẩy nhanh quá trình thu hồi các khoản phải thu để tránh bị chiếm dụng vốn, tăng chi phí sử dụng vốn.

2.2.1.2. Phân tích tình hình nguồn vốn

Dựa vào BCĐKT, ta tiến hành phân tích tình hình nguồn vốn nhƣ sau:

- Phân tích cơ cấu nguồn vốn:

Bảng 2.3. Bảng cơ cấu nguồn vốn

Đơn vị tính: triệu đồng

Chỉ tiêu

2018 2019 2020

Giá trị

Tỷ trọng

(%)

Giá trị

Tỷ trọng

(%)

Giá trị

Tỷ trọng

(%)

Nợ phải trả 3.782 47,85 4.229 45,03 5.296 50,11

Nợ ngắn hạn 3.782 47,85 4.229 45,03 5.296 50,11

Phải trả người bán ngắn hạn 2.419 30,6 2.719 28,95 4.360 41,26 Người mua trả tiền trước ngắn hạn 58 0,73 122 1,3 67 0,63 Thuế và các khoản phải nộp Nhà

nước 221 2,8 15 0,16 32 0,3

Phải trả ngắn hạn khác 0,79 0,01 1,6 0,02 1,4 0,01

Nợ dài hạn 0 0 0

Vốn chủ sở hữu 4.122 52,15 5.162 54,97 5.272 49,89 Vốn góp của chủ sở hữu 6.420 81,22 7.420 79,01 7.420 70,21 Lợi nhuận sau thuế chƣa phân

phối -2.298 -29,07 -2.258 -24,04 -2.148 -20,33

Tổng cộng nguồn vốn 7.904 100 9.391 100 10.568 100

(Nguồn: Tổng hợp dựa vào BCTC của Công ty năm 2018 – 2020) Dựa vào bảng 2.3 ta thấy:

Tổng nguồn vốn của công ty tăng dần qua các năm, cơ cấu nguồn vốn bao gồm nợ phải trả chiếm tỷ trọng 45%-50%TNV, còn lại là vốn chủ sở hữu.

Trong 3 năm, 100% nợ phải trả của công ty là khoản mục nợ ngắn hạn, công ty không phát sinh khoản mục nợ dài hạn. Nợ ngắn hạn chủ yếu là do chiếm dụng vốn của nhà cung cấp/khách hàng đầu ra và vay nợ tổ chức tín dụng (kể từ khi thành lập đến nay thì công ty mới chỉ phát sinh hoạt động vay vốn theo hạn mức ngắn hạn tại tổ chức tín dụng duy nhất là Ngân hàng Bưu điện Liên Việt – Chi nhánh Hà Nội, bắt đầu từ tháng 09 năm 2018).

Vốn chủ sở hữu chủ yếu đƣợc hình thành từ nguồn vốn góp của cổ đông và lợi nhuận sau thuế chƣa phân phối. Công ty luôn cố gắng duy trì việc chiếm dụng vốn ở mức phù hợp, đảm bảo khả năng tự chủ, độc lập về tài chính.

- Phân tích tình hình biến động các khoản mục của nguồn vốn Bảng 2.4. Bảng tình hình biến động các khoản mục của nguồn vốn

Đơn vị tính: triệu đồng

Chỉ tiêu 2018 2019 2020

Chênh lệch 2019 - 2018

Chênh lệch 2020 - 2019

+/- % +/- %

Nợ phải trả 3.782 4.229 5.296 447 11,8 1.067 25,2

Nợ ngắn hạn 3.782 4.229 5.296 447 11,8 1.067 25,2

Phải trả người bán ngắn hạn 2.419 2.719 4.360 300 12,4 1.641 60,4 Người mua trả tiền trước ngắn

hạn 58 122 67 64 110,3 -55 -45,1

Thuế và các khoản phải nộp

Nhà nước 221 15 32 -206 -93,2 17 113,3

Phải trả ngắn hạn khác 0,79 1,6 1,4 0,81 102,5 -0,2 -12,5

Nợ dài hạn 0 0 0

Vốn chủ sở hữu 4.122 5.162 5.272 1.040 25,2 110 2,1

Vốn góp của chủ sở hữu 6.420 7.420 7.420 1.000 15,6 0 -

Lợi nhuận sau thuế chƣa phân

phối -2.298 -2.258 -2.148 40 -1,7 110 -4,9

Tổng cộng nguồn vốn 7.904 9.391 10.568 1.487 18,8 1.177 12,5

(Nguồn: Tổng hợp dựa vào BCTC của Công ty năm 2018 - 2020) Dựa vào bảng 2.3 và bảng 2.4 ta thấy:

Nợ ngắn hạn của công ty tăng qua các năm, chủ yếu phát sinh từ khoản mục phải trả người bán ngắn hạn. Phải trả người bán ngắn hạn đóng góp khoảng 28%-41%TNV. Công ty có quan hệ kinh doanh tốt nên có tới hơn 50 nhà cung cấp đầu vào, đảm bảo không bị phụ thuộc vào một số nhà cung cấp nhất định, có thể linh hoạt trong quá trình lựa chọn nhà cung cấp, kể cả khi phát sinh những công trình ở xa trung tâm. Về mặt phương thức thanh toán

với các nhà cung cấp thì công ty thường tạm ứng 50%-70% giá trị ngay sau khi ký hợp đồng, phần còn lại thanh toán ngay sau khi giao hàng và cung cấp đủ chứng từ, một số trường hợp sẽ thanh toán theo hợp đồng cụ thể. Vì vậy công ty rất có uy tín trong các mối quan hệ kinh doanh với các nhà cung cấp.

Trong giai đoạn này do công ty trúng thầu nhiều công trình hơn nên đầu vào cung cấp cũng cần tăng lên, đồng nghĩa với việc khoản mục nợ ngắn hạn của công ty cũng tăng lên, không phải nguyên nhân chính là công ty không có đủ tài chính nên phải đi vay nợ hay nợ nhà cung cấp tăng lên.

Vốn chủ sở hữu của công ty liên tục tăng trong 3 năm do sự tham gia đóng góp thêm vốn của các cổ đông. Điều này phù hợp với sự gia tăng quy mô tổng tài sản và doanh thu thuần, góp phần giúp công ty tăng năng lực tài chính trong giai đoạn tới, tạo điều kiện cho công ty tham gia đấu thầu các gói thầu có quy mô lớn hơn, mở rộng thị trường đầu ra, đồng thời tập trung nâng cao năng lực sản xuất, thi công và đẩy mạnh doanh thu.

Qua phân tích cho thấy tổng nguồn vốn tăng dần qua các năm cả về nợ phải trả và vốn chủ sở hữu. Công ty đang tập trung vốn để mở rộng sản xuất và có điều kiện để trúng các gói thầu quy mô lớn, mở rộng thị trường. Công ty vẫn kiểm soát đƣợc tính độc lập và tự chủ về tài chính khi luôn giữ tỷ lệ nợ phải trả và vốn chủ sở hữu biến động không nhiều. Điều này cho thấy vấn đề hiệu quả sử dụng nguồn vốn có dấu hiệu tốt.

2.2.1.3. Phân tích mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn

Để phân tích mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn, ta có bảng sau:

Bảng 2.5. Bảng mối quan hệ giữa TS và NV

Đơn vị tính: lần

Chỉ tiêu 2018 2019 2020 Năm 2019/2018 Năm 2020/2019 Hệ số nợ so với TS 0,39 0,54 0,56 0,15 38,5% 0,02 3,7%

Hệ số VCSH so với TTS 0,61 0,46 0,44 -0,15 -24,6% -0,02 -4,4%

(Nguồn: Tổng hợp dựa vào BCTC của Công ty năm 2018 - 2020)

Ta thấy hệ số nợ so với TTS tăng qua các năm tương ứng với hệ số VCSH so với TTS giảm qua các năm. Hệ số nợ so với TS và hệ số VCSH so với TTS đều ở mức khoảng 0,5. Điều đó chứng tỏ công ty đang vận dụng đòn bẩy tài chính trong hoạt động SXKD của mình.

Một phần của tài liệu Phân tích tài chính công ty cổ phần gid đầu tư và phát triển xây dựng (Trang 49 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)