Phân tích tình hình công nợ và khả năng thanh toán

Một phần của tài liệu Phân tích tài chính công ty cổ phần gid đầu tư và phát triển xây dựng (Trang 61 - 68)

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH QUA HOẠT ĐỘNG PHÂN TÍCH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN GID ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN XÂY DỰNG

2.2. Phân tích tài chính Công ty Cổ phần GID Đầu tƣ và Phát triển Xây dựng

2.2.3. Phân tích tình hình công nợ và khả năng thanh toán

Để góp phần cải thiện tình hình TCDN cũng nhƣ năng lực quản lý DN, mỗi công ty đều cần phải theo dõi tình hình công nợ và khả năng thanh toán.

Các khoản công nợ tồn đọng nhiều dẫn đến tỷ lệ chiếm dụng vốn của công ty lớn, mất dần khả năng thanh toán, hoạt động SXKD của công ty sẽ bị đình trệ.

Vì vậy công ty cần thường xuyên theo dõi tình hình công nợ và khả năng thanh toán để đánh giá chính xác tình hình tài chính của công ty, đánh giá

mức độ tự chủ tài chính của mình nhƣ thế nào.

2.2.3.1. Phân tích tình hình công nợ

Để đánh giá tình hình công nợ, ta thông qua việc so sánh số tuyệt đối và số tương đối của các khoản phải thu và các khoản phải trả của công ty.

- Phân tích các khoản phải thu

Bảng 2.9. Bảng các khoản mục các khoản phải thu

Đơn vị tính: triệu đồng

Chỉ tiêu

2018 2019 2020 Chênh lệch

2019 - 2018

Chênh lệch 2020 - 2019 Giá

trị % Giá

trị % Giá

trị % +/- % +/- %

Các khoản phải

thu ngắn hạn 4.103 100 3.385 100 3.872 100 -718 -17,5 487 14,4 Phải thu ngắn hạn

của khách hàng 4.079 99 3.333 98,5 3.722 96,1 -746 -18,3 389 11,7 Trả trước cho

người bán ngắn hạn

12 0 35 1,0 113 2,9 23 191,7 78 222,9 Phải thu ngắn hạn

khác 11 0 17 0,5 38 1,0 6 54,5 21 123,5

Các khoản phải

thu dài hạn 0 0 0

Tổng các khoản

phải thu 4.103 100 3.385 100 3.872 100 -718 -17,5 487 14,4

(Nguồn: Tổng hợp dựa vào BCTC của Công ty năm 2018 - 2020)

Do trong 3 năm công ty không phát sinh các khoản phải thu dài hạn nên khi phân tích các khoản phải thu, ta chủ yếu nhắc tới các khoản mục trong các khoản phải thu ngắn hạn, đặc biệt là phải thu ngắn hạn của khách hàng chiếm tỷ trọng từ 96% - 99% các khoản phải thu ngắn hạn.

Năm 2019, khoản phải thu giảm đi 718 triệu đồng so với năm 2018, phần lớn là do thu hồi đƣợc khoản phải thu ngắn hạn của khách hàng. Công ty đã thu hồi đƣợc toàn bộ số công nợ ở một số khách hàng, một số khác đã thu đƣợc khoảng 50% - 75% số công nợ. Số còn lại đã hoàn thành hạng mục phần việc của mình, chất lƣợng thi công đảm bảo, đúng tiến độ nhƣng phải đợi quyết toán tổng toàn bộ công trình cùng với các nhà thầu khác nên công ty chƣa thu hồi đƣợc công nợ từ những khách hàng này. Một số khách hàng công ty đã làm việc và thu hồi công nợ bằng tiền mặt nhƣng chƣa ký đƣợc hồ sơ quyết toán công trình nên công ty chƣa hạch toán giảm khoản phải thu này.

So với năm 2019, các khoản phải thu năm 2020 tăng 487 triệu đồng, tương ứng với tỷ lệ là 14,4%. Mức tăng này chủ yếu do khoản mục phải thu ngắn hạn của khách hàng tăng, tăng 389 triệu đồng, tương ứng với tỷ lệ là 11,7%. Nguyên nhân là do còn tồn tại khoản phải thu phát sinh từ năm 2019, khách hàng đã hoàn thành hạng mục phần việc của mình, chất lƣợng thi công đảm bảo, đúng tiến độ nhƣng phải đợi quyết toán tổng toàn bộ công trình cùng với các nhà thầu khác. Một số khách hàng công ty đã làm việc và thu hồi công nợ bằng tiền mặt nhƣng chƣa ký đƣợc hồ sơ quyết toán công trình nên công ty chƣa hạch toán giảm khoản phải thu này.

Vậy có thể công ty đang có phương thức nhằm thu hút khách hàng do đang có chiến lƣợc mở rộng mảng hoạt động, tuy nhiên để tránh bị chiếm dụng vốn trong ngắn hạn, công ty cần có biện pháp đôn đốc thu hồi nợ, tránh để tồn nợ quá lâu làm ảnh hưởng đến chất lượng của vốn và hiệu quả kinh doanh.

- Phân tích các khoản phải trả

Dựa vào Bảng CĐKT, ta lập đƣợc bảng sau:

Bảng 2.10. Bảng các khoản mục các khoản phải trả

Đơn vị tính: triệu đồng

Chỉ tiêu

2018 2019 2020 Chênh lệch

2019 - 2018

Chênh lệch 2020 - 2019 Giá

trị

Tỷ trọng

(%)

Giá trị

Tỷ trọng

(%)

Giá trị

Tỷ trọng

(%)

+/- % +/- %

Nợ phải trả 3.782 100 4.229 100 5.296 100 447 11,8 1.067 25,2 Nợ ngắn hạn 3.782 100 4.229 100 5.296 100 447 11,8 1.067 25,2 Phải trả người

bán ngắn hạn 2.419 63,9 2.719 64,29 4.360 82,3 300 12,4 1.641 60,4 Người mua trả

tiền trước ngắn hạn

58 1,5 122 2,88 67 1,3 64 110,3 -55 -45,1 Thuế và các

khoản phải nộp Nhà nước

221 5,8 15 0,35 32 0,6 -206 -93,2 17 113,3 Phải trả ngắn

hạn khác 0,79 0,02 0,1 0,002 0,1 0,002 -0,7 -87,3 - - Vay và nợ thuê

tài chính ngắn hạn

903 23,9 924 21,85 600 11,33 21 2,33 -324 -35,1 Dự phòng phải

trả ngắn hạn 181 4,8 447 10,57 236 4,46 266 146,9 -211 -47,2

Nợ dài hạn 0 0 0 - -

Tổng các khoản nợ phải trả

3.782 100 4.229 100 5.296 100 447 11,82 1.067 25,2

(Nguồn: Tổng hợp dựa vào BCTC của Công ty năm 2018 - 2020)

Do trong 3 năm công ty không phát sinh các khoản nợ dài hạn nên khi phân tích, chủ yếu ta sẽ phân tích các khoản mục thành phần nằm trong khoản

mục nợ ngắn hạn.

Trong các khoản nợ phải trả ngắn hạn, phải trả người bán ngắn hạn chiếm phần lớn tỷ trọng trong tổng nợ phải trả (chiếm tới 64%-82% tổng nợ phải trả). Phải trả người bán ngắn hạn có xu hướng và tăng mạnh ở giai đoạn năm 2019 - 2020. Công ty có quan hệ kinh doanh tốt nên có tới hơn 50 nhà cung cấp đầu vào, đảm bảo không bị phụ thuộc vào một số nhà cung cấp nhất định, có thể linh hoạt trong quá trình lựa chọn nhà cung cấp, kể cả khi phát sinh những công trình ở xa trung tâm. Do công ty rất có uy tín trong các mối quan hệ kinh doanh với các nhà cung cấp/tổ chức tín dụng. Với những khoản vay ngắn hạn tại Ngân hàng, công ty luôn trả nợ đúng hạn khi khoản vay đến hạn. Mặt khác, trong giai đoạn này do công ty trúng thầu nhiều công trình hơn nên đầu vào cung cấp cũng cần tăng lên, đồng nghĩa với việc khoản mục phải trả người bán ngắn hạn của công ty cũng tăng lên, công ty rất có uy tín nên nguyên nhân chính không phải là công ty không có đủ tài chính nên phải đi vay nợ hay nợ nhà cung cấp tăng lên, mà một phần do đƣợc các đối tác hỗ trợ cho công ty phần lớn là không phải thanh toán ngay 100% giá trị đơn hàng/hợp đồng kinh tế mà có thể tạm ứng 50%-70% giá trị ngay sau khi ký hợp đồng, phần còn lại thanh toán ngay sau khi giao hàng và cung cấp đủ chứng từ, một số trường hợp sẽ thanh toán theo hợp đồng cụ thể.

- Tỷ lệ giữa khoản phải thu và khoản phải trả

Để đánh giá tình hình chiếm dụng vốn của công ty, ta xem xét đến tỷ lệ giữa khoản phải thu và khoản nợ phải trả để thấy được sự tương quan giữa khoản chiếm dụng vốn và khoản vốn bị chiếm dụng lẫn nhau giữa công ty và các đối tác.

Ta có bảng sau:

Bảng 2.11. Bảng tính tỷ lệ các khoản phải thu so với các khoản phải trả Đơn vị tính: triệu đồng

Chỉ tiêu 2018 2019 2020

Chênh lệch 2019 - 2018

Chênh lệch 2020 - 2019

+/- % +/- %

Tổng các khoản phải

thu 4.103 3.385 3.872 -718 -17,5 487 14,4

Tổng các khoản nợ

phải trả 3.782 4.229 5296 447 11,8 1.067 25,2

Tỷ lệ các khoản phải thu so với các khoản phải trả

108,5 80,0 73,1 -28,4 -26,2 -7 -8,7

(Nguồn: Tổng hợp dựa vào BCTC của Công ty năm 2018 - 2020)

Qua bảng trên ta thấy tỷ lệ các khoản phải thu so với các khoản phải trả cho thấy quy mô các khoản phải trả năm 2019 và năm 2020 lớn hơn quy mô các khoản phải thu, chỉ có năm 2018 quy mô khoản phải thu là lớn hơn khoản phải trả. Nhìn chung tỷ lệ các khoản phải thu so với các khoản phải trả luôn lớn hơn 50%, nghĩa là công ty đang chiếm dụng vốn của đối tác nhiều hơn là bị chiếm dụng vốn. Với phương thức thanh toán không thay đổi theo đúng thỏa thuận với đối tác là khả quan nhƣng công ty cũng nên hạn chế việc chiếm dụng vốn của đối tác/đi vay nợ vì nếu về lâu dài sẽ gây ảnh hưởng đến uy tín của công ty.

2.2.3.2. Phân tích khả năng thanh toán

Phân tích khả năng thanh toán của công ty cho ta biết tình hình tài chính là tốt hay xấu. Công ty có tình trạng tài chính tốt chứng tỏ hoạt động kinh doanh của công ty có hiệu quả, có đủ khả năng thanh toán và ngƣợc lại, nếu tình trạng tài chính không tốt sẽ ảnh hưởng xấu đến khả năng thanh toán

của công ty, công ty gặp khó khăn trong thanh toán và hoạt động kinh doanh không hiệu quả.

Dựa vào BCTC, do trong các năm công ty không phát sinh các khoản nợ dài hạn và TSDH nên ta tiến hành phân tích các chỉ tiêu về khả năng thanh toán của công ty nhƣ: Hệ số thanh toán tổng quát, Hệ số thanh toán ngắn hạn, Hệ số thanh toán nhanh và Hệ số thanh toán tức thời.

Ta tổng hợp được các số liệu qua bảng dưới đây:

Bảng 2.12. Bảng các hệ số khả năng thanh toán

Đơn vị tính: lần

Chỉ tiêu 2018 2019 2020

Hệ số thanh toán tổng quát 2,09 2,22 2,00

Hệ số thanh toán nợ ngắn hạn 2,09 2,16 1,95

Hệ số thanh toán nhanh 1,62 1,50 1,15

Hệ số thanh toán tức thời 0,42 0,65 0,41

(Nguồn: Tổng hợp dựa vào BCTC của Công ty năm 2018 - 2020) Dựa vào Bảng 2.12 ta thấy:

Hệ số khả năng thanh toán tổng quát của công ty trong 3 năm đều duy trì ở mức trên 2 lần. Điều này chứng tỏ khả năng thanh toán tổng quát của công ty ở mức tốt, công ty đảm bảo đƣợc khả năng trang trải các khoản nợ.

Tương tự, hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn cũng đạt trung bình trong 3 năm ở mức khoảng 2 lần. Năm 2020 hệ số này có giảm đi nhƣng vẫn đạt ở mức 1,95 lần. Chứng tỏ công ty hoàn toàn đảm bảo khả năng thanh toán ngắn hạn, các chủ nợ có thể yên tâm thu hồi nợ khi các khoản vay đến thời gian đáo hạn.

Hệ số khả năng thanh toán nhanh giảm dần trong 3 năm, hay có thể hiểu là lƣợng TSNH còn lại sau khi trừ đi HTK giảm đi. Nguyên nhân do trong 3 năm, HTK của công ty ngày càng tăng lên. Năm 2018, HTK chiếm tỷ

trọng 22,55%TSNH, năm 2019 chiếm khoảng 30%TSNH và năm 2020 tăng lên, chiếm tới gần 40%TSNH. Vì vậy phần tử trong công thức tính hệ số khả năng thanh toán nhanh (TSNH còn lại sau khi trừ đi HTK) cũng giảm đi với tốc độ nhanh hơn tốc độ tăng của nợ ngắn hạn. Hệ số khả năng thanh toán nhanh giảm đi, đồng nghĩa với việc khả năng thanh toán của công ty đang bị yếu đi qua các năm.

Hệ số khả năng thanh toán tức thời năm 2019 tăng lên so với năm 2018 nhƣng lại giảm đi trong năm 2020. Nguyên nhân do khoản mục tiền và các khoản tương đương tiền của công ty tăng lên đáng kể vào năm 2019, tốc độ tăng lên lớn hơn tốc độ tăng của nợ phải trả nên hệ số khả năng thanh toán tức thời năm 2019 có tăng nhẹ so với năm 2018. Tuy nhiên trong năm 2020, tiền và các khoản tương đương tiền lại giảm đi, trong khi nợ phải trả vẫn tăng khiến cho hệ số khả năng thanh toán bị giảm đi. Trong 2 năm 2018 và 2020, hệ số này ở mức rất nhỏ, dưới mức thanh toán thông thường tại các doanh nghiệp (mức 0,5 – 1,0), công ty gặp khó khăn trong thanh toán tức thời. Sang năm 2019 hệ số này đã đạt mức 0,65 nằm trong mức tiêu chuẩn, đảm bảo cho khả năng thanh toán. Mặc dù TSNH của công ty ngày càng tăng nhƣng các khoản phải thu và hàng tồn kho hiện đang chiếm tỷ trọng tương đối lớn làm ảnh hưởng đến khả năng thanh toán tức thời của công ty, công ty nên cân nhắc việc dự trữ tiền mặt, một mặt giúp công ty đáp ứng việc thanh toán trong thời điểm cấp bách, mặt khác đồng nghĩa công ty có thể sử dụng loại tài sản có tính thanh khoản cao này một cách có hiệu quả nhƣ có thể sử dụng số tiền này để tạo ra doanh thu cao hơn.

Một phần của tài liệu Phân tích tài chính công ty cổ phần gid đầu tư và phát triển xây dựng (Trang 61 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)