Phân tích năng lực hoạt động của tài sản

Một phần của tài liệu Phân tích tài chính công ty cổ phần gid đầu tư và phát triển xây dựng (Trang 39 - 43)

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH

1.4. Nội dung phân tích tài chính doanh nghiệp

1.4.4. Phân tích năng lực hoạt động của tài sản

Phân tích năng lực hoạt động là muốn xem doanh nghiệp khai thác, sử dụng các nguồn lực (tài sản) có hiệu quả nhƣ thế nào.

Khi phân tích năng lực hoạt động của tài sản, ta tiến hành phân tích qua các chỉ tiêu: vòng quay các khoản phải thu, kỳ thu tiền trung bình của tài sản, vòng quay hàng tồn kho, số ngày một vòng quay hàng tồn kho, hiệu suất sử dụng tài sản cố định, hiệu suất sử dụng tổng tài sản…

1.4.4.1. Vòng quay các khoản phải thu và kỳ thu tiền trung bình - Vòng quay các khoản phải thu (vòng):

Chỉ tiêu này phản ánh trong kỳ kinh doanh các khoản phải thu quay đƣợc bao nhiêu vòng. Chỉ tiêu này đƣợc tính theo công thức:

Vòng quay các KPT =

(Trong đó: KPT bình quân =

)

Vòng quay các KPT đo lường mức độ đầu tư vào các KPT để duy trì mức doanh số bán hàng cần thiết cho DN. Vòng quay KPT cao nói lên DN đang quản lý các KPT hiệu quả, vốn đầu tƣ cho các KPT ít hơn, các khoản phải thu đƣợc thu hồi nhanh, công ty ít bị chiếm dụng vốn. Tuy nhiên, số vòng quay KPT quá cao sẽ không tốt vì có thể ảnh hưởng đến khối lượng hàng tiêu thụ do phương thức thanh toán quá chặt chẽ (chủ yếu là thanh toán ngay hay thanh toán trong thời gian ngắn).

- Kỳ thu tiền trung bình (ngày):

Kỳ thu tiền trung bình =

Hay: Kỳ thu tiền trung bình =

Chỉ tiêu này cho biết khoảng thời gian từ khi DN xuất hàng đến khi DN thu đƣợc tiền về hay nói cách khác là để thu đƣợc các khoản phải thu cần một khoảng thời gian là bao nhiêu. Nếu số thời gian này lớn hơn số thời gian quy định bán chịu cho khách hàng thì việc thu hồi các khoản phải thu là chậm và ngƣợc lại, số ngày quy định bán chịu cho khách hàng lớn hơn thời gian này chứng tỏ việc thu hồi có dấu hiệu đạt trước kế hoạch về thời gian.

Thông qua sự biến động của hệ số quay vòng các khoản phải thu hay kỳ thu tiền trung bình, nhà phân tích có thể đánh giá tốc độ thu hồi các khoản nợ của doanh nghiệp.

So với kỳ trước, hệ số quay vòng quay các khoản phải thu giảm hoặc thời gian bán chịu cho khách hàng dài hơn, chứng tỏ tốc độ thu hồi các khoản nợ của doanh nghiệp chậm hơn, từ đó làm tăng vốn ứ đọng trong khâu thanh toán, giảm hiệu quả sử dụng vốn.

1.4.4.2. Số vòng quay hàng tồn kho và số ngày một vòng quay hàng tồn kho Hàng tồn kho là một bộ phận tài sản dự trữ với mục đích đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh diễn ra bình thường, liên tục. Mức độ tồn kho cao hay thấp phụ thuộc vào loại hình kinh doanh, tình hình cung cấp đầu vào, mức tiêu thụ sản phẩm… Tốc độ luân chuyển hàng tồn kho đƣợc thể hiện qua các chỉ tiêu sau:

- Số vòng quay HTK (vòng):

Số vòng quay HTK cho biết số lần mà hàng hóa tồn kho bình quân luân chuyển trong kỳ.

Số vòng quay HTK =

Trong đó: HTK bình quân =

Chỉ số này càng cao càng đƣợc đánh giá là tốt vì có thể đƣợc hiểu là hàng hóa đƣợc luân chuyển, tiêu thụ nhanh, không bị ứ đọng tại kho, doanh nghiệp nhanh chóng thu hồi đƣợc vốn, tránh tình trạng ứ đọng vốn, sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao. Chỉ số này thấp, phản ánh hàng tồn kho dự trữ nhiều, sản phẩm không tiêu thụ đƣợc có thể do chất lƣợng thấp, không đáp ứng được yêu cầu của thị trường, bị ứ đọng nên việc thu hồi vốn của doanh nghiệp không hiệu quả.

- Số ngày một vòng quay hàng tồn kho:

Từ số vòng quay HTK, tính đƣợc số ngày trung bình thực hiện một vòng quay HTK, tức là số ngày từ khi DN bỏ tiền mua nguyên vật liệu, hàng hóa đến khi sản xuất xong sản phẩm, kể cả thời gian lưu kho đến khi được bán ra.

Số ngày một vòng quay HTK =

Trong đó: HTK bình quân =

So với kỳ trước, vòng quay hàng tồn kho giảm thì thời gian của một vòng hàng tồn kho sẽ tăng, chứng tỏ hàng tồn kho luân chuyển chậm, vốn ứ đọng nhiều hơn kéo theo nhu cầu vốn của doanh nghiệp tăng (trong điều kiện quy mô sản xuất không đổi). Cần đi sâu tìm hiểu lý do cụ thể để có biện pháp tác động.

1.4.4.3. Hiệu suất sử dụng tài sản cố định

Hiệu suất sử dụng TSCĐ nói lên cứ 1 đồng tài sản cố định bình quân đƣa vào hoạt động sản xuất kinh doanh trong một kỳ thì tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu thuần:

Hiệu suất sử dụng TSCĐ =

Chỉ tiêu này đưa ra nhằm đo lường việc sử dụng TSCĐ đạt hiệu quả như thế nào: So với kỳ trước, hệ số giảm phản ánh sức sản xuất của TSCĐ giảm, thể hiện công tác quản lý TSCĐ chưa tốt. Mức độ và xu hướng của hệ số này chịu nhiều nhân tố đặc trƣng cấu thành nên nó nên khi phân tích cần xem xét xu hướng diễn biến của hệ số này.

1.4.4.4. Hiệu suất sử dụng tổng tài sản

Hiệu suất sử dụng tổng tài sản nói lên cứ 1 đồng tài sản đƣa vào hoạt động SXKD trong một kỳ thì tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu:

Hiệu suất sử dụng tổng TS =

Chỉ tiêu này đưa ra nhằm đo lường hiệu quả sử dụng tổng tài sản: Nếu hệ số này cao cho biết DN đang phát huy công suất hiệu quả của tài sản và có khả năng đầu tƣ mới để tăng hiệu quả. Ngƣợc lại nếu hệ số này thấp, phản ánh sức sản xuất của tổng tài sản giảm, DN sử dụng TS chƣa hiệu quả, TS bị ứ đọng hoặc đạt hiệu suất thấp.

Một phần của tài liệu Phân tích tài chính công ty cổ phần gid đầu tư và phát triển xây dựng (Trang 39 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)