Phân tích tình hình công nợ và khả năng thanh toán

Một phần của tài liệu Phân tích tài chính công ty cổ phần gid đầu tư và phát triển xây dựng (Trang 34 - 39)

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH

1.4. Nội dung phân tích tài chính doanh nghiệp

1.4.3. Phân tích tình hình công nợ và khả năng thanh toán

Tình hình công nợ và khả năng thanh toán của doanh nghiệp ảnh hưởng đến sự tồn tại của doanh nghiệp. Tình hình công nợ hợp lý về quy mô và thời gian sẽ tác động tích cực đến tình hình tài chính của DN và ngƣợc lại. Khả năng thanh toán phù hợp với nhu cầu thanh toán đảm bảo cho DN đạt đƣợc những mục tiêu: Uy tín, chủ động và hiệu quả.

1.4.3.1. Phân tích tình hình công nợ

Phân tích tình hình công nợ là đánh giá quy mô, mức độ của các khoản công nợ, xem xét tính chất hợp lý của các khoản công nợ của DN, giúp cho các nhà quản lý biết đƣợc tình trạng công nợ của DN. Qua đó, các nhà quản lý tùy theo mục tiêu quan tâm cụ thể sẽ đƣa ra các quyết định quản lý phù hợp nhất. Trong đó, nhà quản trị DN sẽ đƣa ra các biện pháp quản lý công nợ hợp lý nhất, đảm bảo cho tình hình tài chính lành mạnh và hiệu quả.

Khi phân tích tình hình công nợ, thường sử dụng các chỉ tiêu phản ánh về quy mô và các chỉ tiêu hệ số. Các chỉ tiêu liên quan là: các khoản phải thu và các khoản phải trả.

- Đối với các khoản phải thu

Một doanh nghiệp thường có những dòng tiền thu về trong tương lai.

Những dòng tiền thu về này thường được xác định là các khoản phải thu trên BCTC. Những khoản thu chính mà hầu hết các doanh nghiệp có đƣợc

xuất phát từ hoạt động bán hàng hoặc cung cấp dịch vụ cho khách hàng dưới dạng cho nợ thanh toán, khách hàng hứa hẹn sẽ thanh toán trong một khoảng thời gian giới hạn nào đó, nói cách khác khoản phải thu chính là đồng vốn mà DN bị khách hàng hoặc nhà cung cấp chiếm dụng.

Các KPT bao gồm: phải thu của khách hàng, trả trước cho người bán, phải thu nội bộ, phải thu khác… Khi phân tích các KPT, ta thường so sánh số cuối kỳ với số đầu kỳ để thấy đƣợc quy mô và tốc độ biến động của các khoản phải thu, từng khoản mục trong khoản phải thu… Khoản phải thu tăng có nghĩa DN đang bị chiếm dụng vốn ngày càng tăng lên và ngƣợc lại. DN cần có các biện pháp để thu hồi vốn kịp thời để đảm bảo tình hình SXKD của DN.

Khoản phải thu chiếm tỷ trọng đáng kể trong tổng tài sản, có ý nghĩa quan trọng đối với tình hình tài sản của DN. Vì vậy việc phân tích các KPT giúp cho các nhà quản trị DN đƣa ra quyết định phù hợp cho từng khoản phải thu của mình.

- Đối với các khoản phải trả

Với ý nghĩa ngƣợc với các KPT, khoản phải trả thể hiện nghĩa vụ của DN phải trả cho các cá nhân hay DN khác khi DN mua của họ hàng hóa, dịch vụ, nguyên vật liệu,… nhƣng DN chƣa thanh toán hoặc chƣa có đủ tiền để thanh toán, họ vẫn sẽ chấp nhận bán hàng cho DN với điều kiện số tiền nợ phải đƣợc thanh toán trong một thời gian kèm theo một số điều khoản nhất định, hay lúc này DN đang đi chiếm dụng vốn của tổ chức khác. Trên bảng CĐKT, các khoản phải trả bao gồm: nợ ngắn hạn và nợ dài hạn.

Khi phân tích các khoản phải trả, ta cũng thường so sánh số cuối kỳ với số đầu kỳ để thấy đƣợc quy mô và tốc độ biến động của các khoản phải trả, từng khoản mục trong khoản phải trả. Các khoản phải trả tăng lên có nghĩa DN đang gặp khó khăn về mặt tài chính phải đi vay nợ nhiều hơn để đảm bảo tiến độ SXKD, tiềm ẩn nhiều rủi ro cho DN. Ngƣợc lại, các khoản phải trả

giảm, DN đang có mức độ an toàn, giảm khả năng DN rơi vào tình trạng phá sản và mất khả năng trả nợ.

Việc phân tích các khoản phải trả giúp cho DN đảm bảo tỷ trọng các khoản phải trả ở mức độ phù hợp, tránh rơi vào tình trạng vay nợ quá mức, ảnh hưởng đến khả năng thanh toán và uy tín, thương hiệu của DN.

- Tỷ lệ các khoản nợ phải thu so với nợ phải trả (%):

Chỉ tiêu này phản ánh các khoản doanh nghiệp bị chiếm dụng bằng bao nhiêu phần trăm so với các khoản doanh nghiệp chiếm dụng của các tổ chức, cá nhân khác. Chỉ tiêu này đƣợc tính theo công thức:

Tỷ lệ các KPT so với các khoản phải trả =

*100 = T T càng lớn chứng tỏ DN bị chiếm dụng vốn càng nhiều và ngƣợc lại.

 Nếu T > 1: sẽ gây khó khăn cho doanh nghiệp vì các KPT quá lớn sẽ ảnh hưởng đến hiệu suất sử dụng vốn. Do đó, doanh nghiệp phải có biện pháp thu hồi nợ, thúc đẩy quá trình thanh toán đúng hạn.

 Nếu T < 1: có giá trị càng nhỏ với phương thức thanh toán không thay đổi theo đúng thời hạn quy định chứng tỏ doanh nghiệp thu hồi vốn tốt, công nợ và số vốn đi chiếm dụng đƣợc càng nhiều.

1.4.3.2. Phân tích khả năng thanh toán

Khả năng thanh toán của doanh nghiệp là năng lực về tài chính mà doanh nghiệp có đƣợc để đáp ứng nhu cầu thanh toán các khoản nợ cho các cá nhân, tổ chức có quan hệ cho doanh nghiệp vay hoặc nợ.

Năng lực tài chính đó tồn tại dưới dạng tiền tệ (tiền mặt, tiền gửi…), các khoản phải thu từ các cá nhân, tổ chức khác nợ doanh nghiệp, các tài sản có thể chuyển đổi nhanh thành tiền nhƣ: hàng hóa, thành phẩm, hàng gửi bán,…

Các khoản nợ của doanh nghiệp có thể là các khoản vay ngân hàng, khoản nợ tiền hàng xuất phát từ quan hệ mua bán các yếu tố đầu vào hoặc sản phẩm hàng hóa doanh nghiệp phải trả cho người bán hoặc người mua đặt

trước, các khoản thuế chưa nộp nhà nước, các khoản lương chưa trả,...

Để phân tích khả năng thanh toán của DN, một số các chỉ tiêu sau đƣợc sử dụng để phân tích:

 Hệ số khả năng thanh toán tổng quát

 Hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn

 Hệ số khả năng thanh toán nhanh

 Hệ số khả năng thanh toán tức thời - Hệ số khả năng thanh toán tổng quát:

Là chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán chung của doanh nghiệp trong kỳ báo cáo. Chỉ tiêu này cho biết với tổng số tài sản hiện có, doanh nghiệp có bảo đảm trang trải đƣợc các khoản nợ phải trả hay không:

Hệ số khả năng thanh toán tổng quát = = k

 Nếu k ≥ 1, DN bảo đảm đƣợc khả năng thanh toán tổng quát.

 Nếu k < 1, DN không bảo đảm đƣợc khả năng trang trải các khoản nợ. k càng nhỏ hơn 1, doanh nghiệp càng mất dần khả năng thanh toán.

- Hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn:

Chỉ tiêu này cho biết mỗi đồng nợ ngắn hạn phải trả của doanh nghiệp có bao nhiêu đồng tài sản ngắn hạn có thể thanh toán:

Hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn = = k

 Nếu k > 1: giá trị tài sản ngắn hạn của công ty lớn hơn giá trị nợ ngắn hạn, hay nói cách khác là TSNH của doanh nghiệp đủ đảm bảo cho việc thanh toán các khoản nợ ngắn hạn. Điều này cho thấy, tình hình khả năng thanh toán của doanh nghiệp tốt. Tuy nhiên, nếu con số này quá cao thì có nghĩa là doanh nghiệp đã đầu tư quá nhiều vào TSNH so với nhu cầu. Thường thì phần vượt quá sẽ không tính thêm lợi nhuận, nên việc đầu tƣ đó sẽ kém hiệu quả. Do đó, doanh nghiệp cần phải phân bổ vốn hợp lý.

 Nếu k < 1 thì doanh nghiệp không đủ khả năng thanh toán nợ ngắn hạn. Nếu chỉ tiêu này tiến dần về 0 thì DN khó có khả năng trả đƣợc nợ, tình hình tài chính của DN đang gặp khó khăn và DN có nguy cơ bị phá sản.

- Hệ số khả năng thanh toán nhanh:

Chỉ tiêu này cho biết mỗi đồng nợ ngắn hạn phải trả của doanh nghiệp có bao nhiêu đồng tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp sau khi trừ đi hàng tồn kho hay nói cách khác là cho biết doanh nghiệp có bao nhiêu đồng vốn bằng tiền hoặc các khoản tương đương tiền để thay toán cho một đồng nợ ngắn hạn.

Tùy theo mức độ kịp thời của việc thanh toán nợ, hệ số khả năng thanh toán nhanh có thể đƣợc xác định theo 2 công thức sau:

Hệ số khả năng thanh toán nhanh =

Hoặc: Hệ số khả năng thanh toán nhanh = Hệ số này thường biến động từ 0,5 đến 1,0, lúc đó khả năng thanh toán của DN đƣợc đánh giá là khả quan. Tuy nhiên, để kết luận hệ số này tốt hay xấu thì cần phải xem xét đến bản chất và điều kiện kinh doanh của DN. Nếu hệ số này < 0,5 thì DN đang gặp khó khăn trong việc thanh toán nợ. Nhƣng nếu hệ số này quá cao thì cũng không tốt bởi vì tiền mặt tại quỹ nhiều hoặc các khoản phải thu lớn sẽ ảnh hưởng không tốt đến hiệu quả sử dụng vốn.

Việc phân tích và tính toán các hệ số khả năng thanh toán nhanh giúp cho doanh nghiệp biết đƣợc thực trạng các khoản cần thanh toán nhanh để có kế hoạch dự trữ nhằm đáp ứng kịp thời các nhu cầu thanh toán.

- Hệ số khả năng thanh toán tức thời:

Cho phép đánh giá đƣợc khả năng thanh toán tức thời các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp bằng tiền và các khoản tương đương tiền:

Hệ số khả năng thanh toán tức thời =

Hệ số này thường biến động từ 0,5 đến 1,0. Tuy nhiên, giống như hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn và hệ số khả năng thanh toán nhanh, để kết luận giá trị của hệ số khả năng thanh toán tức thời là tốt hay xấu ở một doanh nghiệp cụ thể còn cần xem xét đến bản chất kinh doanh và điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp đó. Nhƣng nếu hệ số này quá nhỏ thì nhất định doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn trong việc thanh toán nợ.

So với các chỉ số thanh khoản ngắn hạn khác nhƣ hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn hay hệ số khả năng thanh toán nhanh thì hệ số khả năng thanh toán tức thời đòi hỏi khắt khe hơn về tính thanh khoản. Hàng tồn kho và các khoản phải thu ngắn hạn bị loại khỏi công thức tính do không có gì bảo đảm là hai khoản này có thể chuyển nhanh chóng thành tiền để kịp thời đáp ứng các khoản nợ ngắn hạn.

Có rất ít doanh nghiệp có số tiền mặt và các khoản tương đương tiền đủ để đáp ứng toàn bộ các khoản nợ ngắn hạn, do đó hệ số khả năng thanh toán tức thời rất ít khi lớn hơn hay bằng 1. Điều này cũng không quá nghiêm trọng. Một doanh nghiệp giữ tiền mặt và các khoản tương đương tiền ở mức cao để bảo đảm chi trả các khoản nợ ngắn hạn là một việc làm không thực tế vì nhƣ vậy cũng đồng nghĩa với việc doanh nghiệp không biết sử dụng loại tài sản có tính thanh khoản cao này một cách có hiệu quả. Doanh nghiệp hoàn toàn có thể sử dụng số tiền và các khoản tương đương tiền này để tạo ra doanh thu cao hơn .

Một phần của tài liệu Phân tích tài chính công ty cổ phần gid đầu tư và phát triển xây dựng (Trang 34 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)