CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH
1.4. Nội dung phân tích tài chính doanh nghiệp
1.4.2. Phân tích kết quả kinh doanh và khả năng sinh lời
Phân tích hiệu quả kinh doanh là hoạt động thông qua việc so sánh, xem xét, phân tích tình hình thực hiện các chỉ tiêu về doanh thu, chi phí, lợi
nhuận kinh doanh. Qua đó thấy đƣợc hiệu quả kinh doanh của DN trong kỳ.
- Phân tích doanh thu
Doanh thu là một chỉ tiêu kinh tế rất quan trọng đối với các doanh nghiệp, nó là yếu tố xác định nên thị phần của doanh nghiệp trên thị trường.
Do đó, các doanh nghiệp cùng kinh doanh một mặt hàng nhƣ nhau sẽ cạnh tranh với nhau rất mạnh từ việc có đƣợc doanh thu lớn. Vì vậy, các doanh nghiệp luôn đặt ra cho mình mục tiêu tối đa hóa doanh thu, và thực hiện nhiều chính sách để có thể tăng doanh thu trong một thời gian nhất định.
Bên cạnh đó, doanh thu còn là mục tiêu thúc đẩy sản xuất kinh doanh của công ty, tăng lƣợng tiền thu về cho doanh nghiệp. Tăng doanh thu là điều kiện tiên quyết giúp doanh nghiệp thực hiện tốt các chức năng kinh doanh, các mục tiêu kinh doanh đã định, thu hồi vốn nhanh, bù đắp chi phí và tạo nên lợi nhuận cho công ty. Khi doanh thu ở mức cao và tăng lên là dấu hiệu rất tốt cho quá trình kinh doanh của doanh nghiệp. Nó làm cho doanh nghiệp tự chủ về vốn kinh doanh, giảm bớt sự phụ thuộc với bên ngoài. Đồng thời, doanh thu tăng lên là điều kiện để công ty có thể đầu tƣ cả về chiều rộng và chiều sâu cho hoạt động kinh doanh của mình.
Hơn nữa, doanh thu không chỉ có ảnh hưởng đến lợi nhuận của công ty mà còn tạo điều kiện tăng thu nhập cho người lao động, tăng lượng hàng hóa trên thị trường, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Tăng doanh thu là cơ sở để nâng cao được chất lượng cuộc sống cho người lao động, thỏa mãn nhu cầu của người tiêu dùng. Cùng với đó, doanh thu đảm bảo ổn định giá cả thị trường, mở rộng giao lưu kinh tế giữa các vùng miền và với các nước khác.
Do đó, việc tăng doanh thu có ý nghĩa rất quan trọng không chỉ đối với bản thân các công ty mà còn đối với cả xã hội.
Để có thể ra quyết định đúng đắn trong việc thực hiện tăng doanh thu đòi hỏi các DN cần chú ý tới công tác phân tích doanh thu. Vì phân tích
doanh thu có vai trò vô cùng quan trọng. Nó chỉ ra cho DN thấy những mặt tốt cũng nhƣ những hạn chế trong tình hình doanh thu của DN. Bên cạnh đó, phân tích doanh thu làm tăng nhận thức và đánh giá toàn diện, khách quan về tình hình thực hiện doanh thu của doanh nghiệp. Trên cơ sở việc thực hiện công tác phân tích doanh thu, các DN sẽ đƣa ra đƣợc những giải pháp tăng doanh thu phù hợp cho mình.
- Phân tích chi phí
Chi phí bao gồm chi phí sản xuất, kinh doanh phát sinh trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh thông thường của doanh nghiệp và các chi phí khác. Chi phí bao gồm chi phí sản xuất, kinh doanh phát sinh trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh thông thường của doanh nghiệp như: giá vốn hàng bán, chi phí tài chính, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp,…
Các chi phí khác nhƣ: chi phí về thanh lí, bán TSCĐ, chi phí do bị phạt vi phạm hợp đồng,…
Chi phí có vai trò quan trọng trong doanh nghiệp, là một phần không thể thiếu trong hoạt động SXKD. Trong quá trình hoạt động, doanh nghiệp cần mở rộng quy mô SXKD thì chi phí cũng tăng lên. Tuy nhiên nếu chi phí tăng với tốc độ nhanh hơn doanh thu và lợi nhuận có nghĩa là doanh nghiệp đang quản lý và sử dụng chi phí chƣa tốt và ngƣợc lại. Do vậy đòi hỏi doanh nghiệp cần có công tác quản lý và sử dụng chi phí hợp lý.
- Phân tích lợi nhuận
Lợi nhuận là kết quả cuối cùng trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, đƣợc xác định bằng chênh lệch giữa doanh thu và chi phí.
Lợi nhuận là cơ sở đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của DN.
Phân tích lợi nhuận để nắm đƣợc sự thay đổi của doanh thu, chi phí là tốt hay không tốt, sự thay đổi đó phản ánh mang tính chất chủ quan hay chỉ là kết quả của những tác động bên ngoài mang lại.
1.4.2.2. Phân tích khả năng sinh lời
Hiệu quả kinh doanh là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng các nguồn nhân tài, vật lực của doanh nghiệp để đạt hiệu quả kinh doanh cao nhất trong quá trình kinh doanh với tổng chi phí thấp nhất. Hiệu quả kinh doanh được tiếp cận dưới nhiều góc độ khác nhau, vì thế cũng có nhiều chỉ tiêu khác nhau phản ánh nó. Để đo lường và đánh giá hiệu quả kinh doanh các nhà phân tích thường sử dụng một số chỉ tiêu chủ yếu sau:
- Tỷ suất sinh lời của doanh thu (Return on sales – ROS)
Chỉ tiêu này phản ánh một đơn vị doanh thu thuần đem lại bao nhiêu đơn vị lợi nhuận. Lợi nhuận có thể là lợi nhuận gộp, lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh, lợi nhuận trước thuế, lợi nhuận sau thuế,… nhưng chủ yếu là lợi nhuận sau thuế. Tương tự với doanh thu có thể là doanh thu từ bán hàng và cung cấp dịch vụ, doanh thu từ hoạt động kinh doanh, doanh thu thuần,…nhƣng chủ yếu là doanh thu thuần. Chỉ tiêu này đƣợc xác định theo công thức sau:
Tỷ suất sinh lời của doanh thu (ROS) = x100
Trị số chỉ tiêu này càng lớn, chứng tỏ khả năng sinh lời của vốn càng cao và hiệu quả kinh doanh càng lớn, doanh nghiệp thường quản lý tốt chi phí hoặc thực hiện tốt các chiến lƣợc cạnh tranh về giá.
- Tỷ suất sinh lời của tài sản (Return on assets – ROA)
ROA phản ánh hiệu quả sử dụng tài sản ở doanh nghiệp, thể hiện trình độ quản lý và sử dụng tài sản:
Tỷ suất sinh lời của tài sản (ROA) =
x100
Chỉ tiêu này cho biết cứ 100 đồng tổng tài sản đƣa vào sản xuất kinh doanh đem lại bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Trị số của chỉ tiêu càng cao, hiệu quả sử dụng tài sản càng lớn và ngƣợc lại.
- Tỷ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu (Return on equity – ROE)
ROE là chỉ tiêu phản ánh khái quát nhất hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp:
Tỷ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu (ROE) = x100 ROE phản ánh với 100 đồng VCSH đem vào đầu tƣ vào kinh doanh mang lại bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Trị số của ROE càng cao, hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp càng cao và ngƣợc lại.