Giới thiệu khái quát về ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam

Một phần của tài liệu Nhân tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng phương thức thanh toán không dùng tiền mặt tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam (Trang 44 - 49)

CHƯƠNG 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Giới thiệu khái quát về dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại ngân hàng

3.1.1. Giới thiệu khái quát về ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam

VietinBank được thành lập từ năm 1988 sau khi tách ra từ NHNN Việt Nam, là NHTM giữ vai trò quan trọng, trụ cột của ngành Ngân hàng Việt Nam. “VietinBank có hệ thống mạng lưới trải rộng toàn quốc với 01 Sở giao dịch, 150 Chi nhánh và trên 1000 Phòng giao dịch/ Quỹ tiết kiệm, có 9 Công ty hạch toán độc lập là Công ty Cho thuê Tài chính, Công ty Chứng khoán Công thương, Công ty Quản lý Nợ và Khai thác Tài sản, Công ty Bảo hiểm VietinBank, Công ty Quản lý Quỹ, Công ty Vàng bạc đá quý, Công ty Công đoàn, Công ty Chuyển tiền toàn cầu, Công ty VietinAviva và 05 đơn vị sự nghiệp là Trung tâm Công nghệ Thông tin, Trung tâm Thẻ, Trường Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, nhà nghỉ Bank Star I và nhà nghỉ Bank Star II - Cửa Lò”. VietinBank là ngân hàng đầu tiên tại Việt Nam mở chi nhánh tại Châu Âu, đánh dấu bước phát triển vượt bậc của nền tài chính Việt Nam trên thị trường khu vực và thế giới, ngoài ra, VietinBank có quan hệ đại lý với trên 900 định chế tài chính tại hơn 90 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới.

- Cơ cấu tổ chức và nguồn nhân lực

Mô hình tổ chức quản lý của VietinBank tương đồng với mô hình mà các ngân hàng hiện đại trên thế giới thực hiện. Theo đó, hoạt động giám sát của hội đồng quản trị đối với Ban điều hành được thực hiện theo quy chế kiểm soát nội bộ của ngân hàng và thực hiện chế độ kiểm toán định kỳ. Bên cạnh đó, Tổng giám đốc cũng là thành viên của hội đồng quản trị, nên luôn đảm bảo sự giám sát của hội đồng quản trị trong hoạt động điều hành. Trực thuộc hội đồng quản trị còn có 03 Ủy ban: Ủy ban quản lý rủi ro; Ủy ban nhân sự, Ủy ban chính sách.

Hình 3.1. Sơ đồ mô hình cơ cấu tổ chức quản lý của VietinBank

Nguồn: Báo cáo thường niên của Viettinbank năm 2020 Khác với một số NHTM như VCB và BIDV, ở VietinBank, Ủy ban quản lý rủi ro; ủy ban nhân sự và ủy ban chính sách trực thuộc hội đồng quản trị, không trực thuộc Ban điều hành.

Mỗi một Ủy ban đều được phân định chức năng, nhiệm vụ hoạt động riêng, do hội đồng quản trị quy định và ban hành. Đối với Ủy ban quản lý rủi ro, tham mưu cho hội đồng quản trị trong việc phê duyệt các chính sách và định hướng phù hợp với từng thời kỳ liên quan đến các loại rủi ro (rủi ro tín dụng, rủi ro thị trường rủi ro hoạt động…) bao gồm cả việc xác định khẩu vị rủi ro, các tỷ lệ, các giới hạn.

Định kỳ Ủy ban quản trị rủi ro báo cáo với hội đồng quản trị tình hình rủi ro trong các mặt hoạt động của ngân hàng và đề xuất các biện pháp xử lý kịp thời. Ủy ban quản trị rủi ro tham mưu cho hội đồng quản trị cả về các chiến lược, chính sách quản lý rủi ro, các biện pháp phòng ngừa rủi ro…

Ủy ban nhân sự tham mưu cho hội đồng quản trị các vấn đề liên quan đến nhân sự, từ khâu tuyển dụng, quy hoạch, bổ nhiệm, đào tạo phát triển nguồn nhân lực…cho đến chế độ tiền lương, thưởng, thù lao.

Ủy ban chính sách tham mưu cho hội đồng quản trị trong việc xây dựng các chính sách để điều hành các hoạt động kinh doanh của ngân hàng giúp ngân hàng phát triển bền vững.

Cùng với ban điều hành thì có các hội đồng như: Hội đồng quản lý TSN - TSC có chức năng: (i) đưa ra các quyết định đối với công tác quản lý TSN - TSC trong hoạt động kinh doanh trên cơ sở các mục tiêu, cơ cấu lớn trong kế hoạch ngắn hạn và dài hạn của ngân hàng; (ii) chỉ đạo các bộ phận có liên quan để thực hiện các quyết định về quy mô, cơ cấu, danh mục đối với TSN - TSC của ngân hàng; (iii) Xây dựng, thực thi chính sách quản lý tập trung toàn bộ mọi nguồn vốn của ngân hàng, đảm bảo khả năng thanh toán và nguồn vốn cho hoạt động ngân hàng; (iv) xây dựng, thực thi chính sách quản trị rủi ro TSN - TSC như: rủi ro thanh khoản, RRLS, rủi ro ngoại hối. Phân tích và xác định cơ cấu TSN - TSC tối ưu, đồng thời đảm bảo thực thi cơ cấu này; (v) Kiểm soát việc chấp hành các giới hạn và các chính sách quản lý TSN- TSC của toàn hệ thống ngân hàng; (vi) thực thi và giám sát thực hiện kế hoạch tài chính và chỉ tiêu lợi nhuận đối với toàn hệ thống; hội đồng tín dụng;

hội đồng quản lý rủi ro và hội đồng quản lý vốn, các hội đồng này sẽ cùng với ban kiểm soát thực thi các chính sách của hội đồng quản trị để đạt được hiệu quả kinh doanh cao nhất cho ngân hàng.

Hiện tại VietinBank được tổ chức theo mô hình tập trung, tất cả các vấn đề liên quan đến khiếu nại, thắc mắc, chăm sóc khách hàng đều được phản ánh trực tiếp lên Hội sở. Sau đó, Hội sở hoặc là giải quyết trực tiếp hoặc phân công ngược trở lại đối với các chi nhánh. Điều này đã gây ra sự chậm trễ trong việc giải quyết vấn đền và ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ ngân hàng nói chung và chất lượng dịch vụ TTKDTM nói riêng.

- Khái quát chung về tình hình kinh doanh của VietinBank giai đoạn 2019 – 2021

Giai đoạn 2019 – 2021, nền kinh tế gặp rất nhiều khó khăn do những diễn biến phức tạp của Đại dịch Covid 19. Điều này khiến cho hoạt động kinh doanh của các khách hàng cá nhân, khách hàng doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn, ảnh hưởng trực tiếp đến nhu cầu sử dụng vốn và khả năng trả nợ của khách hàng. Trong bối

cảnh đó, VietinBank đã không ngừng nỗ lực cố gắng hỗ trợ khách hàng trong hoạt động kinh doanh và gia tăng năng lực quản trị rủi ro.

Bảng 3.1. Một số kết quả kinh doanh chính tại VietinBank giai đoạn 2019 - 2021

Tiêu chí ĐVT

Năm So sánh (%)

2019 2020 2021 2020/

2019

2021/

2020

TTS Tỷ đồng 1.240.711 1.341.436 1.531.587 8,12 14,18

Vốn chủ sở hữu Tỷ đồng 77.355 85.411 93.650 10,41 9,65

Vốn điều lệ Tỷ đồng 37.234 37.234 48.058 0,00 29,07

Tiền gửi khách hàng Tỷ đồng 892.785 990.331 1.161.848 10,93 17,32 Tổng dư nợ tín dụng Tỷ đồng 953.178 1.027.542 1.141.454 7,80 11,09 Tổng thu nhập

HĐKD Tỷ đồng 40.519 45.317 53.157 11,84 17,30

Thu nhập từ hoạt

động dịch vụ Tỷ đồng 7.888 8.341 9.573 5,74 14,77

Tổng chi phí hoạt

động Tỷ đồng 15.735 16.085 17.186 2,22 6,84

Lợi nhuận thuần từ HĐKD

trước chi phí dự phòng RRT

Tỷ đồng 24.785 29.232 35.971 17,94 23,05

Chi phí dự phòng

RRTD Tỷ đồng 13.004 12.147 18.382 -6,59 51,33

LNTT Tỷ đồng 11.781 17.085 17.589 45,02 2,95

ROA % 1 1,3 1,2 30,00 -7,69

ROE % 13,1 16,9 15,9 29,01 -5,92

Tỷ lệ nợ xấu/dư nợ tín

dụng % 1,2 0,94 1,26 -21,67 34,04

Nguồn: Báo cáo thường niên của VietinBank năm 2021 Số liệu thống kê trong Bảng 3.1. cho thấy:

- Tổng tài sản của VietinBank liên tục gia tăng trong giai đoạn 2019 – 2021.

Năm 2019, tổng tài sản của VietinBank là 1.240.711 tỷ đồng. Đến năm 2021, tổng

tài sản của VietinBank đã đạt 1.531.587 tỷ đồng. Tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 11,15%. Nguyên nhân chính là sự gia tăng mạnh mẽ về VCSH là cơ sở quan trọng để gia tăng năng lực huy động vốn và cho vay.

- Vốn chủ sở hữu cũng liên tục được mở rộng từ 77.355 tỷ đồng (năm 2019).

Tăng lên và đạt 93.650 tỷ đồng (năm 2021). Nguyên nhân chính là do lợi nhuận tích lũy và huy động vốn chủ sở hữu thông qua phát hành thêm trái phiếu. VCSH cần gia tăng để đảm bảo tỷ lệ an toàn tối thiểu, phù hợp với quy định của Basel II. Năm 2021 với việc phát hành thêm cổ phiếu đã giúp cho VietinBank gia tăng vốn điều lệ từ 37.324 tỷ đồng lên 48.058 tỷ đồng.

- Tiền gửi khách hàng tăng trưởng ổn định với tốc độ tăng trưởng bình quân đạt trên 14%/năm. Năm 2021, tiền gửi khách hàng tại VietinBank đạt 1.161.848 tỷ đồng. Nguyên nhân chính là do VietinBank là ngân hàng lớn, uy tín, thu hút được nhiều khách hàng doanh nghiệp.

- Dư nợ tín dụng cũng gia tăng mạnh trong giai đoạn này với tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 9,44%/năm. Tổng dư nợ tín dụng năm 2021 đạt 1.141.454 tỷ đồng. Nguyên nhân chính là do những chính sách ưu đãi được VietinBank đẩy mạnh đặc biệt là đối với DNNVV để giúp người dân, doanh nghiệp vượt qua giai đoạn khó khăn bởi dịch bệnh Covid 19.

- Chi phí dự phòng RRTD cũng gia tăng nhanh chóng do những ảnh hưởng tiêu cực từ đại dịch Covid 19 từ 13.004 tỷ đồng (năm 2019) tăng lên 18.232 tỷ đồng (năm 2021). Đặc biệt năm 2021, chi phí dự phòng RRTD tăng trưởng tới 51,33%.

Điều này là do tỷ lệ nợ xấu và tiềm ẩn nợ xấu tăng lên trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến phức tạp.

- Hiệu quả hoạt động thông qua chỉ số ROA, ROE có xu hướng giảm nhẹ so với năm 2020. Nguyên nhân là do sự gia tăng nhanh về trích lập dự phòng RRTD tại Chi nhánh.

- Tỷ lệ nợ xấu tăng mạnh vào năm 2021 từ 0,94% (năm 2020) tăng lên 1,26% (năm 2021) do tác động xấu của dịch bệnh Covid 19.

Một phần của tài liệu Nhân tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng phương thức thanh toán không dùng tiền mặt tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam (Trang 44 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)