CHƯƠNG 4: GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY KHÁCH HÀNG LỰA CHỌN PHƯƠNG THỨC TTKDTM TẠI VIETINBANK
4.3. Một số kiến nghị
4.3.2. Kiến nghị Chính phủ
Chính phủ và các bộ, ngành ban hành các chính sách đồng bộ để chuyển từ khuyến khích sang bắt buộc thực hiện TTKDTM tại một số lĩnh vực như chuyển lương, mua sắm thanh toán hàng hóa có giá trị lớn tại một số đơn vị, …Đặc biệt cần ban hành chính sách bắt buộc chấp nhận thanh toán thẻ đối với các đơn vị kinh doanh hàng hoá, dịch vụ ở một số lĩnh vực ngành nghề nhất định như du lịch, thương mại, kinh doanh bán lẻ, nhà hàng khách sạn…
Xây dựng và ban hành các văn bản pháp luật, văn bản hướng dẫn về việc đẩy mạnh các hoạt động TTKDTM của nền kinh tế. Có những biện pháp khuyến khích người dân trong việc sử dụng các dịch vụ TTKDTM. Điều này là rất cần thiết để giúp Chính phủ và các bộ ngành kiểm soát tốt hơn về cung tiền, cầu thiết và việc đóng góp NSNN của các đối tượng.
Khuyến khích và có chính sách đối với các điểm bán lẻ thực hiện các hình thức thanh toán thẻ, qua tài khoản và POS.
Tăng cường các hoạt động tuyên truyền, vận động người dân hiểu được những lợi ích của các hoạt động TTKDTM, tuyên truyền nội dung về đề án TTKDTM của Chính phủ để người dân được tiếp cận với hoạt động này.
KẾT LUẬN
TTKDTM là một trong những nghiệp vụ quan trọng trong hoạt động kinh doanh của NHTM, với những đặc điểm an toàn, tiện lợi và nhanh chóng đã làm tăng nhanh quá trình chu chuyển vốn, giảm thời gian ứ đọng vốn của các tổ chức kính tế và cá nhân, đồng thời giúp ngân hàng nói riêng và Chính Phủ nói chung tăng khả năng kiểm soát của mình đối với quá trình lưu thông tiền tệ. Do đó, việc nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn phương thức TTKDTM của khách hàng tại VietinBank là rất cần thiết.
Luận văn đã hệ thống hóa cơ sở lý thuyết về TTKDTM, lý thuyết về hành vi khách hàng và xây dựng mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn phương thức TTKDTM tại VietinBank bao gồm các nhân tố: Dễ sử dụng (SD); Nhận thức sự hữu ích (HI); Ảnh hưởng xã hội (AH); Nhận thức sự giảm rủi ro (GRR); Chi phí sử dụng (CP); Ảnh hưởng của công việc (AHCV).
Kết quả phân tích hồi quy cho thấy, cả 6 nhân tố đều tác động đến quyết định lựa chọn phương thức TTKDTM tại VietinBank. Trong đó, nhân tố Ảnh hưởng xã hội (AH) có tác động mạnh nhất đến quyết định lựa chọn phương thức TTKDTM tại VietinBank. Kết quả kiểm định cũng chỉ ra được các khách hàng doanh nghiệp có quyết định lựa chọn phương thức TTKDTM tại VietinBank cao hơn so với KHCN. Các KHCN có độ tuổi càng trẻ thì quyết định sử dụng phương thức TTKDTM càng cao và các doanh nghiệp có quy mô càng lớn thì quyết định sử dụng phương thức TTKDTM tại VietinBank càng tốt.
Kết quả nghiên cứu là cơ sở quan trọng để tác giả đề xuất 6 nhóm giải pháp tương ứng nhằm gia tăng quyết định lựa chọn phương thức TTKDTM tại VietinBank.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu tiếng Việt
1. Võ Thị Thúy Anh, Lê Thị Phương Dung (2008), Nghiệp vụ ngân hàng hiện đại, NXB Tài Chính
2. Vũ Thị Kim Chi (2021), Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng E – Banking của khách hàng ở Việt Nam. Luận văn thạc sĩ, Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh.
3. Ngô Việt Hương (2017), Các nhân tố ảnh hưởng đến dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương- Chi nhánh Thanh Hóa. Tạp chí Kinh tế và Phát triển số 242(II), tháng 8 năm 2017, tr. 81-90.
4. Lê Đình Hạc (2020), Xu hướng phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam. Tạp chí tài chính, 29/01/2020.
5. Phan Thị Thu Hà (2009), Quản trị ngân hàng thương mại, NXB Giao Thông Vận Tải
6. Trương Thị Hồng (2010), Giáo trình kế toán ngân hàng thương mại, Nxb. Lao Động
7. Ngô Việt Hương (2017), Các nhân tố ảnh hưởng đến dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương- Chi nhánh Thanh Hóa. Tạp chí Kinh tế và Phát triển số 242(II), tháng 8 năm 2017, tr. 81-90.
8. Đoàn Anh Khoa (2016), Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt của ngân hàng thương mại trong khu vực dân cư tại Tp.HCM. Luận văn thạc sĩ, Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh.
9. Lê Thị Biếc Linh (2010), Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt tại các Ngân hàng trên đại bàn thành phố Đà Nẵng. Luận văn thạc sĩ, Đại học Kinh tế Đà Nẵng.
10. Ngân hàng Nhà nước (2014), Thông tư số 46/2014/TT – NHNN, NHNN về hướng dẫn về dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt
11. Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, (2008), Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS tập 1-2, Trường Đại học Kinh tế TP Hồ Chí Minh, NXB Hồng Đức
12. Nguyễn Đình Thọ (2011), Phương pháp nghiên cứu khoa học trong kinh doanh. Nxb. Lao động.
13. Nguyễn Thượng Thái, (2006), Giáo trình Marketing dịch vụ, NXB Bưu điện
14. VietinBank (2019), Báo cáo thường niên năm 2019.
15. VietinBank (2020), Báo cáo thường niên năm 2020.
16. VietinBank (2021), Báo cáo thường niên năm 2021.
Tài liệu tiếng Anh
17. Ajzen I (1985). From Intentions to Actions: A Theory of Planned Behavior. Springer
18. Ajzen I (1991). The theory of planned behavior. Organ Behav Hum Decis Process. Số 50.(2), Tr.179–211
19. Ajzen, I., & Fishbein, M. (2000). Attitudes and the attitude-behavior relation: Reasoned and automatic processes. European Review of Social Psychology, 11, 1-33.
20. Ajzen, I., & Fishbein, M. (1980). Understanding attitudes and predicting social behavior. Englewood Cliffs, NJ: Prentice-Hall.
21. Davis & ctg, (1989), The Technology Acceptance Model – TAM
22. Hair, J., Black, W., Babin, B., Anderson, R., 2014. Multivariate data analysis, 7th ed. Pearson Prentice Hall, Uppersaddle River.
23. Kotler, P. (2005). The role played by the broadening of marketing movement in the history of marketing thought. Journal of Public Policy &
Marketing, 24(1), 114-116
24. Kotler, P. (2011). Reinventing marketing to manage the environmental imperative. Journal of marketing, 75(4), 132-135.
25. Kotler, P. (1999). Marketing management: The millennium edition (Vol. 199).
26. Lukasz Goczek, Bartosz Witkowski (2015), Determinants of non-cash payments. National Bank of Poland Working Paper, (196).
27. Teo, T., Luan, W. S., & Sing, C. C. (2008). A cross-cultural examination of the intention to use technology between Singaporean and Malaysian pre-service teachers: an application of the Technology Acceptance Model (TAM). Journal of Educational Technology & Society, 11(4), 265-280.
28. Venkatesh, V., Morris, M. G., Davis, G. B., & Davis, F. D. (2003).
User acceptance of information technology: Toward a unified view. MIS quarterly, 425-478.