CHƯƠNG 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.3. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam
3.3.5. Kiểm định sự khác biệt về quyết định lựa chọn phương thức thanh toán không dùng tiền mặt tại ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam theo các nhóm khách hàng khác nhau
Để thực hiện kiểm định sự khác biệt về quyết định lựa chọn phương thức TTKDTM tại VietinBank giữa các nhóm khách hàng khác nhau, tác giả sử dụng kiểm định T – Test hoặc phân tích phương sai (ANOVA).
* Sự khác biệt giữa các nhóm khách hàng cá nhân và doanh nghiệp
Bảng 3.17. Kiểm định sự khác biệt về quyết định lựa chọn phương thức TTKDTM giữa các nhóm KH khác nhau tại VietinBank
Tiêu chí Số
lƣợng
Trung
bình Sig. Kết luận
Loại KH KHCN 228 3,7673
0,028 Có sự khác biệt
KHDN 136 4,2037
Nguồn: Tổng hợp từ kết quả phân tích Số liệu phân tích trong Bảng 3.17 cho thấy, quyết định lựa chọn phương thức TTKDTM của KHDN cao hơn KHCN.
* Sự khác biệt giữa các nhóm khách hàng cá nhân khác nhau
Bảng 3.18. Kiểm định sự khác biệt về quyết định lựa chọn phương thức TTKDTM tại VietinBank theo các đặc điểm khác nhau của KHCN
Tiêu chí Số
lƣợng
Trung
bình Sig. Kết luận
Giới tính Nam 118 3,8030
0,249 Không có sự khác biệt
Nữ 110 3,9364
Độ tuổi
Dưới 30 tuổi 31 4,2177
0,036 Có sự khác biệt Từ 30 - dưới 45
tuổi 95 3,8684
Từ 45 - dưới 60
tuỏi 55 3,6455
Từ 60 tuổi trở lên 47 3,8936
Nghề nghiệp
Hành chính, văn
phòng 91 3,9066
0,557 Không có sự khác biệt
Kinh doanh 64 3,7539
Công nhân, nông
dân 32 4,0000
Khác 41 3,8537
Thu nhập
Dưới 10 triệu 54 3,9167
0,650 Không có sự khác biệt Từ 10 - dưới 20
triệu 105 3,8952
Từ 20 triệu trở
lên 69 3,7862
Nguồn: Tổng hợp từ kết quả phân tích
Số liệu thống kê trong Bảng 3.18 cho thấy không tìm thấy sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa những nhóm khách hàng khác nhau về giới tính, nghề nghiệp và thu nhập. Điều này có nghĩa rằng, quyết định lựa chọn phương thức TTKDTM của KHCN tại VietinBank không có sự khác biệt giữa nam và nữ, giữa các nhóm khách hàng có nghề nghiệp và thu nhập khác nhau.
Tác giả tìm thấy sự khác biệt về quyết định lựa chọn phương thức TTKDTM của KHCN tại VietinBank của các nhóm khách hàng khác nhau về độ tuổi. Theo đó, những khách hàng có độ tuổi càng trẻ thì quyết định lựa chọn phương thức TTKDTM tại VietinBank càng cao. Các khách hàng có độ tuổi trên Từ 45 - dưới 60 tuổi có quyết lựa chọn phương thức TTKDTM thấp nhất.
Kết quả nghiên cứu này đưa ra được gợi ý giúp cho VietinBank cần tập trung vào phân khúc khách hàng trẻ tuổi. Đồng thời, VietinBank cần có những chiến lược marketing phù hợp với các đối tượng còn lại để khai thác tốt hơn đối với nhóm khách hàng tiềm năng này.
* Sự khác biệt giữa các nhóm khách hàng doanh nghiệp khác nhau Số liệu thống kê trong Bảng 3.19 cho thấy không tìm thấy sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa những nhóm khách hàng khác nhau về loại hình và lĩnh vực.
Điều này có nghĩa rằng, quyết định lựa chọn phương thức TTKDTM của KHCN tại VietinBank không có sự khác biệt giữa các doanh nghiệp khác nhau về loại hình hoạt động và lĩnh vực hoạt động.
Tác giả tìm thấy sự khác biệt về quyết định lựa chọn phương thức TTKDTM của KHDN tại VietinBank của các nhóm khách hàng khác nhau về quy mô. Theo đó, những khách hàng có quy mô càng lớn thì quyết định lựa chọn phương thức TTKDTM của KHDN càng cao.
Kết quả nghiên cứu này đưa ra được gợi ý giúp cho VietinBank cần tập trung vào phân khúc khách hàng doanh nghiệp lớn. Đây là nhóm khách hàng cần được ưu tiên để phát triển. Bên cạnh đó, VietinBank cũng cần có những chiến lược marketing phù hợp với doanh nghiệp nhỏ và vừa để thu hút khách hàng này sử dụng dịch vụ của VietinBank.
Bảng 3.19. Kiểm định sự khác biệt về quyết định lựa chọn phương thức TTKDTM tại VietinBank theo các đặc điểm khác nhau của KHDN
Tiêu chí Số
lƣợng
Trung
bình Sig. Kết luận Quy mô
DN lớn 15 3,6333
0,014 Có sự khác biệt
DN vừa 75 4,2800
DN nhỏ và siêu
nhỏ 46 3,8674
Loại hình
Công ty cổ phần 65 3,9769
0,576 Không có sự khác biệt
Công ty TNHH 38 4,0724
Công ty tư nhân 25 3,8900
Khác 8 4,2500
Lĩnh vực
Nông, lâm thủy
sản 38 3,9211
0,591 Không có sự khác biệt Công nghiệp, xây
dựng 45 4,0833
Thương mại và
dịch v ụ 53 3,9953
Nguồn: Tổng hợp từ kết quả phân tích Như vậy, tổng hợp lại kết quả nghiên cứu cụ thể như sau:
- Ảnh hưởng xã hội (AH): có tác động cùng chiều và mạnh nhất đến quyết định sử dụng phương thức TTKDTM tại VietinBank với hệ số hồi quy chuẩn hóa đạt 0,282.
- Nhận thức giảm rủi ro (GRR) có tác động cùng chiều và mạnh thứ hai đến quyết định sử dụng phương thức TTKDTM tại VietinBank với hệ số hồi quy chuẩn hóa đạt 0,259.
- Ảnh hưởng công việc (AHCV) có tác động cùng chiều và mạnh thứ ba đến quyết định sử dụng phương thức TTKDTM tại VietinBank với hệ số hồi quy chuẩn hóa đạt 0,208.
- Chi phí sử dụng (SD) có tác động cùng chiều và mạnh thứ tư đến quyết định sử dụng phương thức TTKDTM tại VietinBank với hệ số hồi quy chuẩn hóa đạt 0,167.
- Nhận thức sự hữu ích (HI) có tác động cùng chiều và mạnh thứ năm đến quyết định sử dụng phương thức TTKDTM tại VietinBank với hệ số hồi quy chuẩn hóa đạt 0,166.
- Tính dễ sử dụng (SD) có tác động cùng chiều và mạnh thứ sáu đến quyết định sử dụng phương thức TTKDTM tại VietinBank với hệ số hồi quy chuẩn hóa đạt 0,127.
- Có sự khác biệt về quyết định lựa chọn phương thức TTKDTM giữa nhóm khách hàng cá nhân và doanh nghiệp. Có sự khác biệt giữa các nhóm KHCN khác nhau về độ tuổi và có sự khác biệt giữa các nhóm KHDN khác nhau về quy mô trong quyết định lựa chọn phương thức TTKDTM tại VietinBank.