Âm cao (âm bổng), âm trầm ( âm thấp)

Một phần của tài liệu Giáo án định hướng phát triễn năng lực – 5 hoạt động vật lý07 (Trang 52 - 55)

Tiết 12: ĐỘ CAO CỦA ÂM I.MỤC TIÊU

II. Âm cao (âm bổng), âm trầm ( âm thấp)

*Thí nghiệm 2

+Đĩa quay nhanh: Âm bổng.

+Đĩa quay chậm: Âm trầm.

Thí nghiệm 3

C4: Phần tự do của thước dài dao động (chậm), âm phát ra (thấp). Phần tự do của thước ngắn dao động (nhanh), âm phát ra (cao).

*Kết luận: Dao động càng nhanh

(chậm), tần số dao động càng lớn (nhỏ) âm phát ra càng cao (thấp)

3.Hoạt động luyện tập:

-Âm cao (âm bổng), âm thấp (âm trầm) phụ thuộc vào yếu tố nào?

-HS: +Phụ thuộc vào tần số dao động.

-Tần số là gì? Đơn vị?

+Tần số dao động là số dao động trong 1 giây. Đơn vị là Hec (Hz).

-Trong bộ dây đàn của đàn ghi ta có dây tiết diện to, dây tiết diện nhỏ. Vậy dây nào khi dao động phát ra âm trầm, dây nào phát ra âm bổng?

-HS :Dây có tiết diện to dao động phát ra âm trầm.

-Dây có tiết diện nhỏ dao động phát ra âm bổng.

- Ngoài ra âm trầm, bổng còn được các nghệ sĩ điều chỉnh bằng các vít căng dây và ngón tay điều chỉnh dây đàn dao động để thay đổi tần số dao động của dây.

4.Hoạt động vận dụng.

Phương pháp: Luyện tập thực hành,dạy học trực quan, gợi mở- vấn đáp, pp giải quyết vấn đề,hoạt động nhóm

Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, động não,thảo luận nhóm

Năng lực: tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy sáng tạo, năng lực tự quản lí, năng lực hợp tác,

- Yêu cầu HS đọc C5,

GV:YCHS HĐ nhóm(3 phút) HS thảo luận theo nhóm Trình bày kết quả thảo luận

-Yêu cầu HS trao đổi C6 trong 1 phút.

HĐ theo cặp đôi - Đại diên 1 hs trả lời

-Hướng dẫn HS trả lời C7, kiểm tra bằng TN và yêu cầu HS giải thích.

*GV chú ý: Có 3 loại âm phát ra đó là:

+Tiếng của miếng nhựa chạm vào là tách tách.

+Tiếng đĩa chạm vào miếng nhựa.

Cả hai dao động đó tạo thành cột không khí dao động vì thế truyền đến tai có độ cao khác nhau.

C5: Vật dao động có tần số 70 Hz dao động nhanh hơnvà vật dao động có tần số 50 Hz phát ra âm thấp hơn.

C6: Dây đàn càng căng (căng nhiều )

→dao động nhanh→tần số lớn→âm cao.

Dây đàn trùng (căng ít)→âm trầm.

C7: Chạm miếng phim ở phần vành đĩa ( xa tâm) không khí sau hàng lỗ dao động nhanh →tần số lớn→âm cao.

Chạm miếng phim ở xa vành đĩa (gần tâm) không khí sau hàng lỗ dao động chậm →tần số nhỏ→âm trầm.

5. Hoạt động tìm tòi, mở rộng

1)Thông thường, tai người có thể nghe được âm có tần số trong khoảng từ 20Hz đến 20000Hz.

- Những âm có tần số dưới 20Hz gọi là hạ âm.

- Những âm có tần số lớn hơn 20000Hz gọi là siêu âm.

- Chó và 1 số động vật khác có thể nghe được những âm cao hơn hoặc thấp hơn 20.000 Hz.

2)CÓ THỂ EM CHƯA BIẾT ?

- Trước cơn bão thường có hạ âm, hạ âm làm con người khó chịu, cảm giác buồn nôn, chóng mặt, một số sinh vật nhạy cảm với hạ âm nên có biểu hiện khác thường. Vì vậy người xưa dựa vào dấu hiệu này để nhận biết các cơn bão.

- Dơi phát siêu âm để săn tìm muỗi. Vì vậy, có thể chế tạo máy phát siêu âm bắt chước tần số siêu âm của dơi để đuổi muỗi.

- Về nhà học bài. Làm bài tập sách BT.

TUẦN 13:

Ngày soạn: 10/11 Ngày dạy: 18/11 TIẾT13: ĐỘ TO CỦA ÂM

I. MỤC TIÊU:

1.Kiến thức: Nêu được mối quan hệ giữa biên độ dao động và độ to của âm. So sánh được âm to, âm nhỏ

2.Kĩ năng: Qua thí nghiệm rút ra được khái niệm biên độ dao động, Độ ta nhỏ của âm phụ thuộc vào biên độ.

3.Thái độ: Nghiêm túc trong học tập, có ý thức bảo quản dụng cụ . 4. Năng lực – Phẩm chất :

a) Năng lực: tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy sáng tạo, năng lực tự quản lí, năng lực hợp tác,

b)Phẩm chất: tự tin,tự chủ II. CHUẨN BỊ:

1.Giáo viên:

Mỗi nhóm: Đàn ghi ta, 1 trống + dùi, 1 giá thí nghiệm, 1 con lắc bốc, 1 lá thép ( 0,7 x 15 x 300) mm

2. Học sinh: Vở ghi, dụng cụ học tập.

III. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC

1. Phương pháp: Hoạt động nhóm, luyện tập thực hành,dạy học trực quan, gợi mở- vấn đáp, pp giải quyết vấn đề

2. Kĩ thuật: Thảo luận nhóm, đặt câu hỏi, động não IV. TỔ CHỨC CÁC HOAT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Hoạt động khởi động

* Tổ chức lớp:

* Kiểm tra bài cũ Câu hỏi

HS1: Tần số là gì? Đơn vị tần số ? Âm cao (thấp) phụ thuộc như thế nào vào tần số ? Chữa bài tập 11.1, 11.2.

HS 2 : Chữa bài tập 11.4.

Đáp án

- Số dao động trong 1 giây gọi là tần số. Đơn vị tần số là Hec (Hz) - Âm phát ra càng cao (càng bổng) khi tần số dao động càng lớn.

- Âm phát ra càng thấp (càng trầm) khi tần số dao động càng nhỏ.

11.1 .D.

11.2 :.(tần số)

…(Hec)

…(20Hz) đến (20000Hz)

…(lớn)

…(nhỏ)

11.4 : a,Con muỗi vỗ cánh nhiều hơn con ong đất.

b. Tần số dao động của cánh chim

< 20Hz nên không nghe được âm do cánh chim đang bay tạo ra.

-Yêu cầu HS dưới lớp chú ý theo dõi, nêu nhận xét, chữa bài tập vào vở nếu sai.

* Vào bài:

GV: Đặt vấn đề:Một vật dao động thường phát ra âm có độ cao nhất định. Nhưng khi nào vật phát ra âm to, khi nào vật phát ra âm nhỏ?

HS: 2HS (nam , nữ) hát, nhận xét em nào hát giọng cao, thấp?

2.Hoạt động hình thành kiến thức

HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS NỘI DUNG CẦN ĐẠT

HOẠT ĐỘNG 1: Nghiên cứu về biên độ dao động và mối liên hệ giữa biên độ dao động và độ to của âm phát ra.

Phương pháp: Luyện tập thực hành,dạy học trực quan, gợi mở- vấn đáp, pp giải quyết vấn đề,hoạt động nhóm

Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, động não,thảo luận nhóm

Năng lực: tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy sáng tạo, năng lực tự quản lí, năng lực hợp tác,

GV: Hướng dẫn HS làm thí nghiệm, yêu càu HS thực hiện th/ng?, yêu cầu HS quan sát, nhận xét?

HS: Hoạt động nhóm. Thực hiện theo yêu cầu của GV ghi vào bảng 1, nhận xét và bổ sung.

HS: Đọc thông tin về biên độ của dao động.

GV: Yêu cầu HS thực hiện câu C2?

-HS : Bố trí TN theo nhóm. Tiến hành TN, quan sát và lắng nghe âm phát ra để nêu nhận xét

- Dựa vào phần trình bày của HS, GV sửa chữa hoặcnhắc lại phương án TN, yêu cầu HS làm TN kiểm chứng.

- Biên độ quả bóng lớn, nhỏ→mặt trống dao động như thế nào ?

Một phần của tài liệu Giáo án định hướng phát triễn năng lực – 5 hoạt động vật lý07 (Trang 52 - 55)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(171 trang)
w