CHƯƠNG III: ĐIỆN HỌC TIẾT 22: SỰ NHIỄM ĐIỆN DO CỌ XÁT
Tiết 28: TÁC DỤNG TỪ, TÁC DỤNG HÓA HỌC
VÀ TÁC DỤNG SINH LÍ CỦA DÒNG ĐIỆN I. MỤC TIÊU:
1.Kiến thức: HS mô tả được một thí nghiệm hoặc hoạt động của một thiết bị thể hiện tác dụng từ của dòng điện. Mô tả được một thí nghiệm hoắc một ứng dụng trong thực
tế về tác dụng hoá học của dòng điện. Nêu được các biểu hiện do tác dụng sinh lí của dòng điện khi đi qua cơ thể người.
2.Kỹ năng: Nhận biết và phân biệt các tác dụng của dụng cụ điện về t/d từ, hoá học, sinh lí.
3.Thái độ: Nghiêm túc trong học tập, hợp tác trong học tập.
4. Năng lực – Phẩm chất :
a) Năng lực: tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy sáng tạo, năng lực tự quản lí, năng lực hợp tác.
b)Phẩm chất: tự tin,tự chủ II. CHUẨN BỊ:
1.GV
. PT: GV chuẩn bị cho cả lớp:
-1 kim nam châm, 1 nam châm thẳng, một vài vật nhỏ bằng sắt, thép.
-1 chuông điện, 1 bộ nguồn 6V.
-1 ăcquy 12V hoặc bộ chỉnh lưu hạ thế dùng lấy ra nguồn 1 chiều 12V, 1 bình điện phân đựng dung dịch CuSO4
-1 công tắc, 1 bóng đèn loại 6V, 6 dây dẫn có vỏ bọc cách điện.
-Tranh vẽ phóng to hình 23.2 ( chuông điện).
Mỗi nhóm HS:
-1 nam châm điện dùng pin 3V. -2 pin 1,5V trong đế lắp pin.
-1 công tắc, 5 đoạn dây dẫn có vỏ bọc cách điện.
-1 kim nam châm được đặt trên mũi nhọn.
-1 chuông điện, 1 bình điện phân.
2.HS: Học theo hướng dẫn.
III. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC
1. Phương pháp: Hoạt động nhóm, luyện tập thực hành,dạy học trực quan, gợi mở- vấn đáp, pp giải quyết vấn đề
2. Kĩ thuật: Thảo luận nhóm, đặt câu hỏi, động não IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Hoạt động khởi động
* Tổ chức lớp:
* Kiểm tra bài cũ
- Nêu tác dụng của dòng điện mà em biết.
- Chữa bài 22.1, 22.3.
- Gọi HS dưới lớp nhận xét câu trả lời của bạn→GV đánh giá cho điểm.
* Vào bài:
ĐVĐ
Cho HS quan sát ảnh chụp cần cẩu dùng nam châm điện ở trang đầu chương III.
- Nam châm điện là gì? Nó hoạt động dựa vào tác dụng nào của dòng điện?→Bài mới.
2.Hoạt động hình thành kiến thức mới
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨC HOẠT ĐỘNG 1: Tìm hiểu nam châm điện.
Phương pháp dạy học trực quan, vấn đáp- gợi mở, giải quyet vấn đề
Kĩ thuật: đặt câu hỏi, động não
Năng lực: tự học, năng lực giải quyết vấn
đề, năng lực tư duy sáng tạo.
GV: Giới thiệu một số tác dụng từ của nam châm cho HS trên cơ sở làm thí nghiệm cho HS quan sát.
HS: Tiếp thu thông tin về tác dụng từ của nam châm.
HS: Làm thí nghiệm H23.1 (SGK) - Quan sát hiện tượng khi K đóng, mở.
- Cho biết cực nào KNC bị hút?, đẩy?
GV: Yêu cầu HS thực hiện câu C1?
* GDMT: Các đường dây cao áp có thể gây ra những điện từ trường mạng, những người dân sống gần có thể chịu ảnh hưởng của trường điện từ này , làm các vật nhiễm điện do hưởng ứng khiến cho tuần hoàn máu của người bị ảnh hưởng, căng thẳng , mệt mỏi.
- Cần xây dựng các lưới điện cao áp xa khu dân cư.
I. Tác dụng từ:
1.Tính chất từ của nam châm:
- Nam châm hút sắt, thép. Mỗi nam châm có 2 cực.
- Mắc mạch điện theo nhóm, khảo sát tính chất của nam châm điện:
a.Khi công tắc ngắt, không có hiện tượng gì.
- Khi công tắc đóng: Đầu cuộn dây hút đinh sắt, không hút dây đồng nhôm.
b.-Khi đưa 1 trong 2 cực của nam châm lại gần thì cực này của nam châm hoặc bị hút hoặc bị đẩy.
- Nếu đảo đầu cuộn dây, cực của nam châm lúc trước bị hút, nay bị đẩy và ngược lại.→
+ Khi có dòng điện chạy qua cuộn dây có lõi sắt → cuộn dây có tác dụng giống như nam châm.
+ Nam châm này cũng có hai cực.
Kết luận:
1. Cuộn dây dẫn quấn quanh lõi sắt non có dòng điện chạy qua là nam châm điện.
2. Nam châm điện có tính chất từ vì nó có khả năng làm quay kim nam châm và hút các vật bằng sắt hay thép.
HOẠT ĐỘNG 2: Tìm hiểu tác dụng hoá học của dòng điện.
Phương pháp: Hoạt động luyện tập thực hành,dạy học trực quan, vấn đáp-gợi mở, ,
Kĩ thuật: đặt câu hỏi, động não
Năng lực: tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy sáng tạo
GV: làm thí nghiệm H23.3 (SGK)
HS: Quan sát, nhận xét dung dịch CuSO4
là chất dẫn điện hay cách điện?
GV: Yêu cầu HS quan sát màu của thỏi than nối với cực âm? ( lưu ý trước màu
II. Tác dụng hoá học.
Thí nghiệm: (SGK).
Kết luận: Dòng điện đi qua dung dịch muối đồng làm cho thỏi than nối với cực âm được phủ một lớp vỏ bằng đồng.
đen) sau màu gì?
HS: Thực hiện theo yêu cầu của GV, trả lời câu C5, C6?, bổ sung, hoàn chỉnh.
* GDMT: Dòng điện gây ra các phản ứng điện phân, nước ta có khí hậu nóng, ẩm việc sử dụng các nguốn nhiên liệu hóa thạch( than đá, dầu mỏ..) và hoạt động SXCN tạo ra khí thải độc hại( CO2, NO2…) Các khí này hòa tan trong nước tạo ra môi trường điện ly, làm kim loại bị ăn mòn( ăn mòn hóa học)
- Cần bao bọc kim loại bằng chất chống ăn mòn hóa học và giảm thiểu các khí thải độc hại.
HOẠT ĐỘNG 3:Tìm hiểu tác dụng sinh lí.
Phương pháp: vấn đáp-gợi mở, , pp đặt và giải quyết vấn đề
Kĩ thuật: đặt câu hỏi, động não
GV: Giới thiệu một số tác hại và một số ứng dụng của dòng điện đối với tác dụng sinh lí để HS chú ý phòng tránh nguy hiểm trong quá trình sử dụng.
HS: Đọc thông tin: Dòng điện gây tác hại nguy hiểm như thế nào đối với cơ thể người? Làm như thế nào để phòng tránh?
*Dòng điện mạnh đi qua cơ thể con người gây nguy hiểm sức khỏe và tính mạng con người: Tim ngừng đập, gạt thở, nếu dòng điện mạnh có thể gây tử vong.
- Dòng điện nhỏ được dùng để chữa bệnh( điện châm)..
- Cần tránh bị điện giật bằng cách sử dụng các chất cách điện, tuân thủ các an toàn về điện.
III. Tác dụng sinh lí:
- Nguy hiểm đối với người.
- Sử dụng trong y học.
3.Hoạt động luyện tập
- Nêu nội dung ghi nhớ của bài học?
- Nêu vài thiết bị sử dụng tác dụng từ, hoá học của dòng điện?
- Dòng điện gây tác dụng như thế nào đối với cơ thể người? Chúng ta cần làm gì để hạn chế các tác hại đó của dòng điện.
- Nêu các tác dụng của dòng điện mà em đã được học?
4. Hoạt động vận dụng.
Phương pháp: vấn đáp-gợi mở, , pp hoạt động cá nhân
Kĩ thuật: đặt câu hỏi, động não
GV: Yêu cầu HS thực hiện câu C7, C8 (SGK).
HS: Thực hiện theo yêu cầu của GV. Bổ
C7: chọn C.
C8: chọn D.
sung và hoàn chỉnh nội dung.
5. Hoạt động tìm tòi, mở rộng
- Học bài theo nội dung SGK và phần ghi nhớ của bài học.
- Làm các bài tập 23.1 23.4 (SBTVL7).
- Chuẩn bị ôn tập và kiểm tra 1 tiết.
- Đọc và tìm hiểu hoạt động của chuông điện
TUẦN 28