CHƯƠNG III: ĐIỆN HỌC TIẾT 22: SỰ NHIỄM ĐIỆN DO CỌ XÁT
TIẾT 33: THỰC HÀNH ĐO CƯỜNG ĐỘ DÒNG ĐIỆN VÀ HIỆU ĐIỆN THẾ
I. MỤC TIÊU:
1.Kiến thức:
- HS biết mắc nối tiếp hai bóng đèn vào nguồn điện có hiệu điện thế phù hợp.
- Thực hành đo được và phát hiện được quy luật về cường độ dòng điện và hiệu điện thế trong mạch điện mắc nối tiếp 2 bóng đèn là: Cường độ dòng điện bằng nhau tại mọi vị trí khác nhau của mạch điện, và hiệu điện thế 2 đầu đoạn mạch bằng tổng hiệu điện thế trên mỗi đèn.
2.Kỹ năng: Biết sử dụng ampe kế để đo cường độ dòng điện, vôn kế để đo hiệu điện thế giữa 2đầu bóng đèn trong mạch điện kín, lắp đặt mạch điện, đo, đọc, sử dụng.
3.Thái độ:Nghiêm túc trong học tập, hợp tác trong học tập.
4. Năng lực – Phẩm chất :
a) Năng lực: tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy sáng tạo, năng lực tự quản lí, năng lực hợp tác,
b)Phẩm chất: tự tin,tự chủ II. CHUẨN BỊ:
1.GV:
chuẩn bị cho mỗi nhóm.
- 02pin loại 3V hoặc 6V ( nguồn lấy từ biến áp) - 01 vôn kế (5V - 0,1V)
- 01 ampe kế ( 0,5A - 0,01A)
- 02 bóng đèn cùng loại 2,5V- 1W. hoặc 6V- 3W.
- Công tắc, dây dẫn.
2.HS : Mỗi HS chuẩn bị một mẫu báo cáo..
III. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC:
1. Phương pháp: Hoạt động nhóm, luyện tập thực hành,dạy học trực quan, gợi mở- vấn đáp, pp giải quyết vấn đề
2. Kĩ thuật: Thảo luận nhóm, đặt câu hỏi, động não IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Hoạt động khởi động
* Tổ chức lớp:
* Kiểm tra bài cũ
- Vẽ sơ đồ mạch điện gồm 1 nguồn điện, 1 công tắc, 1 bóng đèn, 1 ampe kế dùng để đo cường độ đòng điện qua bóng đèn, 1 vôn kế đo hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn.
- Khi sử dụng ampe kế để đo cường độ dòng điện qua bóng đèn, phải chọn ampe kế và mắc vào mạch điện như thế nào?
- Khi dùng vôn kế để đo hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn, cần phải chọn vôn kế như thế nào?
2.Hoạt động luyện tập:
GV mắc 1 mạch điện như hình 27 .1a và giới thiệu với Học sinh : mạch điện gồm 2 bóng điện nối tiếp. ĐVĐ: cường độ dòng điện và hiệu điện thế trong đoạn mạch có đặc điểm gì?
148
Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt Hoạt động 1: MẮC MỐI TIẾP HAI
BÓNG ĐÈN.
-Phương pháp: vấn đáp-gợi mở, giải quyet vấn đề, nhóm
-Kĩ thuật: đặt câu hỏi, động não
-Năng lực: tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy sáng tạo, năng lực tự quản lí.
- Yêu cầu học sinh quan sát hình 27.1a và hình 27 .1b để nhận biết 2 bóng đèn mắc nối tiếp → từ đó cho biết trong mạch điện này, ampe kế và công tắc được mắc thế nào với các bộ phận khác?
- Quan sát hình 27 .1a và 27.1b trả lời câu hỏi của giáo viên. Yêu cầu thấy được ampe kế và công tắc được mắc nối tiếp trong mạch với các bộ phận khác.
- Yêu cầu các nhóm lựa chọn dụng cụ để mắc mạch hình 27.1 a theo nhóm, sau đó vẽ sơ đồ mạc điện vào vở.
- Mắc mạch điện theo nhóm, vẽ sơ đồ mạch điện vào vở
- Giáo viên kiểm tra các nhóm mắn mạch, hỗ trự nhóm yếu.
- Gọi 1 đại diện 1,2 nhóm lên vẽ sơ đồ mạch điện hình 27.1a vào mẫu báo cáo thực hành. (GV lưu ý HS các bộ phận được mắc liên tiếp không nhất thiét phải đúng thứ tự như SGK)
Hoạt động 2: ĐO CƯỜNG ĐỘ DÒNG ĐIỆN VỚI ĐOẠN MẠCH NỐI TIẾP:
- Phương pháp: luyện tập thực hành, vấn đáp-gợi mở, giải quyet vấn đề, nhóm - Kĩ thuật: đặt câu hỏi, động não
- Năng lực: tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy sáng tạo, năng lực tự quản lí.
- GV yêu cầu học sinh mắc ampe kế ở vị trí, đó công tắc 3 lần, ghi lại 3 số chỉ I’1, I’’’1 của am pe kế và tính giá trị trung bình I1 = '1 ''1 '''1
3 I +I +I
ghi lại kết quả giá trị I1
1 – Mắc nối tiếp hai bóng đèn:
- Mắc mạch điện theo nhóm, vẽ sơ đồ mạch điện vào vở.
2 – Đo cường độ dòng điện đối với đoạn mạch nối tiếp.
3 1 2 A
* Đo cường độ dòng điện đoạn mạch nối
149
trong báo cáo thực hành.
- Tương tự như vậy mắc ampe ở vị trí 2, 3 đo cường độ dòng điện.
- GV theo dõi hoạt động của các nhóm để nhắc lại và sửa sai cho HS.
- Giáo viên kẻ bảng 1 trong mẫu báo cáo thí nghiệm lên bảng, gọi một số nhóm để nhắc nhở và sửa sai cho HS.
- GV kẻ bảng 1 trong mẫu báo cáo thí nghiệm lên bảng, gọi một số nhóm lên điền kết quả vào bảng 1.
- Hướng dẫn học sinh thảo luận chung để có nhận xét đúng, yêu cầu học sinh chữa vào vở nếu sai.
Hoạt động 4: ĐO HIỆU ĐIỆN THẾ ĐỐI VỚI ĐOẠN MẠCH MẮC NỐI TIẾP - Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát hình 27.2 cho biết vôn kế trong vẽ sơ đồ mạch điện tương tự hình 27.2 đo hiệu điện thế giữa hai đầu đèn nào?
- Hãy vẽ sơ đồ mạch điện tương tự hình 27 .2 trong đó vôn kế đo hiệu điện thế giữa hai đầu đèn 2 vào báo cáo thực hành, lưu ý chỉ rõ chốt nối vôn kế.
- Gọi 1, 2 HS lên vẽ trên bảng, gọi HS khác nhận xét.
- Yêu cầu HS mắc mạch điện đo hiệu điện thế U1, U2, UMN
- Giáo viên theo dõi nhắc nhở tương tự như hoạt động 3.
- GV có thể gọi HS số 1, HS số 2, HS số 3, HS số 4 … của các nhóm khác thực hiện thao tắc mắc vôn kế theo yêu cầu và đọc kết quả đo. HS các nhóm khác theo dõi để nêu nhận xét.
- Hướng dẫn thảo luận → nhận xét đúng.
tiếp:
NX: Trong đoạn mạch mắc nối tiếp dòng điện có cường bằng nhau tại các vị trí khác nhau của mạch điện:
I1 = I2 = I3
3. Đo hiệu điện thế đối với đoạn mạch nối tiếp.
K A V
V V
* Đo hiệu điện thế đối với đoạn mạch nối tiếp:
NX: HĐT giữa 2 đầu doạn mạch bằng tổng các HĐT trên mỗi đèn:
U13 = U12 = U23. 3.Hoạt động vận dụng:
- Nêu nhận xét về cường độ dòng điện đối với đoạn mạch nối tiếp và hiệu điện thế
đối với đoạn mạch nối tiếp khi mắc 2 bóng đèn nối tiếp vào mạch điện.
- Vì sao khi mắc vôn kế vào mạch điện ở mục 4 thì ampe kế chỉ giá trị nhỏ hơn khi
đo ở mục 3.
150
- Vẽ sơ đồ mạch điện gồm: Ngđiện 2pin, 2Bđèn mắc nối tiếp, 1ampe kế, 1vôn kếđể
đo cường độ dòng điện và hiệu điện thế 2 đầu bóng đèn.
4.Hoạt động tìm tòi, mở rộng:
- Học bài theo nội dung báo cáo thực hành, nhận xét ở vở ghi.
- Chuẩn bị bài học mới thực hành đo cường độ dòng điện và HĐT mạch điện song song 2 bóng đèn.
- Nắm chắc quy tắc sử dụng vôn kế và ampe kế mắc vào mạch điện để đo.
Ngày soạn: 04/05 Ngày dạy:12/05