CHƯƠNG III: ĐIỆN HỌC TIẾT 22: SỰ NHIỄM ĐIỆN DO CỌ XÁT
TIẾT 25: CHẤT DẪN ĐIỆN VÀ CHẤT CÁCH ĐIỆN
DÒNG ĐIỆN TRONG KIM LOẠI I. MỤC TIÊU:
1.Kiến thức: Nhận biết trên thực tế vật dẫn điện là gì? Là vật cho dòng điện đi qua, vật cách điện là vật không cho dòng điện đi qua. Kể tên được một số vật dẫn điện (hoặc vật liệu dẫn điện) và vật cách điện (hoặc vật liệu cách điện) thường dùng. Biết dòng điện trong kim loại là dòng các electron tự do dịch chuyển có hướng.
2.Kỹ năng: Mắc mạch điện đơn giản, làm thí nghiệm xác định vật liệu dẫn điện, vật liệu cách điện.
3.Thái độ: Có thói quen sử dụng điện an toàn.
4. Năng lực – Phẩm chất :
a) Năng lực: tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy sáng tạo, năng lực tự quản lí, năng lực hợp tác,
b)Phẩm chất: tự tin,tự chủ II. CHUẨN BỊ:
1.Giáo viên
- Bảng phụ, phiếu học tập cho mỗi nhóm
- Nhóm học sinh : 1 bóng đèn, đai ngạch hợc đui xoắn được nối với phích cắm điện bằng đoạn dây điện.02 pin, 1 bóng đèn pin, 1 công tắc, 5 đoạn dây dẫn có mơ kẹp, 1 số vật cần xác định xem là vật dẫn điện hay cách điện: 1 đoạn dây đồng, 1 đoạn dât thép, 1 đoạn vỏ nhựa bọc ngoài dây điện, 1 chén sứ.
2. Học sinh: Vở ghi, dụng cụ học tập.
III. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC
1. Phương pháp: Hoạt động nhóm, luyện tập thực hành,dạy học trực quan, gợi mở- vấn đáp, pp giải quyết vấn đề
2. Kĩ thuật: Thảo luận nhóm, đặt câu hỏi, động não IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Hoạt động khởi động
* Tổ chức lớp:
* Kiểm tra bài cũ : Kiểm tra 15 phút.
I, Trắc nghiệm: (5 điểm).
Khoanh vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng nhất.
Câu 1:Khi đưa hai quả cầu kim loại đến gần nhau hiện tượng nào cho phép ta khảng định hai quả cầu bị nhiễm điện cùng loại?
A. Hút nhau B. Đẩy nhau.
C. Cả A và B đều đúng. D. Cả A và B đều sai.
Câu 2. Nhiều vật bị cọ xát ………… các vật khác.
A. Có khả năng hút. B. Có khả năng đẩy.
C. Vừa hút vừa đẩy. D. Không đẩy cũng không hút.
Câu 3. Treo hai quả cầu nhẹ A và B bằng hai sợi tơ mảnh, ta thấy chúng lệch khỏi phương thẳng đứng như hình vẽ. Tìm kết luận đúng :
A. A và B nhiễm điện trái dấu nhau.
B. A nhiễm điện dương, B không nhiễm điện.
C. A không nhiễm điện , B nhiễm điện âm. A B
D. Cả ba kết luận đều đúng.
Câu 4. Trong các cách sau đây, cách nào làm thước nhựa dẹt nhiễm điện : A. Đập nhẹ thước nhiều lần trên bàn.
B. Cọ xát mạnh thước nhựa bằng miếng vải khô nhiều lần.
C. Chiếu ánh sáng đèn vào thước nhựa.
Câu 5. Ta biết chỉ có hai loại điện tích ( đt âm và đt dương ). Tìm nhận xét đúng:
A. Vật nhiễm điện âm thì chỉ mang các điện tích âm.
B. Vật nhiễm điện dương thì chỉ mang các điện tích dương.
C. Vật trung hòa không chứa các điện tích.
D. Không có câu nào đúng.
Câu 6:Một vật trung hòa về điện khi có:
A. Điện tích âm lớn hơn điện tích dương B.Điện tích âm nhỏ hơn điện tích dương C.Điện tích âm bằng điện tích dương
D.Số điện tích âm nhận về đúng bằng số điện tích dương mất đi Câu 7:Khi cọ xát mảnh vải khô vào mảnh nilon, thì vật nào đã nhiễm điện
A.Chỉ có mảnh vải khô là nhiễm điện B. Chỉ có mảnh vải nilon là nhiễm điện C. Không có vật nào nhiễm điện cả
D.Cả mảnh nilon và mảnh vải khô đều nhiễm điện
Câu 8: Tiến hành thí nghiệm về sự nhiễm điện do cọ xát trong điều kiện thời tiết nào sau đây thì dễ thành công?
A. Thời tiết nóng B. Thời tiết ẩm
C. Thời tiết hanh khô D. Thời tiết lạnh
Câu 9: Mạch điện thắp sáng bóng đèn nhất thiết phải có:
A. Bóng đèn và dây dẫn B. Nguồn điện và bóng đèn
C. Nhuồn điện, bóng đèn và công tắc D. Nguồn điện ,bóng đèn và dây dẫn Câu 10:Dòng điện là gì?
A. Dòng điện là dòng các eelectron dịch chuyển có hướng
B. Dòng điện là dòng các điện tích dương dịch chuyển có hướng C. Dòng điện là dòng các điện tích âm dịch chuyển có hướng D. Dòng điện là dòng các điện tích dịch chuyển có hướng II.TỰ LUẬN
Câu 11: Người ta quy ước thanh thủy tinh cọ xát vào lụa thì thanh thủy tinh mang điện tích gì? Khi đó lụa mang điện tích gì? Vật nào nhận thêm êlectrôn ? Vật nào mất bớt êlectrôn?
* Đáp án:
Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
Đáp án B C A B B C D C D D
Câu11: - Người ta quy ước thanh thủy tinh cọ xát vào lụa thì thanh thủy tinh mang điện tích dương.(1đ)
- Lụa mang điện tich âm (1đ)
- Thanh thuy tinh mất bớt êlectrôn (1,5đ) - Lụa nhận thêm êlectrôn (1,5đ)
*Vào bài:
HS đọc phần mở bài và quan sát thí nghiệm.
2.Hoạt động hình thành kiến thức:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨC HOẠT ĐỘNG 1: Xác định chất dẫn điện và chất cách điện
Phương phỏp: Luyện tập thực hành vấn đỏp-gợi mở, , pp giải quyết vấn đề hđ nhúm Kĩ thuật: Đặt câu hỏi và trả lời, động não, thảo luận nhóm
Năng lực: tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy sáng tạo, năng lực quản lí, năng lực hợp tác,
GV:Yêu cầu học sinh đọc mục I (Trang 55 SGK)
Trả lời câu hỏi.
+ Chất dẫn điện là gì?
+ Chất cách điện là gì?
HS: Thực hiên theo yêu cầu của GV, trả lời các câu hỏi.
Trong các dcụ chbị các em hãy đoán vật nào dđiện vật nào c/điện và để chúng riêng.
Để biết được vật nào dẫn điện, vật nào không dẫn điện thì làm thí nghiệm kiểm tra.
HS: Các nhóm tiến hành th/ng kiểm tra.Nhận xét thí nghiệm về những nguyên nhân dẫn đến kết quả sai.
GV: Yêu cầu học sinh quan sát H20.1 cho biết bộ phận nào dẫn điện, những bộ phận nào cách điện.
Khi cắm phích điện vào ở điện thì tay ta cầm vào phần nào để cắm?
Ngoài các vật liệu cách điện kể trên y/c HS trả lời thêm một số vật liệu cách điện khác.
GV: Yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi C3. Trong kim loại dòng điện là dòng chuyển dời của các hạt nào?
- Hãy nêu một số trường hợp chứng tỏ rằng không khí ở điều kiện bình thường là chất cách điện.
I.Chất dẫn điện và chất cách điện:
C1:
+ Chất dẫn điện là chất cho dòng điện đi qua, gọi là vật liệu dẫn điện khi được dùng để làm các vật hay bộ phận dẫn điện.
+ Chất cách điện là chất không cho dòng điện đi qua, gọi là vật liệu cách điện khi được dùng để làm các vật hay bộ phận cách điện
C2:
- Các vật liệu thường dùng để làm vật dẫn điện: Đồng, sắt, nhôm, chì,…( Các kim loại).
- Các vật liệu thường dùng để làm vật cách điện: Nhựa ( chất dẻo), thuỷ tinh, sứ, cao su, không khí,…
C3: Trong mạch điện thắp sáng bóng đèn
- GV lưu ý: Ở điều kiện thường, không khí không dẫn điện, còn trong điều kiện đặc biệt nào đó thì không khí vẫn có thể dẫn điện.
- HS lắng nghe, ghi nhớ để thực hiện an toàn về điện.
Ở điều kiện bình thường, nước thường dùng ( như nước máy) là chất dẫn điện hay cách điện?
-GV thông báo: Các loại nước thường dùng như nước máy, nước mưa, nước ao hồ… đều dẫn điện trừ nước nguyên chất, vì vậy khi tay ướt, ta không nên sờ vào ổ cắm hay phích điện để tránh bị điện giật và các thiết bị điện cần để nơi khô ráo.
Vật dẫn điện hay cách điện chỉ có tính chất tương đối, tuỳ thuộc vào từng điều kiện cụ thể.
pin, khi công tắc ngắt, giữa hai chốt công tắc là không khí, đèn không sáng. Vậy bình thường không khí là chất cách điện.
HOẠT ĐỘNG 2: Tìm hiểu dòng điện trong kim loại
Phương phỏp: Luyện tập thực hành vấn đỏp-gợi mở, , pp giải quyết vấn đề hđ nhúm Kĩ thuật: Đặt câu hỏi và trả lời, động não, thảo luận nhóm
Năng lực: tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy sáng tạo, năng lực quản lí, năng lực hợp tác,
HS nêu lại sơ lược cấu tạo nguyên tử.
Nếu nguyên tử thiếu 1 êlectrôn thì phần còn lại của nguyên tử mang điện tích gì ? tại sao
GV thông báo các êlectron tự do trong kim loại.
GV: Đưa mô hình đoạn dây dẫn kim loại chay qua HS chỉ các kí hiệu biểu diễn êlectron tự do. Kí hiệu nào biểu diễn phần còn lại của nguyên tử.
Yêu cầu học sinh trả lời C5.
HS: Thực hiện theo yêu cầu của GV.
Dựa vào đó yêu cầu các em hãy hoàn thành phần kết luận.
II.Dòng điện trong kim loại:
1.Êlectrôn tự do trong kim loại
a.Các kim loại là các chất dẫn điện. Kim loại cũng được cấu tạo từ các nguyên tử.
C4: Hạt nhân của nguyên tử mang điện tích dương, các êlectrôn mang điện tích âm.
b.Trong kim loại có các êlectrôn thoát ra khỏi nguyên tử và chuyển động tự do gọi là êlectrôn tự do.
C5: Trong hình 20.3 ( SGK), các êlect rôn tự do là các vòng tròn nhỏ có dấu “-”, phần còn lại của nguyên tử là những vòng lớn có dấu “+”. Phần này mang điện tích dương. Vì nguyên tử khi đó thiếu ( mất bớt ) êlectrôn.
2. Dòng điện trong kim loại.
C6: Êlectrôn tự do mang điện tích âm bị cực âm đẩy, bị cực dương hút.
Các êlectrôn tự do trong kim loại dịch chuyển có hướng tạo thành dòng điện chạy qua nó.
3.Hoạt động luyện tập
Phương pháp: Luyện tập thực hành gợi mở- vấn đáp
Kĩ thuật: Đặt câu hỏi và trả lời, 1.Phát biểu nào sau đây là đúng?
Vật dẫn điện
A.Chỉ cho các eelectron đi qua
B.Chỉ cho các điện tích dương đi qua C. Chỉ cho các điện tích âm đi qua
D.Cho dòng các điện tích dịch chuyển có hướng đi qua.
2.Dòng điện trong kim loại là dòng:
A. Các điện tích âm dịch chuyển có hướng
B. Các êlectron dịch chuyển có hướng C. Các êlectron dịch chuyển
1.D
2.B
4.Hoạt động vận dụng
Phương pháp: Luyện tập thực hành gợi mở- vấn đáp
Kĩ thuật: Đặt câu hỏi và trả lời,
-Yêu cầu HS hoạt động cá nhân trả lời C7, C8, C9.
- Chất dẫn điện là gì?
- Chất cách điện là gì?
- Dòng điện trong kim loại là gì?
- HS trả lời các câu hỏi.
C7: Phương án B. Một đoạn ruột bút chì (bằng than chì).
C8: Phương án C.Nhựa.
C9: Phương án C. Một đoạn dây nhựa.
5.Hoạt động tìm tòi, mở rộng.
- Tại sao lõi dây điện thì làm bằng kim loại, còn vỏ dây điện thì được làm bằng vải hoặc bằng nhựa.
*Về nhà:
- Về nhà các em xem học thuộc phần ghi nhớ.
- Làm bài tập 20.1 -> 20.3 ở SBT - Chuẩn bị bài học mới.
TUẦN 27