1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả TTTM
1.3.1. Các yếu tố chủ quan
1.3.1.1. Cơ chế, chính sách liên quan đến hoạt động TTTM của Ngân hàng:
Hoạt động TTTM cũng như bất kỳ hoạt động kinh doanh nào của ngân hàng đều được thực hiện theo cơ chế, chính sách cụ thể của ngân hàng trong từng thời kỳ.
Căn cứ trên quy định của các cơ quan quản lý Nhà nước, mỗi ngân hàng sẽ tự ban hành cơ chế hoạt động và các quy định liên quan cho mỗi mảng nghiệp vụ, là cơ sở để thực hiện nghiệp vụ đó cũng như là căn cứ để phối hợp xử lý giữa các nghiệp vụ với nhau. Cơ chế hoạt động được ban hành rõ ràng, đ y đủ thì hoạt động mới diễn ra một cách suôn sẻ, thống nhất. Tùy vào điều kiện từng thời kỳ khác nhau mà ngân hàng sẽ ban hành các chính sách khác nhau liên quan đến TTTM như: chính sách cho vay, chiết khấu với lãi suất ưu đãi, tỷ giá cạnh tranh cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu trên những địa bàn nhất định; chính sách ưu đãi giá phí cho khách hàng đặc biệt trong
từng thời kỳ; các gói cho vay ưu đãi khuyến khích các doanh nghiệp trong các ngành hàng xuất nhập khẩu mũi nhọn như dệt may, thủy hải sản… Các chính sách này được triển khai trong toàn hệ thống sẽ góp ph n thúc đẩy hoạt động TTTM phát triển.
1.3.1.2. Trình độ chuyên môn, thái độ phục vụ khách hàng của đội ngũ cán bộ ngân hàng
Cán bộ ngân hàng phải có nghiệp vụ vững vàng, nắm bắt thông tin nhanh đảm bảo việc tư vấn cho khách hàng sử dụng sản phẩm, dịch vụ phù hợp nhất. Ngoài ra, đối với các cán bộ thực hiện nhiệm vụ tác nghiệp TTTM, là người trực tiếp phát hành thư tín dụng, kiểm tra chứng từ, phát hành bảo lãnh quốc tế…; người trực tiếp thực hiện các nghiệp vụ thanh toán, trao đổi với ngân hàng đối tác nước ngoài còn c n phải có sự khéo léo, nhanh nhạy để xử lý kịp thời các tình huống cụ thể, có trình độ ngoại ngữ cũng như sự am hiểu luật pháp, quy tắc, thông lệ quốc tế và các lĩnh vực xã hội khác có liên quan. Bên cạnh đó, thái độ phục vụ khách hàng tận tình, chu đáo cũng là một yếu tố quyết định đến hiệu quả của hoạt động TTTM.
1.3.1.3. Hệ thống trang thiết bị, công nghệ thông tin
Hoạt động TTTM có sự tham gia của các ngân hàng ở các quốc gia khác nhau.
Việc thanh toán, truyền tin có được thực hiện nhanh chóng hay không phụ thuộc rất lớn vào các thiết bị và hệ thống chương trình trợ giúp. Do điều kiện khác nhau về trang thiết bị, xa xôi cách trở về mặt địa lý mà thông tin giữa các ngân hàng nhiều lúc không thể truyền tải được bằng thư tín thông thường, bởi nó không đảm bảo cho tính nhanh chóng và an toàn. Hiện nay, các giao dịch TTTM giữa các ngân hàng đều được thực hiện thông qua hệ thống SWIFT (hệ thống truyền tin của Hiệp hội Viễn thông Tài chính Liên ngân hàng Toàn thế giới), do đó việc duy trì hệ thống gửi và nhận điện SWIFT là cực kỳ quan trọng. Bên cạnh đó, để thực hiện hoạt động TTTM trong nội bộ mỗi ngân hàng c n có một chương trình hỗ trợ tác nghiệp tất cả các sản phẩm TTTM, được xây dựng đồng bộ với hệ thống chương trình của ngân hàng. Chương trình này vừa lưu trữ thông tin, xử lý thông tin vừa truyền tin trong toàn hệ thống đồng thời tích hợp các ứng dụng để liên kết với các chương trình liên quan khác của ngân hàng. Các ngân hàng Việt Nam hiện nay h u hết đang sử dụng chương trình TTTM module Trade Finance.
Ngoài ra các loại trang thiết bị thông dụng mà ngân hàng không thể thiếu như là:
máy điện thoại, máy Fax, máy Scan.. tổ hợp này là yếu tố giúp thực hiện các nghiệp vụ TTTM trong ngân hàng một cách hiệu quả.
1.3.1.4. Mối quan hệ với các tổ chức tài chính nước ngoài
Theo Thông tư 41/2011/TT-NHNN ngày 15 tháng 12 năm 2011 của Thống đốc NHNN về Hướng dẫn nhận biết và cập nhật thông tin khách hàng trên cơ sở rủi ro phục vụ công tác phòng, chống rửa tiền thì hoạt động ngân hàng đại lý được định nghĩa là: “Hoạt động ngân hàng đại lý là việc cung cấp dịch vụ ngân hàng, thanh toán và các dịch vụ khác của một ngân hàng tại một quốc gia, vùng lãnh thổ cụ thể (gọi là Ngân hàng đại lý) cho một ngân hàng khác tại một quốc gia, vùng lãnh thổ khác (gọi là Ngân hàng đối tác)”. Quan hệ đại lý có vai trò rất quan trọng đối với nghiệp vụ ngân hàng ngày nay. Để thực hiện các nghiệp vụ ngân hàng quốc tế, đặc biệt là tài trợ cho TMQT, mỗi ngân hàng c n thiết lập quan hệ đại lý với các tổ chức tài chính, ngân hàng ở các quốc gia khác nhau, nhất là tại các quốc gia đã có Hiệp định thương mại song phương. Việc ký kết hiệp định thương mại song phương sẽ dỡ bỏ hàng rào thuế quan và phi thuế quan, đảm bảo cho luật lệ thương mại được rõ ràng, khuyến khích quan hệ thương mại song phương giữa hai quốc gia do đó hoạt động xuất nhập khẩu phát triển và đòi hỏi quan hệ đại lý với các tổ chức tài chính, ngân hàng ở các quốc gia này cũng c n được quan tâm hơn.
Nếu một NHTM có quan hệ và xây dựng được uy tín với nhiều ngân hàng lớn trên thế giới thì có thể trực tiếp gửi, nhận điện SWIFT (các giao dịch qua SWIFT đòi hỏi các ngân hàng phải thiết lập quan hệ RMA - Relationship Management Application - với nhau để gửi điện xác thực), có thể phối hợp tìm kiếm các thông tin liên quan đến khách hàng, ngân hàng đối tác,… tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình thực hiện hoạt động TTTM. Đồng thời, ngân hàng đó còn có thể mở rộng nhiều kênh thanh toán bằng nhiều loại ngoại tệ khác nhau để sẵn sàng đáp ứng nhu c u đa dạng của khách hàng. Mối quan hệ với ngân hàng đại lý còn giúp cho ngân hàng có thể được ngân hàng đại lý cấp tín dụng với lãi suất thấp trong giao dịch factoring, forfaiting hay L/C upas.
1.3.1.5. Đánh giá thu nhập, chi phí và rủi ro
Việc cân đối giữa lợi nhuận, chi phí cũng là một vấn đề then chốt để xác định sự hiệu quả của các sản phẩm TTTM mà Ngân hàng cung cấp tới Khách hàng. Các sản phẩm mặc dù hỗ trợ được các DN tốt về mặt thanh toán, chứng từ nhưng lại không đem lại biên lợi nhuận đủ lớn để bù đắp chi phí và rủi ro mà Ngân hàng có thể gặp phải thì Ban lãnh đạo, Cán bộ c n cân nhắc kỹ trước khi tư vấn đến khách hàng.
Bên cạnh những lợi ích kinh tế mà hoạt động TTTM mang lại, các TCTD, DN tham gia ngoại thương cũng phải chịu rất nhiều rủi ro tạo nên bởi đặc tính vốn có của thương mại quốc tế như thời gian vận chuyển dài, khoảng cách địa lý xa, giá trị hàng hóa thường lớn, sự khác nhau về loại tiền thanh toán, những biến động trong tỷ giá hối đoái, sự khác biệt về văn hóa, luật lệ, tập quán kinh doanh…