Kinh nghiệm của một số NHTM quốc tế liên quan đến hoạt động tài trợ thương mại

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả hoạt động thương mại tại ngân hàng cổ phần đầu tư và phát triển việt nam bidv chi nhánh hà nội (Trang 35 - 40)

1.4.1. Dẫn chứng về Ngân hàng Xuất nhập khẩu Hoa Kỳ (EXIM).

Các thị trường tài chính quốc tế, đặc biệt tại các quốc gia như Hoa Kỳ, Anh, Thụy Sỹ đã phát triển so với các quốc gia Châu Á hơn 100 năm và trong đó có Việt Nam. Để bắt kịp xu thế và kinh nghiệm của các nước đi trước trong dịch vụ tài chính nói chung và hoạt động tài trợ thương mại nói riêng là một thách thức lớn, c n sự nỗ lực rất lớn từ cơ chế và chính sách của cả Chính phủ và các Doanh nghiệp, TCTD.

Các tổ chức quốc tế lớn trong mảng tài trợ thương mại có thể kể đến như JPMorgan Chase, HSBC, Citibank, MUFJ… và trong đó không thể không kể đến Ngân hàng Xuất nhập khẩu Hoa Kỳ (EXIM).

Ngân hàng Xuất nhập khẩu Hoa Kỳ là một cơ quan liên bang độc lập cung cấp một số giải pháp tài trợ thương mại quốc tế để khuyến khích sự phát triển của các nhà xuất khẩu Mỹ. Ngân hàng Exim làm rất ít cho vay trực tiếp. Trên thực tế, 99% các giao dịch của họ liên quan đến giao dịch bảo hiểm hoặc bảo đảm dành cho các khoản vay tư nhân.

Việc người mua không trả tiền lý do lớn nhất dẫn đến kinh doanh không thành công tại Mỹ. Ngày nay có đến 80% thương mại toàn c u được hỗ trợ bởi các chính

sách tài trợ thương mại quốc tế. Khoảng một nửa số doanh nghiệp châu Âu thường xuyên sử dụng bảo hiểm tín dụng xuất khẩu, nhưng chỉ có 10% các nhà xuất khẩu tại Mỹ sử dụng sản phẩm này. Các doanh nghiệp nhỏ của Mỹ thường sử dụng điều khoản trả trước hoặc thư tín dụng với chi phí lớn trong khi buôn bán hàng hóa tại các thị trường có rủi ro từ trung bình đến cao hoặc cho các hợp đồng có giá trị lớn.

Thách thức của các doanh nghiệp là việc đánh giá không đúng rủi ro. Sự khác biệt giữa thành công hay thất bại trên thị trường kinh doanh toàn c u là sự ưa thích rủi ro, phân tích chi phí của việc giảm thiểu rủi ro và việc lựa chọn chiến lược quản trị rủi ro. Lý do cho việc không sử dụng hết hiệu quả của bảo hiểm tín dụng xuất khẩu là các nhà xuất khẩu Mỹ sang các thị trường chủ yếu là Canada, Mexico và Châu Âu cho rằng chi phí cho bảo hiểm tín dụng xuất khẩu lớn hơn rủi ro không thanh toán. Tuy nhiên, thị trường ngày nay dễ bị tổn thương trước cú sốc tài chính hơn trước, nền kinh tế đang suy thoái và rủi ro chính trị leo thang. Có rất nhiều rủi ro có thể xảy ra trong khi việc buôn bán cho người mua đang phải chịu các khả năng chậm vận chuyển, rủi ro tỷ giá và chính trị - tất cả đều có thể làm gián đoạn việc thanh toán.

Bảo hiểm tín dụng xuất khẩu là một cách để giúp các nhà xuất khẩu quản trị rủi ro. Thêm vào đó, các ngân hàng sẽ cho nhà xuất khẩu vay vốn lưu động để sản xuất hàng hóa với tài sản bảo đảm là các khoản phải thu. Vì thế nếu có bảo hiểm tín dụng xuất khẩu của Eximbank Hoa Kỳ thì các ngân hàng sẽ dễ dàng tài trợ cho các khoản vay hơn. Hơn nữa, nếu nhà xuất khẩu nhập hàng nước ngoài để làm nguyên liệu chế biến thì các đối tác bán hàng sẽ dễ dàng thẩm định khách hàng nếu khách hàng sử dụng sản phẩm Bảo hiểm tín dụng xuất khẩu. Bên cạnh đó, tính chi phí bảo hiểm tín dụng xuất khẩu có thể làm giảm thuế doanh nghiệp. Doanh nghiệp vừa được bảo hiểm, có thể làm giảm các khoản nợ khó đòi và giảm thuế.

Do đặc thù hoạt động kinh doanh của Exim nên cơ cấu doanh số giao dịch qua các năm khá đặc thù, khác biệt so với các NHTM quốc tế nói chung và NHTM Việt Nam nói riêng, cụ thể:

Sản phẩm Số lƣợng các giao dịch Số tiền (Triệu Đô la Mỹ)

2017 2018 2019 2017 2018 2019

Cho vay trực tiếp - 41 69 - 72.70 1,947.80

Bảo lãnh vay vốn và cho thuê tài

chính 28 83 109 123.30 8,067.10 10,924.20

Bảo đảm vốn lưu

động 237 261 431 1,106.50 1,001.00 2,389.80

Bảo hiểm tín

dụng xuất khẩu 2,634 2,245 3,137 3,807.30 3,242.20 5,206.10 Tổng 2,927 2,754 3,924 5,160.40 20,522.80 33,339.90

Nguồn: Báo cáo tài chính của Eximbank Hoa Kỳ các năm 2017, 2018, 2019

Tuy rằng có biên lợi nhuận và nguồn thu ít rủi ro, lành mạnh nhưng Exim vẫn có một số hạn chế trong hoạt động kinh doanh.

- Thiếu cân bằng trong tài trợ cho các tổ chức lớn và các doanh nghiệp vừa và nhỏ:

Exim bị chỉ trích vì ưu tiên cho một số ngành kinh tế đặc biệt. Những ưu tiên này được dành cho các tập đoàn như Boeing, Enron hay các chính phủ nước ngoài. Theo Báo cáo phân tích trong Dự án “Phạm vi trợ cấp của Pew (Pew’s Subsidy Scope Project)” từ Báo cáo tài chính năm 2007 và 2008 của Eximbank Hoa Kỳ, Ngân hàng đã dành khoảng 15.3 tỷ Đô la Mỹ để phát hành bảo lãnh vay vốn dài hạn, trong đó hơn 10 tỷ Đô la Mỹ, tức là khoảng 65% dành cho việc mua máy bay thương mại của Boeing. Có rất nhiều chi phí chìm được tạo ra từ các khoản tiền trợ cấp của Eximbank Hoa Kỳ, bao gồm cả ph n tăng giá của máy bay. Mặc dù vậy, các giao dịch tài trợ thương mại quốc tế của Eximbank Hoa Kỳ dành cho ngành hàng không vẫn nằm ở mức 50% trên tổng số giao dịch qua các năm.

- Tài trợ cho các dự án làm ảnh hưởng đến môi trường:

Năm 2010, các tổ chức bảo vệ môi trường đã lên tiếng chỉ trích Giám đốc của Eximbank Hoa Kỳ vì phê duyệt trị giá 917 triệu Đô La Mỹ để tài trợ cho 3.960 Mega Watt nhiệt điện Dự án Siêu nhiệt điện Sasan ở Ấn Độ sau khi đã từ chối các dự án làm biến đổi khí hậu. Năm 2011, nhiều tổ chức bảo vệ môi trường đã tiến hành biểu tình phản đối tại trụ sở Eximbank Hoa Kỳ về việc viện trợ 805 triệu Đô la Mỹ để tài trợ dự án 4.800 Mega Watt nhiệt điện tại một nhà máy của Nam Phi, nhưng không thành công. Theo các nhà môi trường, đây là dự án khí thải cacbon lớn nhất trong lịch sử của Ngân hàng, không những không làm giảm nghèo mà còn gây ra ô nhiễm không khí,

dẫn tới làm hỏng đường hô hấp, tim mạch và hệ thống th n kinh của con người, là nguyên nhân gây bệnh tim, ung thư, đột quỵ và các bệnh đường hô hấp mãn tính.

Năm 2012, ba tổ chức môi trường đã đệ đơn kiện chống lại Chủ tịch Hochberg và Ngân hàng Eximbank Hoa Kỳ do việc trợ tài chính cho hai dự án khí thiên nhiên được xây dựng bên trong Khu di sản thế giới Great Barrier. Đơn kiện cáo buộc rằng việc tài trợ của Eximbank Hoa Kỳ là vi phạm luật di sản môi trường và văn hóa Mỹ.

Có thể nói, Eximbank Hoa Kỳ đã tài trợ được rất nhiều dự án lớn, tuy nhiên, việc thẩm định sự ảnh hưởng của các dự án đến môi trường dân sinh xã hội chưa được xem xét kĩ càng, dẫn đến các làn sóng chỉ trích và biểu tình của người dân. Việc này gây thiệt hại không nhỏ cho danh tiếng của chính phủ Mỹ trong nỗ lực phát triển xuất nhập khẩu và tạo việc làm cho người dân Hoa Kỳ.

1.4.2. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam:

Kinh nghiệm quốc tế cho thấy bảo hiểm tín dụng xuất khẩu chịu sự điều hành trực tiếp của một cơ quan thuộc Chính phủ quản lý và chịu sự điều chỉnh theo các quy định pháp lý kinh doanh bảo hiểm thương mại dù hoạt động theo nguyên tắc thị trường và quy luật cung c u. Vì liên quan tới hoạt động giao thương toàn c u với giá trị giao dịch lớn nên yêu c u về vốn, năng lực điều hành và chuyên môn đối với tổ chức bảo hiểm tín dụng rất cao. Quy trình đánh giá, phân tích rủi ro nhận bảo hiểm, kiểm soát quản lý rủi ro, xử lý khiếu nại và thu hồi nợ trên phạm vi rộng.

Vì vậy, tổ chức cung cấp bảo hiểm tín dụng xuất khẩu phải có kỹ năng chuyên môn cao, sử dụng công nghệ tiên tiến để tiếp cận hệ thống thông tin kinh doanh, tài chính minh bạch và tin cậy. Ngoài cung cấp dịch vụ bảo hiểm tín dụng xuất khẩu, các tổ chức cung cấp bảo hiểm tín dụng xuất khẩu cung cấp dịch vụ gia tăng như cập nhật thông tin doanh nghiệp theo các nhóm ngành hàng của từng quốc gia, phân tích rủi ro quốc gia...

Bản thân các doanh nghiệp đã tham gia các sản phẩm tài trợ thương mại quốc tế thành công là người đã có trải nghiệm sát thực tế nhất, cụ thể ở đây là chương trình bảo hiểm tín dụng xuất khẩu của các công ty bảo hiểm. Những doanh nghiệp này là mục tiêu của các tổ chức để tìm hiểu về sản phẩm bảo hiểm, về phí, về các điều khoản, điều kiện bảo hiểm, về thị trường xuất khẩu, về lý do ban đ u khi họ tham gia thí điểm

các dự án bảo hiểm… Từ đó các doanh nghiệp được cung cấp loại hình bảo hiểm tín dụng xuất khẩu có thể thay đổi sản phẩm của mình để phù hợp với nhu c u thực tế của doanh nghiệp. Thêm vào đó, các doanh nghiệp là chủ thế chính trong các giao dịch tài trợ thương mại quốc tế, kể cả bằng bất kì một hình thức nào có liên quan đến ngân hàng hay các tổ chức của chính phủ. Do đó các doanh nghiệp c n cũng cố nâng cao trình độ nghiệp vụ ngoại thương và thanh toán quốc tế cho các cán bộ làm công tác xuất nhập khẩu trong doanh nghiệp. Doanh nghiệp c n bố trí đội ngũ cán bộ thông thạo nghiệp vụ ngoại thương, trình độ pháp lú trong thương mại quốc tế làm công tác xuất nhập khẩu, chủ động nắm vắt thời cơ, tìm hiểu nhiều phương thức tài trợ thương mại quốc tế ở trong nước cũng như ở nước ngoài nhằm tìm ra phương thức phổ biến, có lợi nhất cho chính bản thân mình. Bởi vì, xuất phát từ lợi ích của các hoạt động tài trợ thương mại quốc tế của chính phủ mà các nước phát triển mới đẩy mạnh các hình thức tài trợ này. Nếu các doanh nghiệp Việt Nam tìm hiểu được nguyên nhân các hình thức này phát triển thì họ sẽ mạnh dạn xem xét thực hiện các hình thức tài trợ mới, dẫn đến sự phát triển của các phương thức tài trợ thương mại quốc tế của chính phủ trong tương lai.

Bên cạnh hình thức bảo hiểm tín dụng xuất khẩu, Việt Nam nên từng bước thí điểm các hình thức tài trợ thương mại quốc tế khác như Bảo đảm vốn lưu động, bảo lãnh vay vốn, bảo đảm cho thuê tài chính như của Eximbank Hoa Kỳ. Chính phủ Việt Nam nên nghiên cứu, xem xét các hình thức tài trợ này tại Hoa Kỳ và nhiều nước phát triển khác trên thế giới để có thể vận dụng tối đa các ưu điểm của các hình thức tài trợ, góp ph n vào nỗ lực vì mục tiêu phát triển chung.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả hoạt động thương mại tại ngân hàng cổ phần đầu tư và phát triển việt nam bidv chi nhánh hà nội (Trang 35 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)