Hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả hoạt động thương mại tại ngân hàng cổ phần đầu tư và phát triển việt nam bidv chi nhánh hà nội (Trang 60 - 70)

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TTTM TẠI NHTM CỔ PHẦN ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – CHI NHÁNH HÀ NỘI (BIDV HÀ NỘI)

2.4. Đánh giá hiệu quả hoạt động TTTM tại BIDV Hà Nội

2.4.2. Hạn chế và nguyên nhân

Bên cạnh những kết quả đã đạt được, hiệu quả hoạt động TTTM tại BIDV Hà Nội vẫn còn những vấn đề tồn tại:

Thứ nhất, sản phẩm mới chưa được sử dụng rộng rãi

Mặc dù TSC đã xây dựng hệ thống sản phẩm TTTM đa dạng tương đương với hệ thống sản phẩm của các ngân hàng thương mại khác hiện nay nhưng các sản phẩm tài trợ truyền thống vẫn được sử dụng rộng rãi hơn các sản phẩm mới. Theo số liệu báo cáo tài trợ thương mại của BIDV năm 2020, các sản phẩm truyền thống như phát hành L/C, chiết khấu hối phiếu đòi nợ, cho vay hỗ trợ xuất khẩu có tốc độ tăng trưởng số món bình quân 17%/năm giai đoạn 2016 đến 2020 trong khi các sản phẩm tài trợ mới như tài trợ nhập khẩu bằng vay vốn nước ngoài theo hợp đồng khung, tài trợ xuất khẩu trọn gói, bao thanh toán xuất khẩu, forfaiting chỉ tăng trưởng ở mức 3%- 5%/năm. Cá biệt có sản phẩm chỉ phát sinh 3-5 món/năm trên toàn hệ thống như bao thanh toán xuất khẩu. Đối với BIDV Hà Nội, trong giai đoạn 2016 – 2020, chưa phát sinh bất kỳ giao dịch nào liên quan đến sản phẩm bao thanh toán xuất khẩu, forfaiting hay tài trợ nhập khẩu bằng vay vốn nước ngoài theo hợp đồng khung.

Có sản phẩm mới đã ban hành và đưa vào triển khai nhưng khách hàng không thực sự hài lòng do thủ tục thực hiện còn phức tạp, chưa thấy được tính ưu việt rõ rệt so với sản phẩm truyền thống, từ đó tạo cảm giác e ngại cho khách hàng khi lựa chọn một sản phẩm mới. Ví dụ như sản phẩm chiết khấu miễn truy đòi hối phiếu đòi nợ theo L/C trả chậm dựa trên thỏa thuận Forfaiting với ngân hàng đại lý mặc dù có ưu điểm cho khách hàng là khoản chiết khấu miễn truy đòi không bị tính vào hạn mức tín dụng ngắn hạn của khách hàng tại ngân hàng nhưng khách hàng vẫn phải thỏa mãn những điều kiện như đối với sản phẩm chiết khấu miễn truy đòi thông thường cùng với những điều kiện riêng của sản phẩm này và mức lãi, phí khách hàng phải chịu cũng tương đương; thời

gian thực hiện giao dịch lâu hơn do phải được sự chấp thuận và nhận được tiền chiết khấu từ Ngân hàng đại lý. Sản phẩm này vì thế chỉ được sử dụng bởi một số ít khách hàng bị BIDV Hà Nội giới hạn về hạn mức tín dụng.

Hạn chế về ứng dụng sản phẩm mới một ph n do quy trình thủ tục còn thiếu linh hoạt nhưng một ph n khác là do cán bộ TTTM tại chi nhánh chưa nắm rõ bản chất của sản phẩm khi tư vấn cho khách hàng hoặc chưa có khả năng phân tích và thuyết phục khách hàng. Ví dụ như sản phẩm UPAS L/C mặc dù đã được các ngân hàng trên thế giới thực hiện một cách thành thục từ lâu, nhưng BIDV mới chỉ xây dựng và ban hành quy chế về sản phẩm này từ năm 2014. Thời gian đ u không phải khách hàng nào cũng nắm được chu trình cũng như lợi ích của sản phẩm, nhưng sau khi đã thuyết phục được doanh nghiệp sử dụng một vài l n thì UPAS L/C trở thành lựa chọn thường xuyên của khách hàng. Doanh số và số món phát hành UPAS L/C tại BIDV Hà Nội tăng lên một cách đáng kể, từ 11 món với doanh số hơn 600 nghìn USD năm 2016 lên 112 món với doanh số hơn 6 triệu USD năm 2020.

Thứ hai, chưa thu hút thêm được nhiều khách hàng mới

Quy mô khách hàng giữa các phòng KHDN của BIDV Hà Nội không đồng đều.

Có những phòng KHDN cung cấp dịch vụ TTTM tới rất nhiều khách hàng, phát sinh nhiều giao dịch cả về xuất khẩu và nhập khẩu tuy nhiên có những phòng KHDN lại h u như không phát sinh giao dịch do đặc thù chuyên làm về hoạt động thi công xây lắp. Ngoài nguyên nhân số lượng khách hàng có nhu c u TTTM trên địa bàn không nhiều, thì nguyên nhân nữa là do các phòng KHDN này chưa thực sự chú trọng đến việc tiếp cận, chào bán các sản phẩm TTTM tới khách hàng.

Hiện nay giao dịch của chi nhánh chủ yếu phát sinh bởi khách hàng truyền thống lâu năm, đối tượng khách hàng mới mở rộng là tương đối ít. Theo thống kê của Ban khách hàng doanh nghiệp BIDV thì số lượng khách hàng mới tại BIDV Hà Nội gia tăng có sử dụng dịch vụ TTTM trong giai đoạn 2021-2025 chỉ là 44 khách hàng trên tổng số 165 khách hàng doanh nghiệp mới. Mặc dù là một trong những Chi nhánh chủ lực, đông đảo nhân sự nhưng do trong thời gian qua tình hình kinh tế không ổn định và dịch bệnh cuối năm 2019, đ u năm 2020, nhiều doanh nghiệp xuất nhập khẩu phải đóng cửa cũng như số lượng doanh nghiệp mới thành lập là không nhiều, cùng sự

cạnh tranh gay gắt trên thị trường ngân hàng, vấn đề gia tăng khách hàng mới là rất khó khăn.

Một số khách hàng sau một thời gian sử dụng dịch vụ TTTM của BIDV Hà Nội lại chuyển sang ngân hàng khác hoặc có những khách hàng không sử dụng dịch vụ mặc dù được BIDV Hà Nội tiếp thị nhiều l n. Theo khách hàng cho biết do các chính sách ưu đãi của BIDV về miễn, giảm phí, nâng lãi suất tiền gửi, lãi suất cho vay…

không cạnh tranh bằng các đối thủ trên địa bàn nhất là các NHTM cổ ph n nhỏ. Ví dụ như trong năm 2020, khi lãi suất cho vay VNĐ ngắn hạn dành cho đối tượng ưu tiên là các doanh nghiệp xuất khẩu của BIDV Hà Nội nằm ở mức 6,3%/năm - 6,7%/năm tùy thuộc vào khách hàng thì một số NHTM cổ ph n khác sẵn sáng cho vay với lãi suất chỉ ở mức 5,5%/năm – 6%/năm, có thời điểm còn thấp hơn cả lãi suất huy động.

Ngoài ra, chính sách tín dụng quá chặt chẽ cũng khiến khách hàng khó có thể đáp ứng (ví dụ như yêu c u tỷ lệ ký quỹ cao khi mở L/C, không thực hiện chiết khấu nếu bộ chứng từ xuất khẩu có bất đồng…) hoặc quy định mức lãi suất cho vay ngoại tệ cao.

2.4.2.2. Nguyên nhân

Những tồn tại, hạn chế trong hiệu quả hoạt động TTTM tại BIDV Hà Nội bắt nguồn từ cả nguyên nhân chủ quan và nguyên nhân khách quan.

Nguyên nhân chủ quan

Những nguyên nhân chủ quan bắt nguồn từ phía Ngân hàng có thể kể đến như:

Thứ nhất, cơ chế, chính sách liên quan đến hoạt động TTTM chưa được quan tâm đúng mức.

Mặc dù BIDV Hà Nội luôn đánh giá cao vai trò của hoạt động TTTM trong chiến lược xây dựng mô hình ngân hàng hiện đại của mình nhưng hiện nay chưa có một cơ chế rõ ràng nào khuyến khích việc phát triển hoạt động TTTM do đó vấn đề mở rộng thị ph n, gia tăng khách hàng TTTM chưa được chi nhánh quan tâm đúng mức. Các chính sách ưu đãi khách hàng, phát triển hoạt động TTTM h u như phụ thuộc vào chính sách tín dụng của TSC trong từng thời kỳ nhưng cũng chưa có các cơ chế thống nhất, đồng bộ giữa TTTM với tín dụng để đảm bảo khả năng thanh toán.

Ngoài Quy trình 5005 quy định về tác nghiệp TTTM và bảo lãnh quốc tế được BIDV ban hành ngày 10/09/2019 điều chỉnh về nguyên tắc, trình tự, thủ tục tác nghiệp

TTTM tại BIDV thì một số nghiệp vụ tín dụng liên quan đến TTTM chưa được quy định cụ thể trong văn bản nào mà vẫn lấy căn cứ là Quy định chung về tín dụng mặc dù việc thẩm định, cấp tín dụng cho khách hàng xuất nhập khẩu có nhiều đặc thù riêng khác so với khách hàng doanh nghiệp thông thường. Bên cạnh đó, mỗi sản phẩm TTTM ra đời lại đi kèm với hệ thống văn bản quy định riêng, cồng kềnh; có những văn bản liên quan đến sản phẩm TTTM đã được ban hành từ lâu nhưng không được cập nhật và sửa đổi để phù hợp với thực tế hiện nay như các quy định về sản phẩm Bao thanh toán, Forfairing… đã ban hành từ năm 2016 đến nay.

Cơ chế phối hợp hoạt động giữa bộ phận TTTM và Ban Định chế tài chính chưa được quy định rõ ràng. Trong trường hợp có tranh chấp với ngân hàng nước ngoài, liên quan đến sự an toàn của giao dịch, đặc biệt là khi ngân hàng nước ngoài chậm trễ thanh toán bộ chứng từ xuất khẩu do Chi nhánh gửi đi, cơ chế xử lý của BIDV hiện còn chưa hợp lý. Theo phân công nhiệm vụ tại Trụ sở chính, thì bộ phận TTTM và các Chi nhánh chỉ xử lý tác nghiệp phục vụ khách hàng doanh nghiệp trong nước là chính, còn việc quan hệ với các ngân hàng đại lý trong và ngoài nước được giao cho Ban Định chế tài chính. Chi nhánh chỉ có thể phối hợp cùng Bộ phận TTTM làm việc với ngân hàng khác thông qua hệ thống SWIFT, hoặc gọi điện thoại trực tiếp. Như vậy sẽ không hiệu quả bằng Ban Định chế tài chính vốn quen thuộc trong cách làm việc giữa các ngân hàng với nhau, có thể thông qua những ngân hàng lớn để can thiệp, hoặc biết được những người chịu trách nhiệm trực tiếp để liên hệ. Tuy nhiên, cơ chế phối hợp giữa những bộ phận này chưa được quy định rõ ràng, trách nhiệm chính trong việc giải quyết tranh chấp vẫn thuộc về bộ phận TTTM và Chi nhánh, Ban Định chế tài chính chỉ có nhiệm vụ hỗ trợ. Chính vì vậy, hiệu quả trong việc xử lý tranh chấp với các ngân hàng đại lý của BIDV nói chung và BIDV Hà Nội nói riêng chưa cao, gây mất thời gian và ảnh hưởng đến uy tín của BIDV với khách hàng.

Thứ hai, tổ chức nhân sự và trình độ cán bộ TTTM tại BIDV Hà Nội chưa sâu sát nghiệp vụ

Nếu như đội ngũ cán bộ tác nghiệp TTTM tại trụ sở chính được tập trung hóa theo mô hình chuyên nghiệp thì tại chi nhánh cán bộ TTTM đồng thời là cán bộ quan hệ khách hàng, chưa thấu hiểu hoàn toàn về TTTM đặc biệt là đối với mảng nghiệp vụ

liên quan đến chứng từ và thông lệ quốc tế hay một số sản phẩm tài trợ đặc thù do họ thường được đào tạo chuyên về nghiệp vụ tín dụng mà không chuyên về các nghiệp vụ TMQT. Tại BIDV Hà NỘi, cán bộ làm TTTM thường là các cán bộ quan hệ khách hàng, được sắp xếp lại thành một tổ/nhóm thuộc bộ phận quản lý khách hàng. Do công việc chuyên môn chính là quan hệ khách hàng, mọi hoạt động tác nghiệp liên quan đến kiểm tra chứng từ, thủ tục đều chuyển lên hội sở chính nên cán bộ TTTM tại BIDV Hà Nội nhiều khi chưa nắm rõ các quy định, thông lệ TMQT cũng như các sản phẩm mới của BIDV, khi gặp vướng mắc hoặc khách hàng thắc mắc về sản phẩm thì mới trao đổi lại với cán bộ phụ trách tại hội sở chính. Trong nhiều trường hợp, cán bộ chi nhánh lại suy nghĩ và làm việc theo lối mòn, người trước chỉ bảo người sau mà không nắm được bản chất của giao dịch dẫn đến những sai sót tác nghiệp xảy ra. Ví dụ như L/C thông thường chỉ c n gửi bộ chứng từ của khách hàng xuất khẩu đến Ngân hàng phát hành và chờ thanh toán, nhưng cũng có trường hợp L/C cho phép đòi tiền Ngân hàng hoàn trả bằng thư, lúc này ngoài việc gửi chứng từ đến Ngân hàng phát hành thì BIDV Hà Nội phải gửi hối phiếu đòi tiền của khách hàng đến Ngân hàng hoàn trả, nhưng do không hiểu rõ quy định của L/C mà cán bộ TTTM chi nhánh là người trực tiếp gửi chứng từ gốc cho khách hàng chỉ gửi chứng từ đến ngân hàng phát hành, phải một thời gian sau khi ngân hàng phát hành phát hiện ra bộ chứng từ chưa đòi tiền hoàn trả thì lúc này cán bộ mới nhận ra sai sót và khắc phục. Việc các cán bộ TTTM/QLKH chưa vững nghiệp vụ có thể khiến tốc độ xử lý giao dịch chậm lại và có thể xảy ra sai sót.

Thứ ba, hệ thống thiết bị, công nghệ của BIDV Hà Nội dù được quan tâm đ u tư trong thời gian qua nhưng chỉ tăng lên ở số lượng, hiệu quả chưa đáp ứng yêu c u.

BIDV nói chung và BIDV Hà Nội nói riêng đã có nhiều chương trình công nghệ phục vụ hiệu quả cho việc nâng cao hiệu quả TTTM nhưng do mỗi chương trình lại được xây dựng một cách riêng lẻ và trong những khoảng thời gian khác nhau tùy theo nhu cấu phát sinh nên khi vận hành đôi khi còn xảy ra lỗi và xung đột lẫn nhau. Các chương trình được xây dựng theo nhiều nền tảng công nghệ khác nhau, được nhiều nhóm thực hiện nên chưa có sự thống nhất do đó quá trình vận hành chưa ổn định, tốc độ xử lý chậm đặc biệt là vào các giờ cao điểm, lượng giao

dịch lớn, yêu c u xử lý gấp.

Hơn nữa, hệ thống thiết bị như máy tính, máy scan, máy fax... chủ yếu là máy móc thông thường, chưa có hệ thống hiện đại và đồng bộ nên BIDV Hà Nội chưa thể triển khai được hệ thống hỗ trợ cho phép khách hàng gửi chứng từ bản điện tử và yêu c u trực tiếp đến ngân hàng thông qua các chương trình: Scan and Imaging, Home banking… như các ngân hàng hiện đại trên thế giới do đó chưa thể cung cấp được cho khách hàng sản phẩm trọn gói như nhiều ngân hàng hiện nay.

Nguyên nhân khách quan

Thứ nhất, những biến động về dịch bệnh Covid-19 và kinh tế, chính trị trong khu vực và trên thế giới ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình kinh tế trong nước cũng như hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, tác động đến hoạt động TTTM của ngân hàng.

Trong giai đoạn 2018-2020 tình hình kinh tế trong nước và thế giới trì trệ do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 bùng phát, nhiều doanh nghiệp phải đóng cửa hoặc thu hẹp quy mô sản xuất, đặc biệt là các doanh nghiệp trong lĩnh vực xuất nhập khẩu do đó vấn đề duy trì và phát triển mạng lưới khách hàng TTTM là rất khó khăn đối với BIDV Hà Nội nói riêng và hệ thống NHTM nói chung.

Hoạt động TTTM có sự tham gia của đối tác và ngân hàng nước ngoài trong phạm vi TMQT do đó sẽ bị ảnh hưởng bởi các yếu tố quốc tế. Thời gian qua, tình hình khủng hoảng kinh tế của các quốc gia châu Âu như Hy Lạp, Tây Ban Nha khiến nhiều doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam gặp khó khăn, doanh số xuất nhập khẩu đều giảm do sản xuất đình trệ, xuất khẩu chậm thanh toán do các lệnh chuyển tiền đi ở các nước nói trên đều phải qua sự kiểm soát chặt chẽ của Chính phủ. Tình hình chiến tranh bất ổn ở Trung Đông không chỉ làm cho hoạt động thương mại với các quốc gia này bị gián đoạn mà sự rút quân của Mỹ tại Afganishtan khiến Taliban lên năm quyền tại quốc gia này cũng ph n nào ảnh hưởng đến giao thương toàn c u.

Sự biến động của thị trường quốc tế mà cụ thể là thị trường d u mỏ với giá d u thô giảm mạnh xuống đáy, hợp đồng tương lai WTI xuống dưới mức 0 vào tháng 4/2020 đã gây tổn thất cho các doanh nghiệp xuất khẩu. D u thô là một trong những

mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, cũng là mặt hàng có doanh số thanh toán xuất khẩu chiếm tới trên 90% kim ngạch xuất khẩu d u thô của cả nước, giảm giá d u thô vì vậy đã khiến doanh số tài trợ xuất khẩu của BIDV Hà Nội bị ảnh hưởng. Những bất ổn về chiến tranh, khủng bố, dịch bệnh… thời gian qua góp ph n gây khó khăn cho hoạt động TTTM của BIDV nói chung và BIDV Hà Nội nói riêng.

Thứ hai, môi trường pháp lý trong nước, các chính sách của Chính phủ, Bộ Ban Ngành liên quan đến hoạt động TTTM còn chưa ổn định, chưa sát với tình hình thực tế.

Hiện nay mặc dù Chính phủ đã ban hành Luật thương mại và hệ thống các văn bản dưới luật cũng như Luật thuế, Quy định hải quan… nhưng còn nhiều bất cập, cụ thể như:

Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu số 107/2016/QH13 ban hành ngày 06/04/2016 và Nghị định số 134/2016/NĐCP kèm theo Thông tư số 7778/BTC-TCHQ v/v Hướng dẫn xử lý vướng mắc về thực hiện luật thuế xuất nhập khẩu thiếu quy định về thuế hỗn hợp (gồm cả thuế suất theo tỷ lệ ph n trăm và thuế suất tuyệt đối), hạn ngạch thuế quan; thiếu quy định điều kiện hoàn thuế; thiếu quy định về miễn thuế đối với máy móc thiết bị nhập khẩu để phục vụ thử nghiệm nghiên cứu phát triển sản phẩm, hàng hóa tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập để bảo hành, sửa chữa theo hợp đồng mua bán hàng hóa…

Thông tư số 33/2020/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ngày 16/11/2018 quy định trình tự, thủ tục kiểm dịch thực vật nhập khẩu, xuất khẩu, quá cảnh và sau nhập khẩu, vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật. Danh mục vật thể thuộc diện phải kiểm dịch quá dài, còn một số mặt hàng ít nguy cơ lây nhiễm dịch nhưng vẫn nằm trong danh mục; yêu c u doanh nghiệp phải nộp chứng từ kiểm dịch sau 10 ngày kể từ ngày xuất khẩu... Theo đó, những vướng mắc phổ biến trong kiểm dịch hàng hoá xuất nhập khẩu là hàng loạt mặt hàng chịu sự quản lý, cấp giấy phép, kiểm tra; xin cấp chứng từ của 2 - 3 cơ quan thuộc cùng một Bộ hoặc thuộc 2 - 3 bộ, ngành khác nhau như kiểm dịch thực vật, động vật, hiệu quả, an toàn thực phẩm... Doanh nghiệp cũng mất nhiều thời gian, chi phí để được cấp chứng từ kiểm dịch, gây khó khăn không nhỏ cho doanh nghiệp trong việc hoàn thành bộ chứng từ

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả hoạt động thương mại tại ngân hàng cổ phần đầu tư và phát triển việt nam bidv chi nhánh hà nội (Trang 60 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)