1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả TTTM
1.3.2. Các yếu tố khách quan
1.3.2.1. Chính sách kinh tế vĩ mô của Nhà nước, các quy định liên quan của NHNN và các Bộ, Ban, Ngành
Nhà nước điều tiết nền kinh tế bằng hệ thống chính sách kinh tế vĩ mô bao gồm chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ, các chính sách này tác động đến toàn bộ hoạt động của nền kinh tế nói chung và hoạt động của NHTM nói riêng. Đặc biệt, bất cứ một sự thay đổi nào tác động đến hoạt động kinh tế đối ngoại cũng đều ảnh hưởng tới hoạt động TTTM của ngân hàng.
Về mặt tích cực: Chính sách kinh tế vĩ mô của Nhà nước có thể tạo điều kiện cho TTTM của ngân hàng được mở rộng và phát triển. Khi Nhà nước thực thi chính sách tiền tệ mở rộng dẫn tới lãi suất giảm, nhờ đó tăng khả năng cho vay của ngân hàng.
Các ngân hàng có thể thực hiện chính sách tín dụng tự do hơn. Lãi suất thấp đồng thời cũng khuyến khích đ u tư, các chủ doanh nghiệp có thể mở rộng quy mô sản xuất, thúc đẩy xuất nhập khẩu, tác động tích cực đến hoạt động TTTM của ngân hàng. Bên cạnh đó, hệ thống chính sách xuất nhập khẩu của Nhà nước trong từng thời kỳ liên quan đến các yếu tố về mặt hàng, thị trường trọng tâm, chính sách thuế, chính sách tỷ giá, hỗ trợ đ u tư… nếu được định hướng đúng đắn, phù hợp với tình hình kinh tế trong nước và tình hình biến động của TMQT sẽ thúc đẩy hoạt động của doanh nghiệp xuất nhập khẩu và cả các NHTM.
Mặt khác, hoạt động TTTM chủ yếu diễn ra theo hình thức ngân hàng cho doanh
nghiệp xuất nhập khẩu vay bằng ngoại tệ. Vì vậy, nếu Nhà nước khuyến khích kiều hối, triển khai các biện pháp thu hút nguồn ngoại tệ vào hệ thống ngân hàng, hạn chế sử dụng ngoại hối trong nước sẽ không chỉ góp ph n ổn định thị trường ngoại hối, hạn chế đô la hóa mà còn thúc đẩy hoạt động TTTM của ngân hàng. Nguồn ngoại tệ được tập trung trong các NHTM sẽ góp ph n ổn định thị trường ngoại hối, đáp ứng kịp thời nhu c u ngoại tệ hợp pháp của các tổ chức cá nhân, đặc biệt là các doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Để đạt được mục tiêu này, Nhà nước có thể thông qua các chính sách quản lý việc thu đổi ngoại tệ, chính sách kiều hối, chính sách mua, bán ngoại tệ tiền mặt của tổ chức tín dụng được phép với cá nhân, chính sách quản lý thanh toán biên mậu…
Về mặt tiêu cực: Chính sách kinh tế vĩ mô của Nhà nước có thể gây ra nhiều rủi ro, bất lợi cho hoạt động TTTM của ngân hàng. Nếu Nhà nước không có chính sách, chiến lược khuyến khích xuất khẩu hợp lý thì hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp xuất khẩu sẽ gặp những hạn chế nhất định, hay việc Nhà nước áp đặt hàng rào thuế quan, phi thuế quan với hàng hóa nhập khẩu khiến lượng hàng nhập khẩu giảm, hoạt động TTTM cũng bị ảnh hưởng đáng kể.
Ngoài ra, những thay đổi trong chính sách lãi suất, tỷ giá hối đoái cũng tác động không nhỏ đến hoạt động TTTM của Ngân hàng. Trong điều kiện nền kinh tế lạm phát, Nhà nước thắt chặt cung tiền, lãi suất tăng và các điều kiện tín dụng bị kiểm soát chặt chẽ hơn sẽ gây khó khăn cho ngân hàng trong hoạt động nói chung và TTTM nói riêng. Chính sách tỷ giá hối đoái biến động thường xuyên, doanh nghiệp xuất nhập khẩu phải tiến hành các biện pháp phòng ngừa rủi ro tỷ giá thông qua các nghiệp vụ trên thị trường ngoại hối khiến chi phí họ phải bỏ ra cao hơn, giảm động lực kinh doanh xuất nhập khẩu. Môi trường pháp lý không ổn định, cơ chế chính sách hay thay đổi như: các chính sách về thuế xuất nhập khẩu, chính sách hải quan, các chính sách xây dựng mặt hàng chủ lực, thành lập các khu chế xuất… chỉ được ban hành và duy trì trong một thời gian ngắn, khi gặp vướng mắc lại thay đổi làm ảnh hưởng đến chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp, làm đảo lộn chính sách, kỳ vọng của từng ngân hàng gây nên sự giảm sút trong hiệu quả TTTM.
1.3.2.2. Môi trường kinh tế, chính trị, xã hội, luật pháp của nước bạn hàng
Tham gia vào nhiều lĩnh vực, ngành nghề, có quan hệ với nhiều đối tượng kinh
tế thuộc nhiều quốc gia khác nhau, TMQT chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của môi trường kinh tế, chính trị, xã hội của các quốc gia. Mọi sự biến động về thể chế chính trị, về cơ chế quản lý kinh tế, bất ổn về tình hình xã hội đều ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng và sự sẵn sàng đáp ứng các cam kết như đã thỏa thuận của các bên, từ đó gây ra rủi ro cho doanh nghiệp và cả ngân hàng khi tiến hành TTTM. Nhất là trong giao dịch với bạn hàng ở các nước kém phát triển, các nước bị cấm vận…, ngân hàng c n lường trước được khả năng rủi ro xảy ra với mình nếu tham gia vào hoạt động TMQT với vai trò là nhà tài trợ.
TMQT có sự tham gia của ít nhất hai bên đối tác ở các quốc gia khác nhau và chịu sự chi phối của luật pháp hai nước là nước người mua và người bán, mỗi nước có tập quán TMQT khác nhau do đó có ảnh hưởng nhất định tới hoạt động TTTM của ngân hàng. Sự chi phối này có ảnh hưởng lớn hay nhỏ tới hiệu quả hoạt động TTTM còn tuỳ thuộc vào trình độ, sự hiểu biết của ngân hàng và mức độ quen thuộc với khách hàng.
1.3.2.3. Trình độ hiểu biết, các mối quan hệ của khách hàng
Hiệu quả TTTM của ngân hàng còn phụ thuộc rất nhiều vào khách hàng, chính là các doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Đối với các doanh nghiệp có hiểu biết và kinh nghiệm trong hoạt động TMQT sẽ nhanh chóng hoàn thiện hồ sơ; tiếp cận nhanh với các dịch vụ, sản phẩm tài trợ của ngân hàng, đẩy nhanh tốc độ và đảm bảo về độ chính xác hơn những doanh nghiệp khác. Bên cạnh những khách hàng có kinh nghiệm lâu năm, còn có những khách hàng non yếu về chuyên môn, thiếu hụt về kinh nghiệm làm việc dẫn đến hợp đồng không chặt chẽ, sai sót trong định giá… gây thiệt hại không những cho chính doanh nghiệp mà còn cho cả ngân hàng.
Mối quan hệ giữa hai bên ngân hàng – doanh nghiệp cũng có nhiều ảnh hưởng tới hiệu quả của hoạt động TTTM. Khi doanh nghiệp xuất nhập khẩu đã là khách hàng thân thiết, mối quan hệ giữa hai bên ngân hàng và doanh nghiệp bền vững, tin cậy thì các bước trong quy trình xử lý giao dịch như phê duyệt, cấp hạn mức tín dụng, giao nhận chứng từ… hay việc lập hồ sơ giao dịch sẽ đơn giản và chính xác hơn, giúp tiết kiệm thời gian cho cả hai phía. Các cán bộ ngân hàng và doanh nghiệp có thể phối hợp với nhau một cách nhanh chóng và thuận lợi để dễ dàng xử lý những vướng mắc có
thể phát sinh trong quá trình thực hiện giao dịch TTTM. Mặt khác, khi ngân hàng nắm rõ thông tin về doanh nghiệp sẽ giúp nâng cao sự an toàn và lường trước được những rủi ro có thể xảy ra. Chẳng hạn, ngân hàng sẽ biết được những thị trường truyền thống của khách hàng, đặc điểm các mặt hàng xuất nhập khẩu, mức độ tin cậy của đối tác nước ngoài, từ đó đưa ra cảnh báo hoặc chính sách xử lý thích hợp.
Ngoài ra, mối quan hệ làm ăn của doanh nghiệp với đối tác nước ngoài cũng là một yếu tố tác động đến hiệu quả của hoạt động. Nếu các bên tham gia đều có thiện chí thì việc thực hiện hợp đồng sẽ diễn ra một cách nghiêm túc hơn, hoạt động TTTM sẽ trôi chảy hơn; ngược lại nếu người mua ở nước ngoài không có năng lực về tài chính, hoặc thậm chí kém thiện chí trong quá trình thanh toán, trì hoãn với ý đồ hòng chiếm dụng vốn hay người bán ở nước ngoài cố tình giao hàng hóa kém hiệu quả, không đáp ứng được yêu c u trong hợp đồng sẽ gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu quả các khoản TTTM của NH cho doanh nghiệp trong nước.