Một số vấn đề về bài tập

Một phần của tài liệu XÂY DỰNG hệ THỐNG bài tập TRONG KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ địa lí lớp 4 (Trang 20 - 27)

9. Cấu trúc của đề tài

1.1.2. Một số vấn đề về bài tập

Theo từ điển Tiếng việt, “Bài tập có nghĩa là đề ra cho HS làm để vận dụng những điều đã học hay là một dạng nhiệm vụ học tập do GV đặt ra cho HS, trên cơ sở những thông tin đã biết, HS phải tư duy, tìm ra cách giải quyết nhằm lĩnh hội nội dung học tập, rèn luyện kĩ năng, đạt được mục tiêu của giờ học, bài học, môn học”.

Như vậy bài tập là một dạng nhiệm vụ học tập do GV đặt ra cho HS, yêu cầu HS phải tư duy, tìm ra cách giải quyết nhằm lĩnh hội kiến thức, rèn luyện kỹ năng, đạt được mục tiêu bài học, môn học đề ra.

1.1.2.2. Bài tập TNKQ và kỹ thuật xây dựng bài tập TNKQ 1.1.2.2.1. Khái niệm

Theo Trần Bá Hoành “Test có thể tạm dịch là phương pháp TN là hình thức đặc biệt để thăm dò một số đặc điểm về năng lực, trí tuệ của HS (thông minh, trí nhớ, tưởng tượng, chú ý…)”.

Theo Gronlund (1981) cho rằng “TN là công cụ hay quy trình có hệ thống nhằm đo lường mức độ một cá nhân đạt được trong một lĩnh vực cụ thể nào đó”.

Như vậy, TNKQ là cách kiểm tra sử dụng các câu hỏi có tính chuyên biệt, đòi hỏi người làm bài phải suy nghĩ nhiều và trả lời ngắn gọn bằng các kí hiệu đơn giản.

Có 5 dạng bài tập TNKQ, bao gồm: TN đúng - sai, TN nhiều lựa chọn, TN điền khuyết, TN ghép đôi và TN mô hình.

1.1.2.2.2. Kỹ thuật xây dựng bài tập TNKQ

Một bài tập TNKQ có cấu trúc gồm hai phần: ngữ liệu và yêu cầu (câu lệnh).

Để xây dựng được một bài tập TNKQ chung thì ta phải tiến hành các bước sau: xác định được mục tiêu của bài tập, lựa chọn nội dung cho bài tập, xây dựng câu lệnh cho bài tập (Câu lệnh phải đảm bảo gắn với nội dung bài tập).

Sau khi đã tạo được câu lệnh và ngữ liệu cần thiết thì bước cuối cùng, GV phải kiểm tra lại bài tập, xây dựng đáp án cho bài tập và hoàn thành bài tập TNKQ. Mỗi dạng bài tập TNKQ thì sẽ có cách xây dựng ngữ liệu, câu lệnh và đáp án khác nhau, cho nên GV cần lưu ý trong quá trình xây dựng tránh nhầm lẫn và gây mơ hồ cho HS trong quá trình làm bài.

* Đối với dạng TN đúng – sai:

- Cách xây dựng: Ở phần ngữ liệu, GV đưa ra các mệnh đề liên quan đến nội dung bài tập. Ở phần câu lệnh GV yêu cầu HS tìm mệnh đề đúng và điền chữ Đ vào trước mệnh đề đó, tìm mệnh đề sai và điền chữ S vào trước mệnh đề đó.

-Yêu cầu khi xây dựng dạng bài tập TN đúng – sai là tránh những phát biểu chung chung, tầm thường và không quan trọng; chiều dài cũng như số lượng của các câu TN đúng và câu TN sai nên bằng nhau, tránh lấy nguyên văn từ SGK và đặc biệt là lưu ý tính chặt chẽ khi dùng câu có hai mệnh đề có quan hệ nhân quả [16;

129].

Ví dụ 1.1: Ở bài 13: Hoạt động sản xuất của người dân ở ĐBBB (Địa lí lớp 4;

trang 103, 104, 105)

Ghi Đ vào ô trống trước câu đúng và ghi S vào ô trống trước câu sai Mùa đông lạnh ở ĐBBB thường kéo dài từ 1-2 tháng.

Mùa đông lạnh ở ĐBBB thường có tuyết rơi nhiều.

Vào các tháng mùa đông, nhiệt độ thường giảm nhanh mỗi khi có đợt gió mùa

đông bắc thổi về.

Vào các tháng mùa đông, nhiệt độ hạ xuống thấp tạo điều kiện cho người dân ở ĐBBB trồng các loại rau xứ lạnh.

- Ưu điểm: Dễ xây dựng. Có thể ra nhiều câu cùng một lúc vì ít tốn thời gian cho mỗi câu, vì vậy khả năng bao quát chương trình lớn hơn. Có tính khách quan trong chấm điểm [16; 129].

- Mức độ nhận thức: Loại TN này thường chỉ dùng kiểm tra được HS ở hai mức độ: biết và hiểu. Vì loại TN đúng sai có độ tin cậy thấp, dễ tạo điều kiện cho HS học thuộc lòng hơn là hiểu, HS có thể đoán mò. HS giỏi có thể không thoải mãn khi buộc phải chọn đúng hay sai, hoặc có thể có những trường hợp ngoại lệ chứ không phải chỉ có hoàn toàn đúng hay hoàn toàn sai.

* Đối với dạng TN nhiều lựa chọn:

- Cách xây dựng: Soạn câu hỏi, xây dựng các phương án trả lời, trong đó một phương án đúng súc tích và các phương án còn lại có độ nhiễu hợp lý, yêu cầu HS lựa chọn phương án đúng (hoặc đúng nhất) trong các phương án mà GV đã cho.

-Yêu cầu khi xây dựng dạng bài tập TN nhiều lựa chọn là: tránh dùng các câu hỏi phủ định; mỗi phương đưa ra chỉ nên có một ý và các phương án được sắp xếp theo một trật tự nhất quán tránh gây sự nhầm lẫn cho người làm bài; nhận thấy những khó khăn, nhầm lẫn mà HS thường mắc để tạo ra các phương án sai khó phân biệt với phương án đúng; tránh trường hợp đưa ra từ 2 phương án đúng trở lên trong các phương án đã cho sẵn, tránh các phương án mơ hồ, võ đoán, không căn cứ cụ thể và bao hàm ý của phương án khác, cũng không quá phân biệt tạo ra những tiết lộ cho đáp án và nên cẩn thận khi đưa vào phương án “Tất cả câu trên đều đúng/

sai” [16; 135].

Ví dụ 1.2: Ở bài 9: Thành phố Đà Lạt (Địa lí lớp 4; trang 93, 94, 95, 96) Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng nhất

Thành phố Đà Lạt ở độ cao nào so với mực nước biển?

a. 500m b. 1000m c. 1500m d. 2000m

- Ưu điểm: Đo được nhiều mức độ nhận thức khác nhau: biết, hiểu và vận dụng. Đây là loại TN có độ may rủi thấp, xác suất may rủi tự nhiên phụ thuộc số

lượng chọn trả lời. Nếu được biên soạn một cách khoa học các câu TN loại này thường có tính tin cậy rất cao và khả năng phân biệt năng lực học tập của HS là rất tốt. Có thể được dùng để đánh giá năng lực học tập của một số lượng HS rất đông, thời gian chấm bài nhanh và chính xác. Kết quả chấm bài khách quan vì không phụ thuộc nhiều vào người chấm. Kết quả của bài TNKQ không phụ thuộc vào chữ viết, khả năng diễn đạt của HS và trình độ người chấm bài, … Tuy nhiên, loại TN này khó biên soạn câu hỏi để đánh giá các kĩ năng nhận thức ở mức độ vận dụng nâng cao. Hơn nữa, yêu cầu GV phải có nhiều kinh nghiệm, khả năng cũng như phải có nhiều thời gian, công phu mới có thể viết được các câu hỏi hay, đúng chuẩn kỹ thuật [16; 134].

- Mức độ nhận thức: Đối với dạng TN nhiều lựa chọn này có thể xây dựng bài tập ở các mức độ nhận biết, hiểu và vận dụng.

* Đối với dạng TN điền khuyết:

- Cách xây dựng: Soạn nội dung, xác định vị trí còn thiếu mà HS cần điền và yêu cầu HS điền một từ, cụm từ hoặc một con số thích hợp vào chỗ trống để hoàn chỉnh nội dung. Từ, cụm từ, con số có thể cho trước hoặc không cho trước.

- Yêu cầu khi xây dựng dạng bài tập TN điền khuyết là: Không đưa ra các thuật ngữ không rõ ràng; từ, cụm từ hoặc số ở chỗ trống cần điền phải có quan hệ, liên kết với văn cảnh, có tiêu chí ngữ nghĩa rõ ràng, tạo điều kiện liên tưởng tường minh, tránh bỏ chỗ trống tùy tiện; không lấy nguyên văn từ SGK làm ngữ liệu cho dạng bài tập này [16; 126].

Ví dụ 1.3: Ở bài 21: Thành phố HCM (Địa lí lớp 4; trang 127- 130) Điền số thích hợp vào chỗ chấm:

Thành phố HCM có diện tích đứng thứ … và dân số đứng thứ …. của cả nước. Thành phố HCM là thành phố lớn thứ ….. của nước ta

- Ưu điểm: Có thể đo lường mức độ ghi nhớ và lí giải kiến thức. Tất cả môn học đều có thể dùng, phạm vi ứng dụng rộng rãi. Cơ hội đoán mò là rất thấp. HS có cơ hội trình bày những câu hỏi khác thường, phát huy óc sáng kiến; không có cơ hội đoán mò mà phải nhớ ra, nghĩ ra, tìm ra câu trả lời. Việc chấm bài vẫn nhanh hơn TN TL. Loại câu hỏi này cũng dễ soạn hơn loại câu hỏi nhiều lựa chọn [16; 126].

- Mức độ nhận thức: Dạng bài tập TN điền khuyết chỉ xây dựng được ở mức độ nhận biết và hiểu. Bởi câu hỏi điền khuyết yêu cầu hoạt động trí lực cao hơn câu hỏi lựa chọn, yêu cầu HS đưa ra câu trả lời dựa trên cơ sở tái hiện, chứ không phải đưa ra câu trả lời dựa trên cơ sở nhận thức lại. Câu hỏi điền khuyết không phân tích một cách sâu sắc năng lực nhận thức, tư duy và lí giải. Phạm vi của câu hỏi này thường chỉ giới hạn vào chi tiết vụn vặt.

* Đối với dạng TN ghép đôi:

- Cách xây dựng: Soạn câu hỏi, xây dựng phần thông tin ở bảng truy và phần thông tin ở bảng chọn, hai phần này được thiết kế thành hai cột và yêu cầu HS lựa chọn và nối các cặp thông tin có sự tương hợp và có mối liên hệ trên một cơ sở đã định từ bảng truy và bảng chọn với nhau. Có hai hình thức: ghép đôi hoàn toàn (số mục ở bảng truy bằng số mục ở bảng chọn) và ghép đôi không hoàn toàn (số mục ở bảng truy ít hơn bảng chọn).

-Yêu cầu khi xây dựng dạng TN ghép đôi: Câu hỏi cần phải rõ ràng. Các mục trả lời được sắp xếp theo một trật tự logic (các mục ở bảng truy thì đánh số thứ tự, các mục ở bảng chọn thì đánh con chữ cái); các mục được ghép không nên nhiều quá và các thông tin ở bảng chọn nên ngắn hơn các thông tin ở bảng truy. Bài tập dạng TN ghép đôi phải được đặt trên cùng một trang giấy và nên sử dụng loại TN ghép đôi không hoàn toàn để kích thích sự tìm tòi, suy nghĩ và phát triển tư duy logic cho HS [16; 131].

Ví dụ 1.4: Ở bài1: Dãy HLS (Địa lí lớp 4; trang 70, 71, 72)

Nối độ cao ở cột A tương ứng với khí hậu ở cột B trong bảng dưới đây Cột A (Độ cao) Cột B (Khí hậu)

1. 2000m – 2500m a. Mưa nhiều, rất lạnh

2. Trên các đỉnh núi b. Khí hậu càng lạnh hơn, gió thổi mạnh 3. Từ 2500m trở lên c. Mây mù hầu như bao phủ quanh năm

- Ưu điểm: Loại TN này dễ xây dựng. Có thể hạn chế sự đoán mò bằng cách làm cho số lượng thông tin ở bảng chọn nhiều hơn bảng truy [16; 131].

- Mức độ nhận thức: Bài tập dạng TN ghép đôi chủ yếu ở mức độ nhận biết, hiểu và vận dụng. Muốn soạn loại câu hỏi này để đo mức vận dụng nâng cao đòi hỏi

Khai thác quặng apatit

nhiều công phu. Dạng TN này không yêu cầu HS phải tư duy nhiều cũng như suy luận nhiều để hoàn thành bài tập, HS có thể đoán mò.

* Đối với dạng TN mô hình: là dạng bài tập được thể hiện dưới dạng tranh ảnh hoặc sơ đồ.

- Cách xây dựng: GV soạn câu hỏi, sau đó cho tranh ảnh hoặc sơ đồ thiếu các thông tin và yêu cầu HS thực hiện hoàn thành tranh ảnh hoặc sơ đồ bằng cách điền khuyết

- Yêu cầu khi xây dựng dạng TN mô hình: GV cần chú ý đưa ra câu dẫn rõ ràng, sử dụng mô hình sao cho phù hợp với nội dung kiến thức đã học và đặc điểm nhận thức của HS. Tránh việc sử dụng những câu TN mô hình quá khó khiến HS không tìm ra đáp án [13].

Ví dụ 1.5: Ở bài 4: TDBB (Địa lí lớp 4; trang 79, 80, 81)

Bài tập 6: Điền vào chỗ chấm nội dung thích hợp để hoàn thành sơ đồ biểu hiện quy trình sản xuất phân lân

a.

b.

- Ưu điểm: Hệ thống hóa được hệ thống kiến thức, khái quát hóa nội dung bài học, phát triển tư duy cho người học.

- Mức độ nhận thức: Dạng bài tập TN này chủ yếu được xây dựng ở mức độ nhận biết và hiểu.

1.1.2.3. Bài tập TL và kỹ thuật xây dựng bài tập TL 1.1.2.3.1. Khái niệm

Bài tập TL là dạng bài tập mà đòi hỏi người làm phải sử dụng kiến thức của mình để trình bày hay giải thích một vấn đề, tình huống nào đó bằng ngôn ngữ viết.

1.1.2.3.2. Kỹ thuật xây dựng bài tập TL

Muốn xây dựng được bài tập TL thì trước tiên GV cần xác định chuẩn kiến thức kỹ năng cần đo lường. Sau khi xác định được mục tiêu cần KT-ĐG người học

sau mỗi tiết học, GV sẽ xây dựng được một bài tập TL đảm bảo chính xác về mặt nội dung lẫn yêu cầu.

Đề bài TL được xây dựng đầy đủ với hai phần chính là: phần phát biểu về tình huống, vấn đề (phần ngữ liệu, thông tin) và phần yêu cầu. Phần ngữ liệu và phần yêu cầu cần được xây dựng một cách ngắn gọn, rõ ràng, súc tích, đảm bảo về nội dung và tránh sự lan man gây khó hiểu cho người học trong quá trình làm bài.

Hình thức đề bài TL có thể là câu hỏi hay một lời đề nghị, yêu cầu.

Bài tập TL gồm có hai dạng: câu hỏi mở (phân kỳ) và câu hỏi đóng (hội tụ) - Câu hỏi mở (Câu hỏi phân kỳ) có nhiều câu trả lời khác nhau nhưng đều phù hợp, tức là có nhiều phương án trả lời đúng và nói chung khó xác định trong đó câu trả lời nào là đúng nhất. Câu hỏi mở còn được gọi là câu hỏi phân kỳ, không có đáp án đơn trị ..Câu hỏi mở bao gồm câu hỏi sự kiện và câu hỏi nêu vấn đề. Trong đó câu hỏi sự kiện được đo ở các mức độ nhận biết và hiểu, còn câu hỏi nêu vấn đề dùng để đo mức độ nhận thức của HS ở trình độ cao hơn, đó là vận dụng và vận dụng nâng cao. Nói chung câu hỏi mở thường khó và phức tạp, ít nhiều có tính vấn đề, nhưng không phải bao giờ cũng đúng như vậy.

Ví dụ 1.6:

+ Câu hỏi mở ở mức độ nhận biết: Hãy kể tên các địa điểm du lịch nổi tiếng ở ĐN mà em biết. Với câu hỏi này, HS có thể trả lời nhiều đáp án khác nhau nhưng phải phù hợp.

+ Câu hỏi mở ở mức độ vận dụng: Hãy nêu đặc điểm tiêu biểu về một lễ hội nổi tiếng ở ĐBBB (Trong đó bao gồm: tên lễ hội, địa điểm, thời gian, các hoạt động trong lễ hội, ……). Câu hỏi này yêu cầu HS phải vận dụng kiến thức vốn có của bản thân cùng với kiến thức vừa được học để giải quyết. Ở ĐBBB có nhiều lễ hội nên HS có thể chọn một trong những lễ hội đó để trình bày. Qua đó rèn luyện cho các em kĩ năng trình bày bài.

- Câu hỏi đóng (Câu hỏi hội tụ) là dạng câu hỏi nghiêng về một câu trả lời đúng nhất hoặc câu trả lời hoàn chỉnh chỉ có một hoặc chỉ có duy nhất một phương án trả lời đúng. Tuy có vẻ đơn điệu như vậy, song câu hỏi đóng không chỉ nhằm vào sự kiện, có nghĩa là không chỉ đo nhận thức của HS ở mức độ nhận biết và hiểu mà

còn đòi hỏi những dữ liệu logic, những liên tưởng phức tạp, ý tưởng sâu sắc và những quan hệ đa biến trong quá trình suy nghĩ, nghĩa là đo nhận thức của HS ở mức độ vận dụng và vận dụng nâng cao .

Ví dụ 1.7:

+ Câu hỏi đóng ở mức độ hiểu: Tây Nguyên có những điều kiện thuận lợi và khó khăn gì trong việc trồng các loại cây công nghiệp lâu năm? Để giải quyết câu hỏi này, HS chỉ cần hiểu và nắm được nội dung bài 7: Hoạt động sản xuất của người dân ở Tây Nguyên là có thể làm tốt bài tập.

+ Câu hỏi đóng ở mức độ vận dụng: Vị trí địa lí tạo điều kiện thuận lợi để thành phố Cần Thơ phát triển kinh tế như thế nào? Câu hỏi này ở mức độ nâng cao, yêu cầu HS phải nắm vững kiến thức, có óc tư duy, logic, hiểu các kiến thức đã học và biết được MQH giữa các kiến thức với nhau thì mới có thể thực hiện tốt yêu cầu của bài tập này.

Một phần của tài liệu XÂY DỰNG hệ THỐNG bài tập TRONG KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ địa lí lớp 4 (Trang 20 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(97 trang)
w