Bài 22: THÀNH PHỐ CẦN THƠ (Địa lí 4 – Trang 131)
4. Củng cố, dặn dò: (3 phút)
3.3. Kết quả thực nghiệm
Qua dự giờ tiết học thực nghiệm và đối chứng, chúng tôi tiến hành thu thập thông tin và đã thấy được rằng cả hai tiết dạy đều đảm bảo quy trình giảng dạy, thời gian giảng dạy hợp lí, GV sử dụng phối hợp các phương pháp dạy học truyền thống và hiện đại. HS ở cả 2 lớp đều tham gia tích cực vào tiết học, tham gia phát biểu và xây dựng bài sôi nổi. HS rất hứng thú vào việc tham gia vào giải quyết các câu hỏi, bài tập mà GV đưa ra. Nhưng bên cạnh đó vẫn còn một số HS thiếu tập trung trong giờ học.
Để thu thập thông tin, kiểm chứng tính khả thi, tính hiệu quả của hệ thống bài tập đã xây dựng. Sau tiết dạy thực nghiệm chúng tôi cho HS thực hiện phiếu bài tập ở lớp thực nghiệm và lớp đối chứng, thu được kết quả cụ thể như sau:
* Ở lớp thực nghiệm
Giai đoạn 1: Sau khi dạy xong tiết thực nghiệm (cuối tiết học) chúng tôi cho HS thực hiện phiếu bài tập (Phụ lục 3) và thu được kết quả được thể hiện ở bảng 3.1 dưới đây
Bảng 3.1: Mức độ hoàn thành bài tập kiểm tra đánh giá của lớp thực nghiệm (Lớp 4/7) ở giai đoạn 1
Mức độ Số lượng Tỷ lệ (%)
Mức 1: Nhận biết 34/36 94.44%
Mức 2: Hiểu 30/36 83.33%
Mức 3: Vận dụng 31/36 86.11%
Mức 4: Vận dụng nâng cao 10/36 27.78%
Biểu đồ 3.1: Mức độ hoàn thành bài tập kiểm tra đánh giá của lớp thực nghiệm (Lớp 4/7) ở giai đoạn 1
Từ kết quả thu được ở bảng 3.1 và được thể hiện ở biểu đồ 3.1 có thể thấy được 94. 44% HS thực hiện tốt bài tập ở mức độ nhận biết, 83. 33% HS thực hiện tốt bài tập ở mức độ hiểu, 86.11% HS thực hiện tốt bài tập ở mức độ vận dụng và 27.78% HS thực hiện được bài tập ở mức độ vận dụng nâng cao. Qua số liệu đã thu thập được cho thấy HS tiếp thu kiến thức mới rất tốt, phần lớn các em đều hoàn thành được các bài tập ở các mức độ nhận biết, hiểu và vận dụng. HS thực hiện các
bài tập ở mức độ vận dụng nâng cao cũng tương đối tốt, tuy nhiên tỷ lệ còn thấp hơn nhiều so với 3 mức độ hiều, vận dụng và chiếm 10/36 với 27.78%.
Giai đoạn 2: Nhằm kiểm chứng tính hiệu quả của việc KT-ĐG cuối tiết học, ở đầu tiết Địa lí của tuần tiếp theo (1 tuần HS học 1 tiết Địa lí), chúng tôi cho HS lớp thực nghiệm thực hiện 1 phiếu bài tập (Phụ lục 4) với mức độ cao hơn và thu được kết quả được thể hiện ở bảng 3.2 dưới đây
Bảng 3.2: Mức độ hoàn thành bài tập KT-ĐG của lớp thực nghiệm (Lớp 4/7) ở giai đoạn 2
Mức độ Số lượng Tỷ lệ (%)
Mức 1: Nhận biết 33/36 91.67%
Mức 2: Hiểu 35/36 97.22%
Mức 3: Vận dụng 29/36 80.56%
Mức 4: Vận dụng nâng cao 14/36 38.89%
Biểu đồ 3.2: Mức độ hoàn thành bài tập kiểm tra đánh giá của lớp thực nghiệm (Lớp 4/7) ở giai đoạn 2
Căn cứ vào số liệu của bảng 3.2 và biểu đồ 3.2 có thể khẳng định rằng tỉ lệ HS thực hiện bài tập ở cả 4 mức độ trên có sự thay đổi, cụ thể như sau: 33/36 HS thực hiện tốt bài tập ở mức độ nhận biết chiếm tỉ lệ 91.67%, 35/36 HS làm được bài tập ở mức độ hiểu chiếm tỉ lệ 97.22%, 29/36 HS làm được bài tập ở mức độ vận dụng chiếm tỉ lệ 80.53% và 14/ 36 HS thực hiện tốt bài tập ở mức độ vận dụng nâng cao chiếm 38.89%.
Bảng 3.3: Mức độ hoàn thành bài tập kiểm tra đánh giá của lớp thực nghiệm (Lớp 4/7) ở cả 2 giai đoạn 1 và 2
Giai đoạn Giai đoạn 1 Giai đoạn 2 Mức độ Số lượng Tỉ lệ (%) Số lượng Tỉ lệ (%)
Mức 1: Nhận biết 34/36 94.44% 33/36 91.67%
Mức 2: Hiểu 30/ 36 83.33% 35/ 36 97.22%
Mức 3: Vận dụng 31/ 36 86.11% 29/ 36 80.56%
Mức 4: Vận dụng nâng cao 10/ 36 27.78% 14/ 36 38.89%
Biểu đồ 3.3: Kết quả bài kiểm tra của lớp thực nghiệm ở giai đoạn 1 và 2 Qua kết quả bài kiểm tra của lớp thực nghiệm giai đoạn 1 và 2 được thể hiện ở bảng 3.3 và biểu đồ 3.3 ta thấy tỉ lệ HS lớp thực nghiệm thực hiện tốt bài tập ở mức độ hiểu tăng lên khoảng 13.89%, từ 83.33% lên đến 97.22%; Tỉ lệ HS lớp thực nghiệm thực hiện tốt bài tập ở mức độ vận dụng nâng cao từ 27.78% lên đến 38.39%, tăng 10.67%; còn tỉ lệ HS thực hiện đúng các bài ở mức độ nhận biết và vận dụng tuy có giảm nhưng không nhiều. Cụ thể ở mức độ nhận biết giảm 2.77%, từ 94.44% xuống còn 91.67%; ở mức độ vận dụng giảm 5.55%, từ 86.11% xuống còn 80.56%.
*Ở lớp đối chứng
Chúng tôi tiến hành kiểm tra mức độ ghi nhớ, hiểu và vận dụng của HS ở lớp đối chứng bằng cách cho các em thực hiện các bài tập (Phụ lục 4) ở giai đoạn 2 mà không cho thực hiện các bài tập (Phụ lục 3) ở giai đoạn 1. Qua quá trình kiểm tra, chúng tôi đã thu được kết quả cụ thể ở bảng 3.4 sau:
Bảng 3.4: Mức độ hoàn thành bài tập kiểm tra đánh giá của lớp đối chứng (Lớp 4/4)
Mức độ Số lượng Tỷ lệ (%)
Mức 1: Nhận biết 30/35 85.71%
Mức 2: Hiểu 28/35 80%
Mức 3: Vận dụng 25/35 71.43%
Mức 4: Vận dụng nâng cao 4/35 11.43%
Biểu đồ 3.4: Mức độ hoàn thành bài tập kiểm tra đánh giá của lớp đối chứng (Lớp 4/4)
Qua kết quả thu được ở bảng 3.4 và biểu đồ 3.4 có thể thấy tỉ lệ HS hoàn thành tốt bài tập ở 4 mức độ là tương đối. Cụ thể như sau: có 30/35 HS thực hiện tốt bài tập ở mức độ nhận biết, chiếm 85.71%; có 28/35 HS thực hiện tốt bài tập ở mức độ hiểu, chiếm 80%; có 25/35 HS thực hiện tốt bài tập ở mức độ vận dụng, chiếm 71.43% và chỉ có 4/35 HS thực hiện được bài tập ở mức độ vận dụng nâng cao, chiếm 11.43%. Trong đó, khả năng ghi nhớ, hiểu và vận dụng của HS vẫn còn thấp.
Bảng 3.5: Mức độ hoàn thành bài tập kiểm tra đánh giá
của lớp thực nghiệm (Lớp 4/7) và lớp đối chứng (Lớp 4/4) ở giai đoạn 2
Lớp Lớp thực nghiệm Lớp đối chứng
Mức độ Số lượng Tỉ lệ (%) Số lượng Tỉ lệ (%)
Mức 1: Nhận biết 33/36 91.67% 30/35 85.71%
Mức 2: Hiểu 35/ 36 97.22% 28/ 35 80%
Mức 3: Vận dụng 29/ 36 80.56% 25/ 35 71.43%
Mức 4: Vận dụng nâng cao 14/ 36 38.89% 4/ 35 11.43%
Biểu đồ 3.5: Mức độ hoàn thành bài tập kiểm tra đánh giá
của lớp thực nghiệm (Lớp 4/7) và lớp đối chứng (Lớp 4/4) ở giai đoạn 2 Căn cứ vào số liệu của bảng 3.5 và biểu đồ 3.5, chúng tôi nhận thấy:
Kết quả mức độ hoàn thành bài tập KT-ĐG của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng ở giai đoạn 2 có sự chênh lệch tương đối lớn. Ở lớp thực nghiệm có 91.67%
HS thực hiện tốt bài tập ở mức độ nhận biết thì ở lớp đối chứng con số này chỉ đạt 85.71%; có 97.22% HS ở lớp thực nghiệm làm đúng bài tập ở mức độ hiểu thì ở lớp đối chứng chỉ đạt 80%; ở mức độ vận dụng thì có 80.56% HS lớp thực nghiệm thực hiện đúng và lớp đối chứng có 71.43% HS thực hiện đúng. Còn ở mức độ vận dụng nâng cao thì ở lớp thực nghiệm có 38.89% HS thực hiện đúng còn ở lớp đối chứng chỉ có 11.43% HS thực hiện đúng.
Qua kết quả thu được ở bảng 3.5 và biểu đồ 3.5 có thể thấy mức độ ghi nhớ, hiểu, khắc sâu và vận dụng kiến thức của HS ở lớp thực nghiệm cao hơn rất nhiều so với lớp đối chứng.
Như vậy, sau khi thu được kết quả thực hiện bài tập 2 lần ở lớp thực nghiệm cho thấy việc cho HS thực hiện các bài tập để KT-ĐG thường xuyên trong phân môn Địa lí là một việc làm rất cần thiết, có ý nghĩa quan trọng đối với cả GV và HS.
Khi được hỏi về hiệu quả của việc thực hiện các bài tập ở 2 giai đoạn trên, HS cho biết việc thực hiện các bài tập giúp các em ghi nhớ và khắc sâu kiến thức lâu hơn, đồng thời có thể giải quyết được các bài tập khó một cách tốt hơn. Việc thực hiện nhiều bài tập với đa dạng các hình thức kích thích tư duy sáng tạo của các em, tạo hứng thú cho các em hơn trong quá trình học phân môn Địa lí. Như vậy, việc xây dựng hệ thống bài tập trong KT-ĐG phân môn Địa lí là một việc làm có vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng dạy học phân môn Địa lí trong nhà trường.
Qua quá trình quan sát HS thực hiện bài tập, chúng tôi nhận thấy HS thực hiện bài tập rất nghiêm túc và tích cực, thời gian để các em thực hiện rất hợp lí, HS nhận xét các bài tập không quá khó cũng không quá dễ. Điều đó chứng tỏ hệ thống bài tập chúng tôi xây dựng là hoàn toàn vừa sức và phù hợp với HS.
Trên sơ sở phân tích và so sánh kết quả thu được, chúng tôi rút ra được một số kết luận như sau:
- So sánh kết quả thực hiện bài tập ở giai đoạn 2 của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng cho thấy tỉ lệ HS ở lớp thực nghiệm thực hiện bài tập đúng cao hơn hẳn lớp đối chứng. Đây là một kết quả khả quan, là một minh chứng để chứng minh tính khả thi của hệ thống bài tập đã xây dựng ở chương 2.
- Vì thời gian có hạn nên chúng tôi không thực nghiệm được nhiều hệ thống bài tập nhưng có thể thấy hệ thống bài tập trong KT-ĐG phân môn Địa lí lớp 4 được xây dựng ở chương 2 bước đầu đã đem lại hiệu quả. Các bài tập được xây dựng đã thực sự kích thích được sự hứng thú trong quá trình thực hiện các bài tập của HS.
Hơn nữa, các bài tập ở mức độ vận dụng và vận dụng nâng cao luôn đòi hỏi ở HS sự tập trung, suy nghĩ và tìm tòi. Tuy nhiên, trong quá trình thực nghiệm vẫn còn một số HS không nghiêm túc, mất tập trung trong giờ học nên một số em vẫn không thực hiện được một số bài tập.
Tiểu kết chương 3
Nhằm kiểm chứng tính khả thi và hiệu quả của hệ thống bài tập sử dụng trong KT-ĐG phân môn Địa lí lớp 4 đã xây dựng, chúng tôi tiến hành thực nghiệm ở lớp thực nghiệm 4/7 và lớp đối chứng 4/4 trường tiểu học Võ Thị Sáu, thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam.
Kết quả thực nghiệm đã chứng minh việc xây dựng hệ thống bài tập trong kiểm tra đánh phân môn Địa lí lớp 4 là một việc rất cần thiết. Hệ thống bài tập đã xây dựng không chỉ kích thích hứng thú học tập của HS mà góp phần nâng cao chất lượng dạy học, giúp HS hiểu, ghi nhớ và khắc sâu các kiến thức đã học. Ngoài ra, còn giúp GV có cơ sở điều chỉnh phương pháp và hình thức dạy học phù hợp. Như vậy, hệ thống bài tập đã xây dựng đảm bảo được tính vừa sức, tính khả thi và có thể áp dụng vào trong quá trình dạy học để mang lại hiệu quả cao. Trong đề tài này, hệ thống bài tập chúng tôi đưa ra mới chỉ là những bài tập cơ bản, trong quá trình dạy học GV có thể bổ sung, sửa chữa các bài tập sao cho phù hợp với đặc điểm, trình độ nhận thức của HS mỗi lớp để giờ học đạt hiệu quả cao nhất.
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Kết luận
Sau một thời gian nghiên cứu và thực hiện đề tài, chúng tôi nhận thấy đã thu được một số kết quả sau đây:
Việc xây dựng hệ thống bài tập trong KT-ĐG phân môn Địa lí lớp 4 là một việc làm hết sức cần thiết và quan trọng ở trường tiểu học. Bởi qua quá trình HS thực hiện hệ thống bài tập, GV có thể đánh giá được quá trình học tập của HS, điều chỉnh phương pháp dạy học của mình sao cho phù hợp. Đồng thời, giúp HS hiểu, ghi nhớ và khắc sâu kiến thức đã học. Tuy nhiên xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau nên GV không lựa chọn xây dựng hệ thống bài tập để sử dụng KT-ĐG thường xuyên phân môn Địa lí mà sử dụng các bài tập đã có sẵn.
Trên cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài, chúng tôi tiến hành tìm hiểu rõ các căn cứ và nguyên tắc xây dựng hệ thống bài tập. Sau đó, chúng tôi đã đề xuất quy trình xây dựng hệ thống bài tập và tiến hành xây dựng hệ thống bài tập cho từng bài học cụ thể theo 4 mức độ nhận thức: Nhận biết, hiểu, vận dụng và vận dụng nâng cao. Trong quá trình nghiên cứu, thực nghiệm sư phạm, hệ thống bài tập đã xây dựng bước đầu đã bảo đảm tính vừa sức, tính khả thi và đạt hiệu quả. GV cần phải sử dụng hệ thống bài tập sao cho đạt hiệu quả.
Chúng tôi mong muốn hệ thống bài tập này sẽ là tư liệu tham khảo bổ ích cho các quý thầy cô và các bạn sinh viên ngành giáo dục tiểu học, góp một phần nào đó nâng cao chất lượng dạy học ở trường tiểu học. Do thời gian và khả năng của bản thân còn hạn chế nên đề tài không tránh khỏi những thiếu sót. Tôi mong rằng nhận sẽ được ý kiến góp ý từ quý thầy cô và các bạn để đề tài được hoàn thiện và vận dụng vào thực tế giảng dạy sau này.
2. Khuyến nghị
Việc xây dựng hệ thống bài tập trong KT-ĐG phân môn Địa lí chỉ là bước đầu.
Muốn hệ thống bài tập được đưa vào sử dụng một cách thành công và có hiệu quả tối đa thì cần có sự phối hợp giữa nhà trường, GV và HS. Vì vậy, chúng tôi xin có một vài khuyến nghị sau đây:
* Đối với nhà trường
- Nhà trường cần tổ chức các buổi tập huấn, các buổi sinh hoạt ngoại khóa, sinh hoạt chuyên đề để GV được học hỏi, chia sẻ kinh nghiệm
- Khuyến khích, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho GV thực hiện nghiên cứu một hệ thống bài tập sử dụng để KT-ĐG thường xuyên HS trong các giờ học.
- Thường xuyên tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về Địa lí Việt Nam cũng như các châu lục, quốc gia trên thế giới để kích thích hứng thú học tập và sự say mê tìm hiểu trong các em.
* Đối với GV
- Cần dành nhiều thời gian để tìm hiểu và thực hiện xây dựng một hệ thống bài tập hoàn thiện để sử dụng trong KT-ĐG thường xuyên HS
- Nắm chắc nội dung chương trình, lựa chọn hình thức và nội dung dạy học phù hợp, biết cách xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập đã xây dựng một cách linh hoạt và khoa học nhằm mang lại hiệu quả cao trong giờ học
- Quan tâm, nắm bắt tâm lí của từng đối tượng HS, giúp các em ngày càng tiến bộ và phát huy hết năng lực của bản thân.
- Không ngừng học hỏi để nâng cao trình độ nghiệp vụ sư phạm của bản thân.
* Đối với HS
- Thường xuyên trau dồi, bồi dưỡng kiến thức với bạn bè xung quanh - Có ý thức tự học, tự rèn luyện và tự KT-ĐG việc học của bản thân
- Thường xuyên tìm tòi, nghiên cứu và thực hiện các bài tập từ các nguồn khác nhau để nắm vững kiến thức, nâng cao các kĩ năng cho bản thân.