XÂY DỰNG HỆ THỐNG BÀI TẬP TRONG KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ PHÂN MÔN ĐỊA LÍ LỚP 4

Một phần của tài liệu XÂY DỰNG hệ THỐNG bài tập TRONG KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ địa lí lớp 4 (Trang 48 - 51)

2.1. Căn cứ xây dựng hệ thống bài tập KT-ĐG trong phân môn Địa lí lớp 4 2.1.1. Căn cứ vào nội dung, mục tiêu dạy học phân môn Địa lí lớp 4

Dạy học phân môn Địa lí lớp 4 nhằm cung cấp cho HS một số kiến thức về biểu tượng, khái niệm, MQH Địa lí đơn giản thông qua những sự vật, hiện tượng Địa lí cụ thể của đất nước ở miền núi và trung du, miền đồng bằng và duyên hải, hình thành và phát triển cho HS năng lực tự học, rèn luyện một số kĩ năng Địa lí quan trọng và bồi dưỡng thái độ cần thiết cho HS. Để xây dựng hệ thống bài tập có hiệu quả, trước tiên GV cần căn cứ vào nội dung kiến thức mà HS được học, yêu cầu, mục tiêu mà HS đạt được khi học xong mỗi bài học dạy học phân môn Địa lí lớp 4, đó là cơ sở để kiểm tra và đánh giá trình độ tiếp thu kiến thức của từng HS đang ở mức nào để có biện pháp điều chỉnh phương pháp và hình thức dạy học kịp thời, đáp ứng được yêu cầu đã đặt ra trong dạy học từng bài cụ thể.

2.1.2. Căn cứ vào yêu cầu đổi mới kiểm tra đánh giá

Khi xây dựng hệ thống bài tập cần dựa vào yêu cầu đối mới KT-ĐG sao cho phù hợp với từng mức độ tư duy, nhận thức của HS, phù hợp với chương trình đối mới của năm học để có một hệ thống bài tập với nhiều dạng TN và TL khác nhau, sao cho phát huy được các điểm mạnh và hạn chế được các điểm yếu của từng dạng bài tập để có một hệ thống bài tập hoàn chỉnh cả về nội dung lẫn hình thức mang lại hiệu quả cao nhất trong quá trình kiểm tra đánh giá.

2.1.3. Căn cứ vào đặc điểm nhận thức của HS lớp 4

Đặc điểm nhận thức của HS giai đoạn lớp 4,5 có sự phát triển và thay đổi rõ rệt hơn so với các lớp trước như: các em chuyển dần từ ghi nhớ máy móc sang ghi nhớ có chủ định. Tư duy chuyển dần từ tính cụ thể sang tư duy trừu tượng khái quát, trí nhớ trực quan hình tượng chiếm ưu thế hơn trí nhớ từ ngữ - logic, … Do vậy, khi xây dựng hệ thống bài tập Địa lí trong kiểm tra thường xuyên phải chú ý đến các đặc điểm về tri giác, chú ý, tư duy, trí nhớ, ý chí và đặc điểm tình cảm của HS. Đó là cơ sở để GV xây dựng nên một hệ thống bài tập với nhiều mức độ khác nhau phù hợp với từng loại đối tượng HS.

2.1.4. Căn cứ vào thực trạng xây dựng hệ thống bài tập

Qua tìm hiểu thực trạng của việc xây dựng hệ thống bài tập trong KT-ĐG phân môn Địa lí lớp 4, chúng tôi nhận thấy rằng, GV có quan tâm đến việc xây dựng hệ thống bài tập nhưng việc thực hiện vẫn chưa thực sự mang lại kết quả cao do nhiều nguyên nhân khác nhau. GV gặp nhiều khó khăn trong việc xây dựng hệ thống bài tập cũng như việc sử dụng hệ thống bài tập này vào quá trình KT-ĐG HS. Những khó khăn đó chủ yếu xuất phát từ việc hạn chế về mặt thời gian. Cũng qua quá trình điều tra chúng tôi đã tìm hiểu được HS có hứng thú với việc thực hiện bài tập ở nhiều thời điểm khác nhau. Đây là một trong những căn cứ quan trọng để chúng tôi tiến hành xây dựng hệ thống bài tập Địa lí phù hợp và hiệu quả sử dụng trong KT- ĐG thường xuyên HS.

2.2. Nguyên tắc xây dựng hệ thống bài tập KT-ĐG trong phân môn Địa lí lớp 4 2.2.1. Nguyên tắc đảm bảo tính phù hợp với mục tiêu, nội dung môn học

Hệ thống bài tập được xây dựng nhằm kiểm tra mức độ tiếp thu, ghi nhớ, vận dụng kiến thức của HS sau mỗi tiết học, do đó phải đảm bảo phù hợp với mức độ kiến thức cần đạt theo chuẩn kiến thức, kĩ năng của mỗi bài học. Hệ thống bài tập được xây dựng không chỉ tuân thủ về mặt nội dung mà phải phù hợp với kiến thức trong chương trình. Đảm bảo phù hợp với mục tiêu và nội dung dạy học phân môn sẽ tạo ra một hệ thống bài tập có chất lượng sử dụng trong kiểm tra đánh giá.

2.2.2. Nguyên tắc đảm bảo sự phát triển về nhận thức và tính vừa sức

Các bài tập được xây dựng phải phù hợp với trình độ nhận thức và vừa sức với HS, không quá dễ và cũng không quá khó. Hệ thống bài tập được xây dựng và sắp xếp theo mức độ tăng dần của nhận thức để tạo hứng thú cho HS, kích thích sự sáng tạo, tò mò, tạo điều kiện phát triển tư duy của HS. Bên cạnh đó, hệ thống bài tập được xây dựng đòi hỏi HS phải huy động các kiến thức mà mình đã được học kết hợp với những hiểu biết vốn có của bản thân để giải quyết các bài tập đó.

2.2.3. Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống và tính kế thừa

Các bài tập trong hệ thống phải có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, bài tập ở mức độ cao được giải quyết dựa vào việc kế thừa kiến thức của bài tập có mức độ thấp hơn. Qua mỗi bài tập, HS sẽ tiếp thu, tích lũy một phần kiến thức của bài học, đồng

thời biết được bản thân đã hiểu được bao nhiêu phần kiến thức để tiếp tục học hỏi, trau dồi thêm kiến thức cho chính mình. Hệ thống bài tập bảo đảm bảo chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương trình, đồng thời phải có sự kế thừa các kiến thức, kĩ năng đã học và phát triển các kiến thức, kĩ năng mới ở trong thực tiễn.

2.2.4. Nguyên tắc đảm bảo tính chính xác, khoa học

Các bài tập phải đảm bảo tính chính xác về nội dung kiến thức của phân môn, đảm bảo sử dụng ngôn ngữ khoa học, rõ ràng và mạch lạc, cách trình bày ngắn gọn và dễ hiểu tạo điều kiện thuân lợi cho HS trong quá trình làm bài tập.

2.2.5. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn

Việc xây dựng hệ thống bài tập trong KT-ĐG phân môn Địa lí lớp 4 phải dựa trên cơ sở thực tiễn của quá trình dạy học. Hệ thống bài tập được xây dựng với 4 mức độ nhận thức: nhận biết, hiểu, vận dụng và vận dụng nâng cao. Với mức độ vận dụng và vận dụng nâng cao đòi hỏi bài tập phải gắn với thực tiễn. Hay nói cách khác, các bài tập được xây dựng phải xuất phát từ thực tế đời sống và đòi hỏi HS phải vận dụng những kiến thức trong thực tiễn để hoàn thiện bài tập.

2.3. Xây dựng hệ thống bài tập KT-ĐG trong phân môn Địa lí lớp 4

2.3.1. Quy trình xây dựng hệ thống bài tập KT-ĐG trong phân môn Địa lí lớp 4 Trước khi xây dựng một hệ thống bài tập KT-ĐG thường xuyên phân môn Địa lí, chúng tôi đã thiết kế một quy trình thực hiện như sau:

Bước 1: Xác định mục tiêu

Xác định các kiến thức, kĩ năng cần đo lường kiểm tra; các kiến thức, kĩ năng mà HS đạt được sau khi thực hiện bài tập.

Xác định mục tiêu chính xác, giúp GV lựa chọn và xây dựng bài tập kiểm tra, đánh giá thường xuyên phù hợp với HS và đạt hiệu quả cao

Bước 2: Xác định nội dung bài học và các mức độ nhận thức theo từng nội dung.

Sau khi đã xác định được mục tiêu, GV cần phân loại nội dung bài học thành hai loại, đó là nội dung cơ bản và nội dung liên hệ thực tiễn để từ đó xây dựng hệ thống câu hỏi theo các mức độ nhận thức: nhận biết, hiểu, vận dụng và vận dụng

nâng cao sao cho phù hợp. Nội dung bài học và các mức độ nhận thức theo từng nội dung được thể hiện trong bảng dưới đây:

Nội dung – Kiến thức Mức 1:

Nhận biết

Mức 2:

Hiểu

Mức 3:

Vận dụng

Một phần của tài liệu XÂY DỰNG hệ THỐNG bài tập TRONG KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ địa lí lớp 4 (Trang 48 - 51)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(97 trang)
w