Mục tiêu chương trình phân môn Địa lí lớp 4

Một phần của tài liệu XÂY DỰNG hệ THỐNG bài tập TRONG KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ địa lí lớp 4 (Trang 34 - 48)

9. Cấu trúc của đề tài

1.2. Cơ sở thực tiễn của việc xây dựng hệ thống bài tập trong KT-ĐG phân môn Địa lí lớp 4

1.2.1. Mục tiêu chương trình phân môn Địa lí lớp 4

Mục tiêu trong dạy học phân môn Địa lí lớp 4 nhằm giúp HS hiểu biết về môi trường xung quanh, từ đó tạo điều kiện cho HS dễ dàng hòa nhập, thích ứng với cuộc sống xã hội, với môi trường thiên nhiên. Cụ thể:

* Về kiến thức

Cung cấp cho HS một số biểu tượng, khái niệm, MQH địa lí đơn giản thông qua những sự vật, hiện tượng địa lí cụ thể của đất nước ở miền núi và trung du, miền đồng bằng và duyên hải.

* Về kĩ năng

Hình thành và phát triển cho HS năng lực tự học tập, bước đầu rèn luyện cho HS một số kĩ năng địa lí như: kĩ năng quan sát sự vật, hiện tượng địa lí; kĩ năng sử dụng bản đồ; kĩ năng nhận xét, so sánh, phân tích số liệu; kĩ năng phân tích các MQH địa lí đơn giản; biết nêu thắc mắc đặt câu hỏi trong quá trình học tập và chọn thông tin để giải đáp; biết trình bày lại kết quả học tập bằng lời nói, bài viết, hình vẽ, sơ đồ;

biết vận dụng các kiến thức đã học vào thực tiễn đời sống.

* Về thái độ

Góp phần bồi dưỡng và phát triển ở HS thái độ và thói quen ham tìm hiểu, yêu thiên nhiên, đất nước, con người, có ý thức và hành động bảo vệ môi trường.

Bước đầu hình thành thế giới quan khoa học cho HS, hạn chế những hiểu biết sai lệch, mê tín dị đoan trước những hiện tượng địa lí tự nhiên.

1.2.2. Nội dung, chương trình phân môn Địa lí lớp 4 Phân môn Địa lí lớp 4 gồm những nội dung chính:

- Bản đồ và cách sử dụng bản đồ về các yếu tố Địa lí Việt Nam.

- Thiên nhiên và hoạt động sản xuất của con người ở miền núi và trung du (dãy núi HLS, Tây Nguyên, TDBB).

- Thiên nhiên và hoạt động sản xuất của con người ở đồng bằng (ĐBBB, ĐBNB, đồng bằng DHMT).

- Vùng biển Việt Nam

Chương trình dạy học phân môn Địa lí lớp 4: Chương trình dạy học phân môn Địa lí lớp 4 có thời lượng gồm 35 tiết, được phân bố 1tiết/ 1 tuần. Cụ thể như sau:

- Ở chủ đề kiến thức: Thiên nhiên và hoạt động sản xuất của con người ở miền núi và trung du bao gồm 10 bài về đặc điểm tự nhiên và hoạt động sản xuất ở HLS, Tây Nguyên và thành phố Đà Lạt. Trong đó, có 1 bài ôn tập ở cuối chủ đề.

- Ở chủ đề kiến thức: Thiên nhiên và hoạt động sản xuất của con người ở miền đồng bằng bao gồm 18 bài về đặc điểm tự nhiên và các hoạt động sản xuất ở

ĐBBB, ĐBNB, DHMT và các thành phố quan trọng của mỗi miền. Trong đó, có 1 bài ôn tập.

- Ở chủ đề kiến thức: Vùng biển Việt Nam bao gồm 4 bài về biển, đảo, quần đảo và khai thác khoáng sản, hải sản ở vùng biển Việt Nam. Trong đó, có 2 bài ôn tập ở cuối chủ đề.

1.2.3. Thực trạng việc xây dựng hệ thống bài tập trong KT-ĐG phân môn Địa lí lớp 4

1.2.3.1. Mục đích điều tra

Ngoài việc nghiên cứu lý luận, điều tra giúp bước đầu tìm hiểu thực trạng xây dựng hệ thống bài tập trong KT-ĐG phân môn Địa lí lớp 4. Vấn đề đặt ra là việc xây dựng hệ thống bài tập trong KT-ĐG phân môn Địa lí lớp 4 đã được thực hiện ra sao ở trường tiểu học hiện nay. Nhận thức của GV đối với việc xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập trong KT-ĐG phân môn Địa lí lớp 4 như thế nào. Các bài tập có nội dung và hình thức như thế nào? GV thường chú ý vào các mức độ nhận thức nào trong thông tư 22 khi xây dựng hệ thống bài tập? GV gặp những khó khăn gì trong quá trình xây dựng hệ thống bài tập? Bên cạnh đó, chúng tôi còn tìm hiểu nhu cầu và hứng thú của HS đối với việc sử dụng hệ thống bài tập trong KT-ĐG phân môn Địa lí lớp 4. Để biết được những điều đó, bước đầu chúng tôi tìm hiểu thực trạng của việc xây dựng hệ thống bài tập trong KT-ĐG phân môn Địa lí lớp 4 tại trường tiểu học Võ Thị Sáu, thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam. Từ đó làm căn cứ thực tiễn cho việc xây dựng hệ thống bài tập trong KT-ĐG phân môn Địa lí lớp 4.

1.2.3.2. Đối tượng điều tra

Trong giới hạn phạm vi nghiên cứu của đề tài, đối tượng mà chúng tôi tiến hành điều tra là HS và GV trực tiếp giảng dạy khối lớp 4 tại trường tiểu học Võ Thị Sáu, thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam.

Để quá trình điều tra được thiết thực, chúng tôi tiến hành điều tra HS ở nhiều lớp với nhiều trình độ khác nhau từ yếu, trung bình đến khá, giỏi. Hầu hết các GV được điều tra đều đạt chuẩn, tốt nghiệp cao đẳng sư phạm hoặc đại học sư phạm, có kiến thức và kinh nghiệm giảng dạy nhiều năm.

1.2.3.3. Nội dung điều tra

 Về phía GV: Để điều tra ý kiến của 4 GV của trường tiểu học Võ Thị Sáu, thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam, chúng tôi đã sử dụng “Mẫu phiếu điều tra”

(Phụ lục 1) gồm 12 câu hỏi liên quan đến các nội dung sau:

- Sự cần thiết của việc KT-ĐG thường xuyên, của việc xây dựng hệ thống bài tập trong KT-ĐG phân môn Điạ lí lớp 4 và của việc KT-ĐG phân môn Điạ lí lớp 4 ở các thời điểm kiểm tra bài cũ, ở cuối tiết học.

- Các dạng bài tập và nguồn gốc của các bài tập GV thường sử dụng trong KT-ĐG thường xuyên phân môn Địa lí lớp 4.

- Mức độ KT-ĐG HS trong phân môn Địa lí ở phần kiểm tra bài cũ, ở cuối tiết học và các hình thức KT-ĐG thường xuyên trong dạy học phân môn Địa lí lớp 4.

- Tính hiệu quả của các bài tập được sử dụng trong KT-ĐG phân môn Địa lí 4.

- Ý nghĩa của việc xây dựng hệ thống bài tập trong KT-ĐG phân môn Địa lí lớp trong quá trình giảng dạỵ

- Khó khăn của việc xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập trong KT-ĐG thường xuyên phân môn Địa lí

 Về phía HS: Để tiến hành điểu tra 71 HS lớp 4 của trường tiểu học Võ Thị Sáu, thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam, chúng tôi đã sử dụng “Mẫu phiếu điều tra HS” (phụ lục 2) gồm 8 câu hỏi liên quan đến các nội dung sau:

- Tầm quan trọng của việc học phân môn Địa lí và mức độ yêu thích phân môn Địa lí của HS

- Mức độ sử dụng các bài tập để KT-ĐG thường xuyên phân môn Địa lí của thầy (cô) đối với HS

- Nguồn gốc bài tập Địa lí mà HS thường sử dụng và thời gian HS thực hiện các bài tập phân môn Địa lí

- Mong muốn của HS về thời điểm thực hiện các bài tập trong các giờ học phân môn Địa lí 4 trên lớp

- Các dạng bài tập HS thực hiện trong KT-ĐG phân môn Địa lí lớp 4

- Nhận thức của HS về vai trò của việc KT-ĐG thường xuyên phân môn Địa lí 4

1.2.3.4. Phương pháp điều tra

* Phương pháp Anket (phiếu điều tra): Chúng tôi đã xây dựng phiếu điều tra và tiến hành điều tra 71 HS lớp 4 và 4 GV trường tiểu học Võ Thị Sáu, thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam. Số phiếu phát ra bằng số phiếu thu vào.

* Phương pháp quan sát: Với mục đích tìm hiểu các nội dung phục vụ cho đề tài nghiên cứu, chúng tôi tiến hành quan sát quá trình giảng dạy của GV, hoạt động học tập của HS trên lớp nhằm đảm bảo tính chính xác và khách quan cho kết quả điều tra.

* Phương pháp đàm thoại: Để có thêm những thông tin cho quá trình nghiên cứu, chúng tôi tiến hành đàm thoại với GV để biết thêm những khó khăn mắc phải khi xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập trong KT-ĐG thường xuyên phân môn Địa lí lớp 4.

* Phương pháp thống kê toán học: Dựa vào các kết quả thu được từ phiếu điều tra, chúng tôi tiến hành xử lí số liệu và thống kê kết quả.

1.2.3.5. Kết quả điều tra

 Về phía GV:

Bảng 1.1: Vai trò của việc KT-ĐG thường xuyên trong dạy học phân môn Địa lí Mức độ Số lượng Tỉ lệ (%)

Rất cần thiết 2 50

Cần thiết 2 50

Bình thường 0 0

Không cần thiết 0 0

Từ kết quả điều tra cho thấy, hầu như tất cả các GV đều cho rằng việc xây dựng hệ thống bài tập trong KT-ĐG phân môn Địa lí lớp 4 là rất cần thiết và cần thiết. Có đến 50% GV nhận định rằng vấn đề này rất cần thiết, 50% GV nhận định là cần thiết và không có GV nào cho rằng việc xây dựng hệ thống bài tập trong KT- ĐG phân môn Địa lí lớp 4 là không cần thiết được thể hiện ở bảng 1.1. Như vậy, GV đã nhận thức được vai trò của việc KT-ĐG thường xuyên trong dạy học phân môn Địa lí lớp 4

Bảng 1.2: Mức độ quan trọng của việc xây dựng hệ thống bài tập trong KT - ĐG phân môn Địa lí 4

Mức độ Số lượng (người) Tỉ lệ (%)

Rất cần thiết 1 25

Cần thiết 3 75

Bình thường 0 0

Không cần thiết 0 0

Qua kết quả điều tra ở bảng 1.2 chúng tôi thấy cả 4 GV đều đã nhận thức được mức độ quan trọng của việc xây dựng hệ thống bài tập trong KT-ĐG phân môn Địa lí. Trong đó có 1 GV cho là việc này rất cần thiết, chiếm 25%. Còn 3 GV còn lại cho là cần thiết, chiếm 75%. Không có GV nào cho là bình thường và không cần thiết.

Bảng 1.3: Mức độ sử dụng bài tập TL và TNKQ trong KT - ĐG thường xuyên

Mức độ TNKQ TL

Số lượng

(Người) Tỉ lệ

(%) Số lượng

(Người) Tỉ lệ (%)

Thường xuyên 2 50 3 75

Thỉnh thoảng 1 25 1 25

Hiếm khi 1 25 0 0

Không bao giờ 0 0 0 0

Biểu đồ 1.1: Mức độ sử dụng các dạng bài tập trong KT - ĐG thường xuyên trong phân môn Địa lí 4

Qua điều tra mức độ sử dụng bài tập TL và TNKQ trong KT-ĐG thường xuyên phân môn Địa lí thì có 50% GV thường xuyên sử dụng TNKQ, 25% GV thỉnh thoảng sử dụng TNKQ và 25% GV hiếm khi sử dụng TNKQ. Còn đối với dạng bài tập TL thì có đến 75% GV thường xuyên sử dụng, còn 25% GV hiếm khi sử dụng bài tập TL. Điều đó cho thấy GV đã có sự phối hợp giữa các dạng bài tập với nhau trong KT-ĐG thường xuyên phân môn Địa lí

Bảng 1.4: Mức độ quan trọng của việc kiểm tra đánh giá ở các thời điểm trong tiết học phân môn Địa lí Mức độ

Kiểm tra bài cũ Ở cuối tiết học Số lượng

(Người) Tỉ lệ

(%) Số lượng

(Người) Tỉ lệ (%)

Rất cần thiết 4 100 3 75

Cần thiết 0 0 1 25

Bình thường 0 0 0 0

Không cần thiết 0 0 0 0

Kết quả thể hiện ở bảng 1.4 cho thấy: Cả 4 GV (100%) đều cho rằng việc KT- ĐG thường xuyên phân môn Địa lí ở thời điểm kiểm tra bài cũ là rất cần thiết; Có 3

GV cho rằng việc KT-ĐG thường xuyên phân môn Địa lí ở thời điểm cuối tiết học cũng rất cần thiết, chiếm 75%. Còn 1 GV còn lại cho rằng việc KT-ĐG thường xuyên phân môn Địa lí ở thời điểm cuối tiết học là cần thiết, chiếm 25%. Qua đó cho thấy không có GV nào xem nhẹ các thời điểm KT-ĐG thường xuyên phân môn Địa lí.

Bảng 1.5: Mức độ KT-ĐG ở các thời điểm trong tiết học phân môn Địa lí

Mức độ

Kiểm tra bài cũ Ở cuối tiết học Số lượng

(Người) Tỉ lệ

(%) Số lượng

(Người) Tỉ lệ (%)

Thường xuyên 4 100 4 100

Thỉnh thoảng 0 0 0 0

Không bao giờ 0 0 0 0

Do nhận thức được tầm quan trọng của việc KT-ĐG ở các thời điểm trong dạy học phân môn Địa lí nên tất cả các GV đều thường xuyên KT-ĐG HS ở thời điểm kiểm tra bài cũ và ở cuối tiết học, chiếm 100%.

Bảng 1.6: Các hình thức KT-ĐG thường xuyên được sử dụng trong phân môn Địa lí

Các hình thức Số lượng (Người) Tỉ lệ (%)

Kiểm tra vấn đáp 4 100

Kiểm tra viết bằng hình thức TNKQ 2 50

Kiểm tra viết bằng hình thức TL 3 75

Kiểm tra thông qua trò chơi học tập 2 50

Biểu đồ 1.2: Các hình thức KT-ĐG thường xuyên được sử dụng trong phân môn Địa lí

GV sử dụng kết hợp nhiều hình thức KT-ĐG khác nhau; có 4 GV sử dụng hình thức kiểm tra vấn đáp, chiếm 100%; có 2 GV sử dụng kiểm tra bằng hình thức TNKQ, chiếm 50%; có 3 GV sử dụng kiểm tra bằng hình thức TL, chiếm 75% và có 2 GV sử dụng hình thức kiểm tra thông qua trò chơi học tập, chiếm 50%. Qua việc sử dụng kết hợp nhiều hình thức KT-ĐG khác nhau sẽ tạo hứng thú hơn cho HS trong quá trình thực hiện bài tập.

Bảng 1.7: Nguồn gốc của các bài tập được GV sử dụng

trong KT-ĐG thường xuyên phân môn Địa lí 4

Nguồn gốc Số lượng (Người) Tỉ lệ (%)

Bài tập trong vở bài tập 4 100

Tham khảo trên mạng 2 50

Tự xây dựng 1 25

Biểu đồ 1.3: Nguồn gốc của các bài tập được GV sử dụng trong KT-ĐG thường xuyên phân môn Địa lí 4

Khi điều tra nguồn gốc các bài tập được GV sử dụng để KT-ĐG thường xuyên phân môn Địa lí cho HS, chúng tôi đã thu được kết quả thể hiện ở bảng 1.7 và biểu đồ 1.3 như sau: 100% GV sử dụng bài tập trong vở bài tập; 50% GV tham khảo bài tập trên mạng và chỉ có 25% GV tự xây dựng bài tập. Qua đó, cho thấy dù đã nhận thức được sự cần thiết của việc xây dựng hệ thống bài tập trong KT-ĐG thường xuyên phân môn Địa lí nhưng rất ít GV tự xây dựng hệ thống bài tập mà thường sử dụng các bài tập có sẵn.

Bảng 1.8: Mức độ hiệu quả của các bài tập được sử dụng để thường xuyên phân môn Địa lí

Mức độ hiệu quả Số lượng (Người) Tỉ lệ (%)

Rất hiệu quả 1 25

Hiệu quả 2 50

Bình thường 1 25

Không hiệu quả 0 0

Mức độ hiệu quả của hệ thống bài tập được sử dụng để KT-ĐG thường xuyên phân môn Địa lí được thể hiện cụ thể ở bảng 1.8 như sau: 25% GV cho rằng hệ thống bài tập được sử dụng đạt hiệu quả rất cao; 50% GV sử dụng hiệu quả và 25%

GV cho rằng bình thường và không GV nào cho rằng không đạt hiệu quả. Qua đó cho thấy, mặc dù đa số các GV đều thừa nhận các bài tập được sử dụng để KT-ĐG thường xuyên phân môn Địa lí đều rất hiệu quả, hiệu quả và bình thường nhưng theo kết quả điều tra ở bảng 1.7 và biểu đồ 1.3 thì thấy hầu hết các bài tập GV sử dụng đều có nguồn gốc từ vở bài tập và tham khảo trên mạng. Trong khi đó, bài tập trong vở bài tập được xuất bản năm 2014 và được tái bản lần thứ 9 nên không còn phù hợp với yêu cầu, mục đích KT-ĐG của thông tư 22. Chúng tôi nhận thấy việc

xây dựng hệ thống bài tập có nhiều bài tập với các mức độ và hình thức khác nhau có thể sử dụng để KT-ĐG thường xuyên trong phân môn Địa lí qua nhiều năm học khác nhau, tránh sự rập khuôn và phát huy được tính tích cực học tập ở HS, đồng thời đáp ứng được yêu cầu và mục đích mà thông tư 22 đưa ra. Vì vậy, việc xây dựng hệ thống bài tập trong KT-ĐG phân môn Địa lí lớp 4 là một việc rất quan trọng và cấp thiết trong dạy học hiện nay.

Bảng 1.9: Ý nghĩa của việc xây dựng hệ thống bài tập trong KT-ĐG phân môn Địa lí

Ý nghĩa Số lượng

(Người)

Tỉ lệ (%) GV dễ dàng KT-ĐG kết quả học tập của HS theo từng mức

độ ở mỗi bài học 1 25

GV điều chỉnh phương pháp và hình thức dạy học sao cho

phù hợp 3 75

HS tự đánh giá kết quả học tập của mình 2 50

HS tự hệ thống hóa kiến thức sau mỗi bài học 2 50 HS dễ dàng ghi nhớ và khắc sâu kiến thức đã học 4 100

Tạo hứng thú, động lực học tập cho HS 2 50

Không có ý nghĩa gì 0 0

Tất cả GV đều nhận thức được ý nghĩa của việc xây dựng hệ thống bài tập trong KT-ĐG phân môn Địa lí được thể hiện ở bảng 1.9.

Bảng 1.10: Khó khăn của việc xây dựng hệ thống bài tập trong KT-ĐG phân môn Địa lí

Khó khan Số lượng

(Người)

Tỉ lệ (%)

Thiếu tài liệu tham khảo 3 75

Tốn nhiều thời gian, công sức 4 100

Khó xây dựng 2 50

Chưa từng tiếp cận với việc xây dựng hệ thống bài tập 2 50

Vấn đề khác 1 25

Biểu đồ 1.4: Khó khăn của việc xây dựng hệ thống bài tập trong KT-ĐG phân môn Địa lí 4

Chúng tôi đã tiến hành điều tra những khó khăn mà GV gặp phải khi xây dựng hệ thống bài tập trong KT-ĐG phân môn Địa lí và thu được những kết quả sau: 75%

GV cho rằng việc xây dựng hệ thống bài tập là thiếu tài liệu tham khảo, 100% GV cho rằng rất tốn nhiều thời gian và công sức, 50% GV cho rằng hệ thống bài tập rất khó xây dựng, 25% GV cho rằng chưa từng tiếp cận với việc xây dựng hệ thống bài tập và chỉ 25% GV gặp một số vấn đề khác trong việc xây dựng hệ thống bài tập.

Bảng 1.11: Khó khăn của việc sử dụng hệ thống bài tập trong KT-ĐG phân môn Địa lí 4

Khó khan Số lượng

(Người)

Tỉ lệ (%) Thời gian trong một tiết dạy không đảm bảo 2 50

HS không hứng thú 0 0

Phải chuẩn bị nhiều đồ dùng dạy học 2 50

Vấn đề khác 0 0

Qua điều tra và thu được kết quả ở bảng 1.11 cho thấy: Nhiều GV lớp 4 gặp khó khăn trong việc sử dụng hệ thống bài tập trong KT-ĐG thường xuyên phân môn Địa lí là do nhiều nguyên nhân khác nhau. Trong đó có 50% cho rằng thời gian trong một tiết dạy không đảm bảo và 50% GV lớp 4 khác cho rằng phải chuẩn bị nhiều đồ dùng dạy học.

* Về phía HS

Bảng 1.12: Tầm quan trọng của phân môn Địa lí Mức độ Số lượng (Người) Tỉ lệ (%)

Rất quan trọng 40 56.34

Quan trọng 28 39.44

Bình thường 3 4.22

Không quan trọng 0 0

Căn cứ vào kết quả thu được ở bảng 1. 12 chúng tôi nhận thấy có 56.34% HS cho rằng phân môn Địa lí rất quan trọng, 39.44% HS cho rằng phân môn Địa lí quan trọng, chỉ có 4.22% HS cho rằng phân môn Địa lí bình thường và không có HS nào cho rằng phân môn Địa lí không quan trọng. Qua đó cho thấy, đa số HS nhận thức được tầm quan trọng của phân môn Địa lí trong dạy học.

Kết quả về mức độ hứng thú học tập phấn môn Địa lí của HS được chúng tôi thu được ở bảng 1.13 và biểu đồ 1.5 như sau:

Một phần của tài liệu XÂY DỰNG hệ THỐNG bài tập TRONG KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ địa lí lớp 4 (Trang 34 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(97 trang)
w