2.4. Sử dụng hệ thống bài tập KT-ĐG trong phân môn Địa lí lớp 4
2.4.1. Sử dụng hệ thống bài tập để kiểm tra bài cũ
2.4.1.1. Hình thức kiểm tra bài cũ
Kiểm tra bài cũ là hình thức kiểm tra thường xuyên được GV sử dụng để kiểm tra lại mức độ tiếp thu, ghi nhớ kiến thức cũ của HS, thể hiện sự liên kết giữa kiến thức đã học với kiến thức sắp được học. Hình thức này được sử dụng dưới dạng GV đặt câu hỏi, HS trả lời trực tiếp hay còn gọi là kiểm tra miệng và hình thức làm bài thực hành trên giấy….
2.4.1.2. Lựa chọn bài tập phù hợp với đối tượng học sinh
Các bài tập dùng trong kiểm tra thường xuyên phân môn Địa lí lớp 4 được chúng tôi xây dựng ở mục 2.3 với nhiều hình thức và mức độ nhận thức khác nhau, phù hợp với từng đối tượng HS khác nhau. Trong đó, những bài tập ở mức độ nhận biết và hiểu dành cho đối tượng HS trung bình, yếu, những bài tập ở mức độ vận dụng và vận dụng nâng cao dành cho HS khá giỏi.
2.4.1.3. Cách sử dụng hệ thống bài tập để kiểm tra bài cũ
Khi sử dụng hệ thống bài tập đã được xây dựng vào kiểm tra thường xuyên phân môn Địa lí lớp 4, GV có thể kiểm tra dưới nhiều hình thức khác nhau như:
kiểm tra miệng, cho HS làm bài thực hành trên giấy. Trong quá trình học, để tăng thêm hứng thú cho HS, GV có thể kết hợp giữa kiểm tra với tổ chức chơi trò chơi nhỏ, đố vui để học, …
Ví dụ 2.5: Ở bài 28: Thành phố Đà Nẵng, chúng tôi đã tiến hành xây dựng hệ thống bài tập với 4 hình thức TN như sau: TN đúng sai, TN nhiều lựa chọn, TN ghép đôi và TN điền khuyết và hình thức TL theo 4 mức độ nhận thức nhận biết, hiểu, vận dụng và vận dụng nâng cao
+ Đối với HS yếu: GV có thể chọn các bài tập ở mức độ nhận biết với bài tập 1, 2: TN nhiều lựa chọn hoặc bài tập 3: TL theo hướng nhận biết sẽ giúp cho HS nhớ lại các kiến thức cơ bản, đơn giản đã học để thực hiện bài tập đó một cách dễ dàng.
+ Đối với HS trung bình: GV có thể chọn các bài tập 4, 5,6, 7 hoặc 8 ở mức độ hiểu yêu cầu HS hiểu các kiến thức, kĩ năng đã học để trình bày kiến thức đó theo cách hiểu của mình. Chúng tôi đã xây dựng với nhiều hình thức khác nhau để GV tùy ý lựa chọn dựa vào điều kiện dạy học.
+ Đối với HS khá: GV có thể lựa chọn bài tập 11, TL: “Vì sao ĐN được xem là thành phố Cảng lớn ở nước ta?” yêu cầu HS vận dụng các kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết câu hỏi đó. Qua đó còn rèn luyện cho HS kĩ năng trình bày. Hoặc GV có thể chọn hình thức TNKQ ghép đôi với bài tập 9, 10 để tăng hứng thú học tập cho các em.
+ Đối với HS giỏi: chủ yếu là các bài tập TL, GV có thể chọn bài tập 12 hoặc 13: “Vì sao ĐN có thể sản xuất được một lượng lớn hàng hóa đáp ứng cho nhu cầu trong nước và xuất khẩu ra nước ngoài?”, với bài tập này không chỉ yêu cầu HS hiểu bài, vận dụng vào cuộc sống mà còn vận dụng kiến thức đã học vào giải quyết các vấn đề mới
Không chỉ kiểm tra thường xuyên qua hình thức kiểm tra bài cũ mà GV có thể lồng ghép câu hỏi kiến thức cũ vào bài tập mới
+Ví dụ 2.6: Ở bài 17: “Hãy so sánh sự khác nhau giữa ĐBBB và ĐBNB về các mặt nguồn gốc hình thành, diện tích, đất đai, sông ngòi”. Ở mức độ vận dụng nâng cao yêu cầu HS phải nắm kiến thức về các mặt nguồn gốc hình thành, diện tích, đất đai và sông ngòi ở ĐBBB đã học trước đó ở bài 11: ĐBBB thì mới làm được bài tập này
Trong quá trình kiểm tra bài cũ, GV có thể tiến hành thông qua các trò chơi học tập, để HS cảm thấy thoải mái khi thực hiện các bài tập. Cụ thể với bài 21:
Thành phố HCM, GV dễ dàng đánh giá năng lực học tập của từng em - Tên trò chơi: Ô cửa bí mật
- Mục tiêu: Nắm vững, hệ thống hóa các kiến thức đã học - Cách tiến hành:
+ GV giới thiệu trò chơi và mục đích
+ Phổ biến luật chơi: GV có 5 ô cửa bí mật được đánh số từ 1 đến 5 tương ứng với 5 câu hỏi. GV chia lớp thành 2 đội A và B, mỗi đội cử ra 1 đội trưởng. Khi có hiệu lệnh bắt đầu, đội trưởng đội nào giơ tay nhanh nhất sẽ là đội giành được quyền chọn ô cửa theo ý thích và ai trong đội cũng có thể trả lời câu hỏi trong ô cửa đó (chỉ được trả lời 1 lần), trả lời đúng được 10 điểm, trả lời sai cơ hội được nhường cho đội còn lại. Thời gian trả lời là 15 giây
+ Cho HS tham gia trò chơi
Ô cửa số 1: Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng nhất Thành phố HCM nằm bên dòng sông nào của nước ta?
a. Sông Sài Gòn b. Sông Đồng Nai c. Sông Hậu d. Sông Hồng Ô cửa số 2: Điền số thích hợp vào chỗ chấm
Thành phố HCM có diện tích đứng thứ…… và dân số đứng thứ…… của cả nước. Thành phố HCM là thành phố lớn thứ …. của nước ta.
Ô số 3: Vì sao thành phố HCM là trung tâm kinh tế lớn của nước ta?
Ô số 4: Điền Đ vào ô trống trước câu đúng và điền S vào ô trống trước câu sai Giống với Hà Nội, thành phố HCM có vị trí cách xa biển
Trước đây, thành phố HCM còn có các tên gọi khác như: Sài Gòn, Gia Định,...
So với Hà Nội, Huế thì thành phố HCM có lịch sử phát triển sớm hơn Thành phố HCM là điểm cuối cùng của tuyến đường sắt Bắc – Nam.
Ô cửa số 5: Vì sao dân cư tập trung đông đúc tại thành phố HCM?
+ Nhận xét và tổng kết trò chơi
2.4.1.4. Một số lưu ý khi sử dụng hệ thống bài tập KT-ĐG phân môn Địa lí lớp 4 để kiểm tra bài cũ
Để sử dụng hệ thống bài tập hiệu quả tối đa, GV cần chú ý:
+ Bài tập được lựa chọn phải phù hợp với từng đối tượng HS, không quá dễ cũng không quá khó để HS trung bình, yếu có thể thực hiện được còn HS khá giỏi có điều kiện để phát triển tư duy, trí tuệ của mình.
+ Với những bài tập TL về liên hệ thực tế bản thân, cuộc sống. Đó là những câu hỏi mở, mỗi HS sẽ có một câu trả lời khác nhau tùy theo hiểu biết của bản thân mình, GV không nên áp đặt suy nghĩ của mình cho HS, không bắt buộc HS phải trả lời theo ý kiến riêng của GV dẫn đến làm hạn chế tư duy suy nghĩ của HS.
+ GV nên tuyên dương những HS làm đúng và động viên, khích lệ những HS làm chưa chính xác để các em cố gắng hơn nữa. Không nên so sánh kết quả bài làm của các HS với nhau vì các em rất hay mặc cảm, tự ti về bản thân.