2.4. Sử dụng hệ thống bài tập KT-ĐG trong phân môn Địa lí lớp 4
2.4.2. Sử dụng hệ thống bài tập để kiểm tra cuối tiết học
Vào cuối tiết học, để hệ thống hóa kiến thức đã được học, GV tổ chức cho HS làm bài tập thông qua các hình thức vấn đáp hoặc làm đề kiểm tra trên giấy. Hệ thống bài tập được xây dựng kết hợp các hình thức TN khách quan và TL đa dạng với 4 mức độ nhận thức phù hợp với từng đối tượng HS.
+ Với hình thức vấn đáp: GV chuẩn bị hệ thống bài tập đã xây dựng, ở phần củng cố và dặn dò, GV đưa ra các câu hỏi ở mức độ nhận biết, hiểu, vận dụng và vận dụng nâng cao và lựa chọn từng đối tượng HS trả lời sao cho phù hợp. Qua đó, GV có thể thấy được sự tiến bộ hay không của từng HS và kịp thời chỉnh sửa lại hệ thống bài tập cho phù hợp.
+ Với hình thức làm bài kiểm tra trên giấy: Để xây dựng thành các hệ thống bài tập kiểm tra thường xuyên thì trước tiên GV cần xây dựng ma trận cho hệ thống bài tập đó để dễ dàng sử dụng.
2.4.2.2. Lựa chọn bài tập phù hợp với đối tượng học sinh
Tùy thuộc vào mục tiêu và nội dung kiến thức của từng bài, mức độ nhận thức của HS mà GV cân nhắc nên sử dụng số lượng câu hỏi trong một bài kiểm tra thường xuyên sao cho phù hợp nhưng vẫn phải đảm bảo sự cân đối trong các mức độ nhận thức.
2.4.2.3. Cách sử dụng hệ thống bài tập để kiểm tra cuối tiết học
Từ một hệ thống bài tập lớn đã xây dựng GV có thể tạo thành nhiều hệ thống bài tập nhỏ sử dụng thành một bài kiểm tra thường xuyên HS vào mỗi cuối tiết học.
Mỗi hệ thống bài tập nhỏ đều gồm các bài tập với đầy đủ 4 mức độ nhận thức là:
Nhận biết, hiểu, vận dụng và vận dụng nâng cao có nhiều hình thức khác nhau có thể sử dụng cho nhiều lớp, cho từng đối tượng HS khác nhau sao cho phù hợp
Dựa vào hệ thống bài tập đã xây dựng, chúng tôi tiến hành thiết lập các ma trận và làm thành các hệ thống bài tập nhỏ sử dụng thành một bài kiểm tra thường xuyên HS vào mỗi cuối tiết học cho bài 24: Dải đồng bằng Duyên hải miền Trung..
Ví dụ 2.7: Bài kiểm tra thường xuyên cho bài 24: Dải đồng bằng Duyên hải miền Trung.
Bảng ma trận và bài tập kiểm tra thường xuyên 1
Nội dung – Kiến thức Mức 1 Mức 2 Mức 3 Mức 4 Tổng
Số câu cộng (20%)
Hình thức bài tập
Số câu (20%)
Hình thức bài tập
Số câu (40%)
Hình thức bài tập
Số câu (20%)
Hình thức bài tập
Nội dung
cơ bản
Vị trí, diện tích, địa hình của dải đồng bằng DHMT
1
TN nhiều
lựa chọn
1 Khí hậu ở dải
đồng bằng DHMT
1
TN đúng
sai
1
Nội dung
liên hệ thực
tiễn
Nguyên nhân hình thành gió
Lào vào mùa hè
1
TN mô hình
1 MQH giữa địa
hình với khí hậu ở đồng bằng DHMT
1 TL
Bất lợi mà thiên nhiên
gây ra cho người dân ở
đồng bằng DHMT
1 TL 1
Tổng cộng 1 1 2 1 5
Họ và tên:……… Bài kiểm tra thường xuyên 1
Lớp:……… Bài 24: Dải đồng bằng Duyên hải miền Trung Thời gian: 7 phút
Câu 1: Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng nhất (M1) Đèo Hải Vân nằm giữa hai đồng bằng nào?
a. Đồng bằng Ninh Thuận – Bình Thuận và đồng bằng Bình Phú – Khánh Hòa b. Đồng bằng Bình Phú – Khánh Hòa và đồng bằng Nam - Ngãi
c. Đồng bằng Nam - Ngãi và đồng bằng Bình – Trị - Thiên
d. Đồng bằng Bình – Trị - Thiên và đồng bằng Thanh – Nghệ - Tĩnh
Câu 2: Ghi Đ vào ô trống trước câu đúng và ghi S vào ô trống trước câu sai (M2)
Đèo Hải Vân là bức tường chắn gió mùa đông bắc thổi đến, làm cho phía Nam đèo này không có mùa đông lạnh.
DHMT là nơi chịu nhiều ảnh hưởng từ bão nhiều nhất ở nước ta.
Để giảm bớt hậu quả mà bão mang lại, nhân dân ở ven biển miền Trung trồng rất nhiều phi lao.
Ở DHMT, các tháng đầu năm thường có bão và mưa lớn.
Câu 3: Điền các từ sau đây vào ô trống sao cho phù hợp (Việt Nam, Lào, Trường Sơn Tây, Trường Sơn Đông, gió Tây Nam, gió Lào) để hoàn thành sơ đồ thể hiện hiện tượng gió Lào ở
DHMT vào mùa hè (M3)
Sơ đồ: Hiện tượng gió Lào ở DHMT vào mùa hè
Câu 4: Vì sao dãy núi Bạch Mã có vai trò như “bức tường” chắn gió mùa đông ở DHMT?
(M3)
………...
...
...
Câu 5: Nêu những bất lợi do thiên nhiên gây ra cho người dân ở dải đồng bằng DHMT? (M4) ...
...
Bảng ma trận và bài tập kiểm tra thường xuyên 2.
Nội dung – Kiến thức
Mức 1 Mức 2 Mức 3 Mức 4 Tổng
cộng Số câu
(20%)
Hình thức bài tập
Số câu (20%)
Hình thức bài tập
Số câu (40%)
Hình thức bài tập
Số câu (20%)
Hình thức bài tập Nội
dung cơ bản
Vị trí, diện tích, địa hình của dải
đồng bằng DHMT
1 TN
đúng sai
1
………
.
………
.
………
……… ..
.
………
..
………
..
Khí hậu ở dải đồng bằng DHMT
1 TN điền
khuyết 1 TL 2
Lợi ích của đường
hầm qua đèo
Hải Vân
1 TL 1
Nội dung
liên hệ thực
tiễn
Nguyên nhân hình thành gió lào
vào mùa hè
1
TN mô hình
1
Tổng cộng 1 1 2 1 5
Họ và tên:……… Bài kiểm tra thường xuyên 2
Lớp:………. Bài 24: Dải đồng bằng Duyên hải miền Trung Thời gian: 7 phút
Câu 1: Ghi Đ vào ô trống trước câu đúng và ghi S vào ô trống trước câu sai (M1) Dải đồng bằng DHMT bao gồm nhiều đồng bằng nhỏ và hẹp.
Dải đồng bằng DHMT có tổng diện tích gâp 3 lần ĐBBB.
Ven biển đồng bằng DHMT thường có các cồn cát cao khoảng từ 40 – 50m.
Ở đồng bằng DHMT, những vùng trũng thấp ở cửa sông, nơi có doi cát dài chắn phía biển thường tạo nên các đầm, phá.
Câu 2: Sắp xếp các từ sau vào bảng dưới đây: (M2)
(ít; nứt nẻ; khô và nóng; cạn; dâng cao; lạnh; ngập lụt; nhiều) Thời điểm
Đặc điểm Mùa hạ
Các tháng cuối năm Lượng mưa
Không khí
Nước sông, đồng ruộng
Câu 3: Điền các từ sau đây vào ô trống sao cho phù hợp (Việt Nam, Lào, Trường Sơn Tây, Trường Sơn Đông, gió Tây Nam, gió Lào) để hoàn thành sơ đồ thể hiện hiện tượng gió Lào ở DHMT vào mùa hè (M3)
Sơ đồ: Hiện tượng gió Lào ở DHMT vào mùa hè
Câu 4: Hãy cho biết tuyến đường hầm qua đèo Hải Vân có lợi gì so với đường đèo?
(M3)
………
.
………
.
………
..
………
.
………
.. ………
..
………...
...
Câu 5: Hãy nhận xét về sự khác biệt khí hậu giữa khu vực phía Bắc và khu vực phía Nam dãy Bạch Mã của vùng DHMT.(M4)
………
……….
Bảng ma trận và bài tập kiểm tra thường xuyên 3.
Nội dung – Kiến thức
Mức 1 Mức 2 Mức 3 Mức 4
Tổng Số câu cộng
(20%)
Hình thức bài tập
Số câu (20%)
Hình thức bài tập
Số câu (40%)
Hình thức bài tập
Số câu (20%)
Hình thức bài tập
Nội dung
cơ bản
Vị trí, diện tích, địa hình của dải
đồng bằng DHMT
1 TN điền khuyết 1
TN nhiều
lựa chọn
2
Lợi ích của đường
hầm qua đèo
Hải Vân
1 TL 1
Nội dung
liên hệ thực
tiễn
MQH giữa
địa hình với khí
hậu ở đồng bằng DHMT
1 TL 1 TL 2
Tổng cộng 1 1 2 1 5
Họ và tên:……… Bài kiểm tra thường xuyên 3
Lớp:………. Bài 24: Dải đồng bằng Duyên hải miền Trung Thời gian: 7 phút
Câu 1: Điền tên các địa danh thích hợp vào chỗ chấm (M1) 1. Ở Thừa Thiên-Huế có đầm……….và phá………
2. Thành phố ở phía Bắc của dãy Bạch Mã là…………. và phía Nam của dãy Bạch Mã là:……….
3. Đèo mà các đỉnh núi quanh năm có mây bao phủ là………
Câu 2: Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng nhất (M2) Đồng bằng DHMT có vị trí:
a. Nằm sát biển, phía Bắc giáp ĐBBB, phía Tây giáp dãy núi Trường Sơn, phía Nam giáp ĐBNB, phía Đông giáp biển Đông.
b. Nằm sát biển, phía Bắc giáp ĐBBB, phía Tây giáp dãy núi HLS, phía Nam ĐBNB, phía Đông giáp biển Đông.
c. Nằm sát biển, phía Bắc giáp ĐBNB, phía Tây giáp dãy núi Trường Sơn, phía Nam giáp ĐBBB, phía Đông giáp biển Đông.
d. Nằm sát biển, phía Bắc giáp ĐBNB, phía Tây giáp dãy núi HLS, phía Nam giáp ĐBBB, phía Đông giáp biển Đông.
Câu 3: Hãy cho biết tuyến đường hầm qua đèo Hải Vân có lợi gì so với đường đèo?
(M3)
………...
...
Câu 4: Vì sao dãy núi Bạch Mã có vai trò như “bức tường” chắn gió mùa đông ở DHMT? (M3)
………
………
Câu 5: Trình bày nguyên nhân tạo nên sự khác biệt giữa khí hậu giữa khu vực phía Bắc và khu vực phía Nam dãy Bạch Mã của vùng DHMT.(M4)
………
………
2.4.2.4. Một số lưu ý khi sử dụng hệ thống bài tập KT-ĐG phân môn Địa lí lớp 4 để kiểm tra cuối tiết học
Ngoài việc xây dựng hệ thống bài tập và đáp án một cách chính xác và khoa học. GV cần có cách sử dụng hệ thống bài tập hợp lí và thành công. Muốn vậy, GV cần:
+ Các câu hỏi của GV phải có sự phân loại để đảm bảo phù hợp với từng đối tượng HS, số lượng câu hỏi vừa phải và yêu cầu được số lượng nhiều HS trả lời.
+ Xây dựng thành hệ thống bài tập kiểm tra thường xuyên cần chú ý đến sự phù hợp của 4 mức độ nhận thức: nhận biết, hiểu, vận dụng và vận dụng nâng cao.
Hơn nữa, hệ thống bài tập kiểm tra thường xuyên cần đảm bảo thời gian hoàn thành bài tập của HS, thời gian không quá nhiều hoặc không đủ để HS thực hiện.
Tiểu kết chương 2
Ở chương 2, trước tiên chúng tôi xác định các căn cứ và nguyên tắc xây dựng hệ thống bài tập KT-ĐG trong phân môn Địa lí lớp 4. Để đảm bảo tính khoa học và thống nhất, chúng tôi tiến hành thiết kế một quy trình xây dựng hệ thống bài tập với 6 bước nhằm xây dựng được một hệ thống bài tập đảm bảo cả về nội dung, các mức độ nhận thức và hình thức bài tập.
Sau khi đã thiết kế được quy trình xây dựng hệ thống bài tập trong KT-ĐG phân môn Địa lí, chúng tôi đi vào xây dựng hệ thống bài tập cho từng bài học cụ thể theo 4 mức độ nhận thức: Nhận biết, hiểu, vận dụng và vận dụng nâng cao với đa dạng các hình thức bài tập khác nhau. Tuy nhiên, hệ thống bài tập đã xây dựng có thành công hay không còn phụ thuộc vào cách sử dụng của GV. GV cần căn cứ vào nội dung, các mức độ và hình thức của hệ thống bài tập để đưa vào sử dụng ở các thời điểm: kiểm tra bài cũ hoặc cuối tiết học sao cho đạt hiệu quả cao nhất. Khi sử dụng hệ thống bài tập GV cần chú ý đến từng đối tượng HS để lựa chọn bài tập phù hợp. Đối với các bài kiểm tra thường xuyên trên giấy, GV cần xây dựng một ma trận hệ thống bài tập kiểm tra thường xuyên. Hệ thống bài tập kiểm tra thường xuyên cần đảm bảo đầy đủ các mức độ nhận thức và kết hợp giữa TN khách quan và TL nhằm tăng hứng thú cho HS trong quá trình làm bài.