3.1. Mô tả thực nghiệm sư phạm 3.1.1. Mục đích thực nghiệm
Trên cơ sở nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn của để tài, chúng tôi đã tiến hành xây dựng hệ thống bài tập phân môn Địa lí lớp 4 nhằm sử dụng để KT-ĐG thường xuyên trong dạy học phân môn. Tiến hành thực nghiệm nhằm kiểm tra tính khả thi cũng như tính hiệu quả của hệ thống bài tập đã xây dựng khi đưa vào sử dụng để kiểm tra thường xuyên. Đồng thời kiểm tra sự phù hợp giữa hình thức với các mức độ của hệ thống bài tập thông qua đó để kiểm tra hệ thống bài tập đã xây dựng có phù hợp với khả năng HS hay chưa. Ngoài ra chúng tôi còn kiểm tra mức độ hứng thú của HS khi thực hiện bài tập
3.1.2. Nội dung thực nghiệm
Để thuận lợi cho công tác thực nghiệm sư phạm, chúng tôi sử dụng một phần hệ thống bài tập đã được biên soạn ở chương 2 của đề tài vận dụng vào bài học để thực nghiệm. Cụ thể là sử dụng hệ thống bài tập của bài 22: Thành phố Cần Thơ trong phân môn Địa lí lớp 4, học kì II.
- Ở lớp thực nghiệm: Dự giờ tiết dạy của GV chủ nhiệm lớp 4/7 theo giáo án bình thường, cuối tiết dạy của GV chúng tôi tiến hành phát phiếu bài tập lần 1 (Phụ lục 3) cho HS thực hiện và thu lại kết quả. Đầu tiết dạy phân môn Địa lí tiếp theo, chúng tôi tiếp tục phát phiếu bài tập lần 2 (Phụ lục 4) cho HS thực hiện và thu lại kết quả.
- Ở lớp đối chứng: Đầu tiết dạy phân môn Địa lí tiếp theo của GV chủ nhiêm lớp 4/4 chúng tôi phát phiếu bài tập lần 2 (Phụ lục 4) cho HS thực hiện và thu lại kết quả.
Cuối cùng chúng tôi tiến hành so sánh và đối chứng kết quả đã thu được ở phiếu bài tập của cả 2 lớp thực nghiệm và đối chứng và đưa ra kết luận
3.1.3. Đối tượng thực nghiệm
Chúng tôi tiến hành thực nghiệm và sử dụng hệ thống bài tập vào KT-ĐG thường xuyên phân môn Địa lí lớp 4 với HS ở 2 lớp 4/7 và lớp 4/ 4 trường tiểu học Võ Thị Sáu, thành phố Tam kỳ, tỉnh Quảng Nam. Trong đó có một lớp thực nghiệm (Lớp 4/7 – sĩ số: 36 HS) và một lớp đối chứng (Lớp 4/4 – sĩ số: 35 HS). Hai lớp này
có số lượng HS tương đương nhau, trình độ học lực của cả 2 lớp tương đối đồng đều, GV chủ nhiệm của 2 lớp có trình độ nghiệp vụ và thâm niên giảng dạy tương đương nhau.
3.1.4. Thời gian thực nghiệm
Thời gian thực nghiệm được tiến hành theo thời khóa biểu chung của trường thực nghiệm. Thời gian thực nghiệm từ tuần 25 đến tuần 27 (Từ ngày 11/03/2019 đến ngày 29/03/2019)
3.1.5. Phương pháp thực nghiệm
Sử dụng phiếu điều tra để kiểm tra tính vừa sức, tính khả thi cũng như tính hiệu quả của hệ thống bài tập vào kiểm tra thường xuyên phân môn Địa lí lớp 4.
Sử dụng phương pháp thống kê toán học để xử lí những số liệu đã thu thập được.
Sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh để đưa ra kết luận.
3.2. Tổ chức thực nghiệm sư phạm 3.2.1. Tiến hành thực nghiệm
Trong quá trình thực nghiệm, chúng tôi đã tiến hành các hoạt động sau:
- Tiến hành dạy thực nghiệm và đối chứng 2 lớp 4/7 và 4/4 bài 22: Thành phố Cần Thơ. Cả 2 lớp chúng tôi tiến hành dạy một giáo án là vì chúng tôi không sử dụng phương pháp hay hình thức dạy học mới mà sử dụng phiếu bài tập kiểm tra thường xuyên sau tiết học.
- Chúng tôi tiến hành thực nghiệm thành 2 giai đoạn:
+ Giai đoạn 1: Ngay sau khi kết thúc tiết học: Chúng tôi cho HS (Lớp thực nghiệm 4/7) thực hiện phiếu bài tập (Phụ lục 3) nhằm KT-ĐG mức độ tiếp thu kiến thức của HS ngay sau tiết học. Lớp đối chứng không làm bài tập kiểm tra sau tiết học.
+ Giai đoạn 2: Đầu tiết địa lí tiếp theo: Chúng tôi cho HS (Lớp thực nghiệm 4/7 và lớp đối chứng 4/4) thực hiện phiếu bài tập (Phụ lục 4) với các câu hỏi ở mức độ khó hơn nhằm kiểm tra khả năng nhớ, hiểu và vận dụng kiến thức của HS sau một khoảng thời gian.
+ Mục đích: Chúng tôi cho HS thực hiện phiếu bài tập ở 2 lần khác nhau cho lớp thực nghiệm và lớp đối chứng nhằm kiểm tra, so sánh kết quả giữa lớp được làm bài tập kiểm tra cuối tiết học và lớp không được làm bài tập kiểm tra cuối tiết học. Cho HS lớp thực nghiệm thực hiện phiếu bài tập ở 2 lần khác nhau nhằm so sánh kết quả học tập của lớp thực nghiệm ở giai đoạn 1 và giai đoạn 2 từ đó có thể đánh giá được vai trò của kiểm tra thường xuyên ở cuối tiết học.
- Kiểm tra, so sánh kết quả thu thập được từ 2 phiếu bài tập. Tiến hành xử lí số liệu và đưa ra kết luận
3.2.2. Giáo án thực nghiệm