Vận dụng nâng cao

Một phần của tài liệu XÂY DỰNG hệ THỐNG bài tập TRONG KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ địa lí lớp 4 (Trang 51 - 55)

Nội dung liên hệ thực tiễn

Bước 3: Xây dựng ma trận và lựa chọn hình thức của bài tập

GV cần lựa chọn và xây dựng hệ thống bài tập với nhiều hình thức khác nhau nhằm tạo ra sự chuyển đổi linh hoạt trong quá trình làm bài tập cho HS, giúp HS cảm thấy hứng thú hơn khi làm bài và dễ dàng lĩnh hội kiến thức. Đồng thời GV cần thiết lập ma trận xây dựng bài tập để việc xây dựng hệ thống bài tập đảm bảo tính cân đối và khoa học.

Nội dung – kiến thức

Mức 1 Mức 2 Mức 3 Mức 4 Tổng

cộng Số

câu

Hình thức bài tập

Số câu

Hình thức bài tập

Số câu

Hình thức bài tập

Số câu

Hình thức bài tập Nội

dung cơ bản

Nội dung 1 Nội dung 2

…………

Nội dung liên hệ

thực tiễn

………...

…………

Tổng cộng

Bước 4: Xây dựng hệ thống bài tập

Sau khi đã xác định mục tiêu, phân tích nội dung bài học và xác định mức độ nhận thức theo từng nội dung, xây dựng ma trận và lựa chọn hình thức của bài tập, tiếp theo GV tiến hành xây dựng các bài tập và tạo thành một hệ thống bài tập theo từng bài đã học trong SGK Địa lí lớp 4 để KT-ĐG thường xuyên ở đầu hoặc cuối tiết học Địa lí của HS. Các bài tập được xây dựng theo mức độ tăng dần nhận thức của HS, đó là: nhận biết, hiểu, vận dụng và vận dụng nâng cao. Yêu cầu chung khi xây dựng hệ thống bài tập là các bài tập phải bảo đảm tính chính xác cả về nội dung

lẫn hình thức, ngôn ngữ rõ ràng, dễ hiểu và không gây hoang mang cho HS trong quá trình làm.

Bước 5: Xây dựng đáp án cho hệ thống bài tập

Sau khi hoàn thành việc xây dựng hệ thống bài tập, GV tiến hành xây dựng đáp án cho bài tập. Đáp án được đưa ra căn cứ vào hệ thống bài tập đã xây dựng và cũng theo mức độ tăng dần nhận thức của HS: nhận biết, hiểu, vận dụng và vận dụng nâng cao. Đáp án cần chính xác và rõ ràng. Việc đưa ra đáp án của bài tập giúp GV dựa vào đó dễ dàng đưa ra lời nhận xét, đánh giá bài làm của HS một cách tốt nhất, đồng thời giải quyết nhanh và khéo léo các tình huống sư phạm phát sinh trong quá trình dạy học Địa lí, tạo tâm lí tự tin cho GV khi đứng lớp.

Bước 6: Kiểm tra tính chính xác và khoa học của hệ thống bài tập và đáp án đã xây dựng

GV cần kiểm tra, xem xét lại toàn bộ hệ thống bài tập và đáp án một cách kĩ lưỡng về nội dung và hình thức trình bày, cụ thể phải đáp ứng các yêu cầu về: mục tiêu, nội dung, mức độ, hình thức bài tập, lỗi chính tả, dấu câu, cách diễn đạt,… Qua đó, GV sẽ có sự điều chỉnh các bài tập sao cho phù hợp để có được hệ thống bài tập chính xác sử dụng trong KT-ĐG thường xuyên phân môn Địa lí lớp 4 một cách hiệu quả. Sau khi đã chỉnh sửa xong, GV tiến hành đưa vào sử dụng trong quá trình dạy học để kiểm chứng tính khả thi của hệ thống bài tập. Trong quá trình dạy học, GV không ngừng xây mới và chỉnh sửa hệ thống bài tập để đảm bảo tính cập nhật của kiến thức, phù hợp với nội dung chương trình SGK hiện hành, giúp hệ thống bài tập ngày càng hoàn thiện và chính xác hơn.

2.3.2. Hệ thống bài tập KT-ĐG trong phân môn Địa lí lớp 4

Hệ thống bài tập được sử dụng trong KT-ĐG thường xuyên phân môn Địa lí gồm các bài tập được xây dựng theo các mức độ nhận thức phù hợp với chuẩn kiến thức, kĩ năng và định hướng phát triển năng lực của HS. Các mức độ nhận thức đó bao gồm:

- Mức nhận biết: nhớ, nhắc lại được kiến thức mà HS đã học.

- Mức hiểu: hiểu biết những kiến thức, kĩ năng đã học từ đó có thể trình bày, giải thích được kiến thức theo cách hiểu của cá nhân.

- Mức vận dụng: vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết những vấn đề quen thuộc trong học tập hoặc trong cuộc sống.

- Mức vận dụng nâng cao: vận dụng các kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết vấn đề mới lạ trong cuộc sống.

Để làm rõ quy trình xây dựng hệ thống bài tập chúng tôi đưa ra một số ví dụ xây dựng hệ thống bài tập như sau:

Ví dụ 2.1: Xây dựng hệ thống bài tập cho bài 2: Một số dân tộc ở Hoàng Liên Sơn (Địa lí 4/ Trang 73-74-75-76)

Bước 1: Xác định mục tiêu

Từ nội dung và kiến thức của bài 2: Một số dân tộc ở Hoàng Liên Sơn, chúng tôi đã xác định được mục tiêu như sau:

-Trình bày được những đặc điểm về dân cư, phương tiện đi lại, sinh hoạt, trang phục, lễ hội của một số dân tộc ở HLS.

- Dựa vào tranh để phân biệt được các dân tộc sống ở HLS.

- Xác lập MQH địa lí giữa thiên nhiên và sinh hoạt của con người ở HLS Bước 2: Phân tích nội dung bài học và xác định các mức độ nhận thức theo từng nội dung.

Sau khi đã xác định được mục tiêu, GV cần phân loại nội dung bài học thành nội dung cơ bản và nội dung liên hệ thực tiễn

Nội dung – Kiến thức

Mức 1:

Nhận biết Mức 2: Hiểu Mức 3: Vận dụng

Mức 4: Vận dụng nâng cao

Nội dung cơ bản

Đặc điểm về dân cư và phương tiện đi lại.

- Đặc điểm về dân cư, phương tiện đi lại.

- Đặc điểm sinh hoạt - Đặc điểm về chợ phiên, lễ hội và trang phục.

Đặc điểm về chợ phiên, lễ hội và trang phục Nội dung

liên hệ thực tiễn

MQH địa lí giữa thiên nhiên và sinh hoạt của con người

MQH địa lí giữa thiên nhiên và sinh hoạt của con người Bước 3: Xây dựng ma trận và lựa chọn hình thức của bài tập

Với bài 2: “Một số dân tộc ở Hoàng Liên Sơn”, chúng tôi xây dựng ma trận bài tập theo 4 mức độ nhận thức với các hình thức sau

Nội dung – Kiến thức

Mức 1 Mức 2 Mức 3 Mức 4 Tổng

cộng Số

câu

Hình thức bài tập

Số câu

Hình thức bài tập

Số câu

Hình thức bài tập

Số câu

Hình thức bài tập

Nội dung

cơ bản

Đặc điểm về dân cư và phương tiện đi

lại

2

TN nhiều

lựa chọn

2

TN điền khuyết,

TL

4

Đặc điểm sinh

hoạt 2

TN đúng

sai, nhiều

lựa chọn

2

Đặc điểm về chợ phiên, lễ hội và trang

phục

3

TN đúng

sai, điền khuyết,

nhiều lựa chọn

1

TN ghép

đôi 4

Nội dung

liên hệ thực

tiễn

MQH địa lí giữa thiên nhiên và sinh

hoạt của con người

2 TL 2 TL 4

Tổng cộng 2 7 3 2 14

Bước 4: Xây dựng hệ thống bài tập

*Mức 1: Nhận biết

Bài tập 1: Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng nhất Dân cư ở HLS có đặc điểm như thế nào?

a. Dân cư thưa thớt, chủ yếu là các dân tộc ít người.

b. Dân cư đông đúc, chủ yếu là người Kinh.

c. Dân cư thưa thớt, chủ yếu là người Kinh.

d. Dân cư đông đúc, chủ yếu là các dân tộc ít người.

Bài tập 2: Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng nhất

ĐỘ CAO DÂN TỘC ……….

………

………

1000 m

700 m 0 m

Các dân tộc ít người ở HLS bao gồm:

a. Thái, Mông, Kinh. b. Dao, Thái, Bana.

C Kinh, Bana, Ê Đê. D. Dao, Mông, Thái.

Một phần của tài liệu XÂY DỰNG hệ THỐNG bài tập TRONG KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ địa lí lớp 4 (Trang 51 - 55)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(97 trang)
w