Thực trạng hoạt động giám sát tại VietinBank CN Bắc Hưng Yên

Một phần của tài liệu Kiểm soát nội bộ tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam – chi nhánh bắc hưng yên (Trang 94 - 97)

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ TẠI NGÂN HÀNG

2.2 Thực trạng KSNB tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - chi nhánh Bắc Hƣng Yên

2.2.5. Thực trạng hoạt động giám sát tại VietinBank CN Bắc Hưng Yên

Tại CN, hoạt động giám sát thường xuyên được thực hiện thông qua các lãnh đạo phòng bao gồm trưởng phó phòng, Ban giám đốc. Từng phó giám đốc thực hiện giám sát mảng công việc và phòng ban mà mình đƣợc phân công. Việc kiểm tra tại

CN đƣợc tiến hành định kỳ hoặc đột xuất vào các ngày trong tháng, nhằm giám sát các hoạt động tại chi nhánh có đƣợc thực hiện bởi các cán bộ, nhân viên hay lãnh đạo phòng phụ trách hay không. Hoạt động giám sát giúp Ban Giám đốc CN đánh giá được chất lượng của hệ thống KSNB; qua đó có những biện pháp, phương án điều chỉnh kịp thời, phù hợp với tình hình của CN.

Lãnh đạo CN như trưởng, phó phòng nghiệp vụ, Ban Giám đốc và từng phó giám đốc là người giám sát công việc mà Giám đốc phân công, thường xuyên giám sát các nhân viên của mình. 96% ý kiến cho rằng Ban Giám đốc và các trưởng phòng tham gia họp giao ban thường xuyên; 67% ý kiến hoàn toàn đồng ý hoặc đồng ý việc Ban Giám đốc định kỳ kiểm tra công việc của các Phòng/Ban; 86% trả lời rằng CN yêu cầu ban lãnh đạo phải công khai ngay những hành vi nghi ngờ hoặc gian lận thực sự trong quy chế hoặc quy trình nghiệp vụ; 73% hoàn toàn đồng ý đồng ý CN có biện pháp khắc phục khi nhận thấy sai lệch. Nhƣng khi nói đến việc liệu CN có hệ thống báo cáo giúp phát hiện những sai lệch hay không, 66% không đồng ý và hoàn toàn không đồng ý.

Hình 2.13. Kết quả khảo sát thực trạng hoạt động giám sát

Nguồn: tổng hợp từ khảo sát

5%

63%

9%

26%

62%

33%

22%

64%

60%

18%

3%

59%

14%

5%

0% 20% 40% 60% 80% 100% 120%

BGĐ thường xuyên kiểm tra hoạt động của các Phòng/Ban.

BGĐ và trưởng các bộ phận tổ chức họp giao ban thường xuyên.

Chi nhánh có hệ thống báo cáo cho phép phát hiện các sai lệch.

Khi phát hiện các sai lệch Chi nhánh triển khai thực hiện các biện pháp điều chỉnh.

Chi nhánh yêu cầu cấp quản lý báo cáo ngay về mọi trường hợp gian lận,nghi ngờ gian lận các nội quy, quy trình nghiệp vụ.

Hoàn toàn đồng ý Đồng ý Không ý kiến Không đồng ý Hoàn toàn không đồng ý

Đƣợc sự đồng ý của Giám đốc, việc kiểm tra đƣợc tiến hành định kỳ hàng năm hoặc đột xuất vào các ngày trong tháng. Mục đích của việc kiểm tra là giám sát các hoạt động tín dụng và ngân quỹ để xác định xem chúng có đƣợc thực hiện bởi các nhân viên hoặc lãnh đạo bộ phận phụ trách hay không. Nó cũng xem xét việc tuân thủ các tiêu chuẩn, giám sát và kiểm tra tổ chức lao động, và giám sát việc thực hiện các quy tắc và thủ tục cho từng hoạt động. tăng cường công tác quản trị rủi ro, ngăn chặn các hành vi lợi dụng, vi phạm pháp luật, hỗ trợ việc thực hiện các quy trình nghiệp vụ của CN đảm bảo an toàn, hiệu quả. Đặc biệt:

Giám sát thường xuyên: được thực hiện hàng ngày thông qua Chương trình ứng dụng nghiệp vụ “Quản lý công việc”. Kết quả thực hiện từng ngày của từng cá nhân, từng phòng nghiệp vụ đƣợc cập nhật và báo cáo cho Ban Giám đốc lãnh đạo phòng. Bên cạnh đó, thông qua số liệu điện báo hàng ngày để cung cấp cho người quản lý các thông tin, số liệu cụ thể để theo dõi, đánh giá và có hướng chỉ đạo, điều hành kịp thời (86% cho biết CN yêu cầu cấp quản lý báo cáo ngay về mọi trường hợp gian lận,nghi ngờ gian lận các nội quy, quy trình nghiệp vụ).

Giám sát định kỳ: định kỳ hàng tháng, từng phòng nghiệp vụ sẽ tổng hợp số liệu, rà soát, kiểm tra hoạt động của phòng để kịp thời phát hiện các sai sót, rủi ro, các tồn tại,… và triển khai họp phòng để đánh giá các kết quả đạt đƣợc cũng nhƣ những hạn chế, những mặt chƣa làm đƣợc. Tại CN, định kỳ trong 05 ngày làm việc đầu tiên của tháng, sẽ tổ chức họp giao ban gồm Ban Giám đốc và các Trưởng/ Phó phòng phụ trách (96% ý kiến khảo sát đồng ý).

Đƣợc sự đồng ý của Giám đốc, việc kiểm tra đƣợc tiến hành định kỳ hàng năm hoặc đột xuất vào các ngày trong tháng. Mục đích của việc kiểm tra là giám sát các hoạt động tín dụng và ngân quỹ để xác định xem chúng có đƣợc thực hiện bởi các nhân viên hoặc lãnh đạo bộ phận phụ trách hay không. Nó cũng xem xét việc tuân thủ các tiêu chuẩn, giám sát và kiểm tra tổ chức lao động, và giám sát việc thực hiện các quy tắc và thủ tục cho từng hoạt động. tăng cường công tác quản trị rủi ro,

ngăn chặn các hành vi lợi dụng, vi phạm pháp luật, hỗ trợ việc thực hiện các quy trình nghiệp vụ của CN đảm bảo an toàn, hiệu quả. Đặc biệt:

Bên cạnh công tác giám sát thường xuyên và giám sát định kỳ, các cán bộ nhân viên trong cùng phòng hoặc cán bộ nhân viên khác phòng, các phòng khác nhau (tùy theo mối quan hệ công việc) cũng sẽ giám sát chéo lẫn nhau, qua đó có thể phát hiện những sai sót, những dấu hiệu cảnh báo,… và báo cáo cấp thẩm quyền để kịp thời xử lý.

Một phần của tài liệu Kiểm soát nội bộ tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam – chi nhánh bắc hưng yên (Trang 94 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(147 trang)