Bên cạnh mô hình quản lý đào tạo ADDIE, trong thực tế có rất nhiều mô
hình quản lý về chất lượng giáo dục, dưới đây là một số mô hình quản lý chất lượng tiêu biểu:
1.3.1 Tiếp cận CDIO
CDIO là chữ viết tắt của các từ: Conceive - hình thành ý tưởng, Design - thiết kế, Implement – triển khai và Operate - vận hành, xuất phát từ ý tưởng của các khối ngành kỹ thuật thuộc 4 trường đại học (ĐH), học viện: ĐH Công nghệ Chalmers ở Gửteborg, Học viện Cụng nghệ Hoàng gia ở Stockholm, ĐH Linkoping (Thụy Điển) và Học viện Công nghệ Massachusetts (Hoa Kỳ) vào những năm 1990. CDIO là một đề xướng quốc tế lớn được hình thành để đáp ứng nhu cầu một thập kỷ mới của các doanh nghiệp và các bên liên quan khác trên toàn thế giới trong việc nâng cao khả năng của sinh viên (SV) tiếp thu các kiến thức cơ bản, đồng thời đẩy mạnh việc học các kỹ năng cá nhân và giao tiếp, kỹ năng kiến tạo sản phẩm, quy trình và hệ thống
CDIO là một hệ thống phương pháp phát triển chương trình đào tạo kỹ sư, nhưng về bản chất, đây là quy trình đào tạo chuẩn, căn cứ đầu ra (outcome-based) để thiết kế đầu vào. Quy trình này được xây dựng đảm bảo tính khoa học và tính thực tiễn chặt chẽ. Về tổng thể, CDIO có thể áp dụng để xây dựng quy trình chuẩn cho nhiều lĩnh vực đào tạo khác nhau ngoài ngành đào tạo kỹ sư, bởi lẽ nó đảm bảo khung kiến thức và kỹ năng, chẳng hạn áp dụng cho khối ngành kinh tế, quản trị kinh doanh,... Cho nên, có thể nói, CDIO thực chất là một giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng yêu cầu xã hội, trên cơ sở xác định chuẩn đầu ra, từ đó thiết kế chương trình và kế hoạch đào tạo một cách hiệu quả.
Điều tra, khảo sát
CÁC TIÊU CHUẨN
CDIO BỐI CẢNH CDIO ĐỀ CƯƠNG CDIO
CHƯƠNG TRÌNH
ĐÀO TẠO HIỆN TẠI Xác định chuẩn đầu ra Thiết kế lại các môn học
và chương trình
So sánh chuẩn với các phương pháp dạy
và học
So sánh chuẩn các kỹ năng
Các tiêu chuẩn kiểm định chất lượng Dạy như thế nào? Dạy cái gì?
Thực tiễn tốt nhất
Hình 1.2. Phương pháp tiếp cận CDIO
(theo: The CDIO approach to engineering education:
Introduction TS. Hồ Tấn Nhựt, 2008)
Đào tạo theo mô hình CDIO, sinh viên cần phải đạt bốn khối kỹ năng, kiến thức và khi tốt nghiệp, SV sẽ được phát triển kỹ năng, kiến thức đó. Mục tiêu đào tạo CDIO là hướng tới việc giúp sinh viên có được kỹ năng cứng và mềm cần thiết khi ra trường, đáp ứng yêu cầu, đòi hỏi của XH cũng như bắt nhịp được với những thay đổi vốn rất nhanh của thực tiễn đời sống xã hội. Những sinh viên giỏi có thể làm chủ, dẫn dắt sự thay đổi cần thiết theo hướng tích cực.
Gắn kết được cơ sở đào tạo với yêu cầu của người tuyển dụng, từ đó thu hẹp khoảng cách giữa đào tạo của nhà trường và yêu cầu của nhà sử dụng nguồn nhân lực; giúp người học phát triển toàn diện với các “kỹ năng cứng”
và “kỹ năng mềm” để nhanh chóng thích ứng với môi trường làm việc luôn thay đổi và thậm chí là đi đầu trong việc thay đổi đó; giúp các chương trình đào tạo được xây dựng và thiết kế theo một quy trình chuẩn; các công đoạn quá trình đào tạo có tính liên thông và gắn kết khoa học chặt chẽ; gắn phát triển chương trình đào tạo với chuyển tải và đánh giá hiệu quả giáo dục, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục.
Đề xướng CDIO tiếp nhận 12 tiêu chuẩn mô tả chương trình CDIO, gồm:
Tiêu chuẩn 1: Bối cảnh. Tiêu chuẩn này xuất phát từ nguyên lý, việc phát triển và triển khai vòng đời của sản phẩm, quy trình và hệ thống hình thành ý tưởng, thiết kế, triển khai và vận hành là bối cảnh GD kỹ thuật;
Tiêu chuẩn 2: Chuẩn đầu ra. Chuẩn đầu ra chi tiết, cụ thể đối với những kỹ năng cá nhân và giao tiếp, kỹ năng kiến tạo sản phẩm, quy trình, hệ thống cũng như kiến thức chuyên môn phải nhất quán với các mục tiêu chương trình và được phê chuẩn bởi các bên liên quan của chương trình;
Tiêu chuẩn 3: Chương trình đào tạo tích hợp. Chương trình đào tạo được thiết kế có các khóa học kiến thức chuyên ngành hỗ trợ lẫn nhau, có một kế hoạch rõ ràng trong việc tích hợp các kỹ năng cá nhân và giao tiếp, kỹ năng kiến tạo sản phẩm, quy trình và hệ thống;
Tiêu chuẩn 4: Giới thiệu về kỹ thuật. Một môn giới thiệu mang lại khung chương trình cho thực hành kỹ thuật trong việc kiến tạo sản phẩm, quy trình, hệ thống và giới thiệu các kỹ năng cá nhân và giao tiếp thiết yếu;
Tiêu chuẩn 5: Các trải nghiệm thiết kế - triển khai. Một chương trình đào tạo gồm ít nhất hai trải nghiệm thiết kế - triển khai, bao gồm một ở trình độ cơ bản và một ở trình độ nâng cao;
Tiêu chuẩn 6: Không gian làm việc kỹ thuật. Không gian làm việc kỹ thuật và các phòng thí nghiệm hỗ trợ, khuyến khích học tập thực hành trong việc kiến tạo sản phẩm, quy trình và hệ thống; kiến thức chuyên ngành; học tập XH;
Tiêu chuẩn 7: Các trải nghiệm học tập tích hợp. Các trải nghiệm học tập tích hợp đưa đến việc tiếp thu các kiến thức chuyên ngành cũng như các kỹ năng cá nhân và giao tiếp, kỹ năng kiến tạo sản phẩm, quy trình và hệ thống;
Tiêu chuẩn 8: Học tập chủ động. Giảng dạy và học tập dựa trên phương pháp học tập trải nghiệm chủ động;
Tiêu chuẩn 9: Nâng cao năng lực về kỹ năng của giảng viên. Các hành động nâng cao năng lực của giảng viên trong các kỹ năng cá nhân và giao
tiếp, các kỹ năng kiến tạo sản phẩm, quy trình và hệ thống;
Tiêu chuẩn 10: Nâng cao năng lực về giảng dạy của giảng viên. Các hành động nâng cao năng lực của giảng viên trong việc cung cấp các trải nghiệm học tập tích hợp, trong việc sử dụng các phương pháp học tập trải nghiệm chủ động và trong đánh giá học tập của SV;
Tiêu chuẩn 11: Đánh giá học tập. Đánh giá học tập của sinh viên về các kỹ năng và giao tiếp, các kỹ năng kiến tạo sản phẩm, quy trình và hệ thống cũng như kiến thức chuyên ngành;
Tiêu chuẩn 12: Kiểm định chương trình. Một hệ thống kiểm định chương trình theo 12 tiêu chuẩn này và cung cấp phản hồi đến sinh viên, giảng viên và các bên liên quan khác cho mục đính cải tiến liên tục.
1.3.2 Mô hình quản lý theo chu trình PDCA
Quản lý đào tạo theo chu trình, bao gồm một chu trình PDCA (Plan – Lập kế hoạch, Do – Thực hiện, Check – Kiểm tra, Action – Hành động) để phát triển và thực hiện chương trình đào tạo, giúp các cơ sở TVET nắm được và phân tích các nhu cầu kỹ năng của ngành công nghiệp một cách chủ động.
Một hệ thống quản lý đào tạo theo chu trình gồm có 7 bước chính: (i) xác định nhu cầu của doanh nghiệp về kỹ năng; (ii) lựa chọn lĩnh vực đào tạo; (iii) xây dựng chương trình; (iv) chuẩn bị triển khai chương trình đào tạo; (v) triển khai chương trình đào tạo; (vi) đánh giá chương trình đào tạo; (vii) xây dựng và triển khai kế hoạch hành động
Hình 1.2 Quản lý đào tạo theo chu trình Hình 1.3 Mô hình quản lý theo chu trình PDCA Nguồn: Mori J., Nguyen V.T., Vu D.T., và Vu T.K., (2013)
Điểm mấu chốt của quản lý đào tạo theo chu trình là sự tương tác thường xuyên với doanh nghiệp. Trong bước đầu tiên, xác định nhu cầu của doanh nghiệp, các cơ sở đào tạo thu thập thông tin về các nhu cầu kỹ năng cụ thể bằng cách gặp gỡ các doanh nghiệp đã tuyển dụng sinh viên của họ hoặc sẽ tuyển dụng sinh viên của họ trong tương lai. Khi đến thăm doanh nghiệp, các cơ sở đào tạo nên luôn luôn đưa ra các đề xuất của mình về cải tiến chương trình đào tạo và gợi mở những nhận xét từ doanh nghiệp chứ không chỉ đến và hỏi doanh nghiệp muốn gì. Thậm chí trong những bước tiếp theo, các cơ sở đào tạo cần phải duy trì mối quan hệ tương tác với các doanh nghiệp để xây dựng chương trình đào tạo tối ưu. Giao lưu thường xuyên và trực tiếp với các doanh nghiệp cũng tạo cơ hội cho các cơ sở đào tạo khám phá nhu cầu tương lai hoặc nhu cầu tiềm tàng của doanh nghiệp. Với sự tin tưởng lẫn nhau được xây dựng dựa trên sự tương tác thường xuyên, các doanh nghiệp sẽ cảm thấy thoải mái hơn trong việc cung cấp cho các cơ sở đào tạo những thông tin về nhu cầu kỹ năng tiềm ẩn. Hơn nữa, những tiếp cận chủ động từ cơ sở đào tạo sẽ khuyến khích doanh nghiệp dự liệu được các nhu cầu kỹ năng tiềm ẩn hoặc
Kiểm tra Chu trình 1: Xác định nhu cầu doanh nghiệp
Chu trình 7: Xây dựng và triển khai kế hoạch hành động Chu trình 6: Đánh giá chương trình đào tạo
Chu trình 5: Triển khai chương trình đào tạo Chu trình 2: Lựa chọn lĩnh vực đào tạo Chu trình 3: Xây dựng chương trình đào tạo Chu trình 4: Chuẩn bị triển khai chương trình
Lập kế hoạch
Thực hiện
Hành động
biến động. Nói tóm lại, nhu cầu kỹ năng biến động có thể được xác định thông qua sự tương tác giữa các đề xuất từ các cơ sở đào tạo và phản hồi từ các doanh nghiệp hoặc ngược lại.
1.3.3 Quản lý theo mô hình Leonard Nadle
Tác giả Leonard Nadle (Mỹ-1969) đã đề xuất lý thuyết quản lý nguồn nhân lực với 03 nội dung chính: (1) Phát triển NNL; (2) Sử dụng NNL; (3) Môi trường NNL, trong đó có đề cập đến quản lý bồi dưỡng NNL.
Hình 1.4 Mô hình quản lý nguồn nhân lực của Leonard Nadle Nguồn Christian Batal (2002), Quản lý nguồn nhân lực trong khu vực Nhà
nước (tập 1), NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội. tr.26, tập 1.
Vì vậy, tiếp cận lý thuyết/mô hình quản lý nguồn nhân lực để quản lý nguồn nhân lực cao đẳng tại cơ sở đào tạo, về bản chất bao gồm thành tố
“Phát triển nguồn nhân lực trình độ cao đẳng” là một trong 05 nhóm thành tố sau đây: (1) Xây dựng quy hoạch NNL; (2) Quản lý hoạt động đào tạo, bồi dưỡng nhân lực; (3) Tuyển dụng, sử dụng, sàng lọc NNL; (4) Xây dựng môi trường và động lực phát triển NNL; (5) Kiểm tra, giám sát các hoạt động quản lý. Như vậy, thực chất của cách tích hợp các phương pháp tiếp cận là mỗi nhóm thành tố trong 05 nhóm thành tố của quản lý theo lý thuyết quản lý NNL như đã đề cập ở trên đều gắn và hướng tới NNL trình độ cao đẳng tại cơ sở đào tạo. Cụ thể như sau: - Quản lý hoạt động đào tạo dựa trên năng lực của
Quản lý nguồn nhân lực
Phát triển nguồn
nhân lực Sử dụng nguồn
nhân lực
Môi trường nguồn nhân lực
- Giáo dục - Đào tạo - Bồi dưỡng
- Phát triển bền vững - Nghiên cứu, phục vụ
- Tuyển dụng - Sàng lọc - Bố trí - Đánh giá - Đãi ngộ
- Kế hoạch hóa sức lao động
- Mở rộng việc làm - Mở rộng quy mô công việc
- Phát triển tổ chức
đội ngũ giáo viên, để phát triển bền vững cá nhân người giáo viên, để từng giáo viên đạt được các tiêu chí về năng lực nghề nghiệp; đánh giá tiềm năng và năng lực của giáo viên thực tế theo năng lực nghề nghiệp người giáo viên THPT. - Phát triển năng lực cá nhân mỗi giáo viên chính là yếu tố cốt lõi để nâng cao chất lượng giáo viên, và là điều kiện cần để quản lý bồi dưỡng năng lực nghề nghiệp cho đội ngũ giáo viên. Như vậy, phải cần nâng cao trình độ cho đội ngũ giáo viên để họ thực hiện có hiệu quả dạy học, và truyền đạt cho người học lĩnh hội tốt nhất các kiến thức và kỹ năng chuyên môn từ giáo viên.
Mặt khác, đây cũng như một công cụ cơ bản để tuyển dụng, sàng lọc, phân loại, đánh giá, xây dựng môi trường và tạo động lực thúc đẩy năng lực cho giáo viên tại cơ sở đào tạo. Giáo viên đạt trình độ đào tạo chuẩn, được phép hành nghề và bước vào sự nghiệp “trồng người”, sẽ gắn bó trong suốt quá trình công tác cho đến lúc hoàn thành nhiệm vụ của mình. Như vậy, cần phải có sự tác động về mặt quản lý đó là xây dựng các giải pháp đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao năng lực của giáo viên và xây dựng chương trình đào tạo phù hợp để đảm bảo đầu ra đạt chất lượng và đáp ứng nhu cầu xã hội.
1.3.4 Quản lý quá trình
Trong Giáo trình quản lý nhà nước về giáo dục, tác giả Phan Văn Kha chỉ rõ QLĐT là quản lý các thành tố cơ bản theo các giai đoạn: đầu vào – quá trình dạy học – đầu ra. [38]
Hình1.5: Mô hình QLĐT theo quá trình Nguồn: Trích từ tài liệu [ 22]
QUẢN LÝ ĐẦU VÀO - Tài lực - Thiết bị - Giáo viên - Tuyển sinh - Công nghệ - Chính sách - Trợ giúp khác
QUẢN LÝ QUÁ TRÌNH ĐÀO
TẠO - Môi trường - Cách tổ chức - Nội dung - Phương pháp - ...
QUẢN LÝ KẾT QUẢ ĐẦU RA - Thành tích và kết quả học tập - Mức độ hài lòng
- Chất lượng và năng lực thực hiện công việc
Trong đó: Quản lý đầu vào gồm có quản lý đội ngũ, tuyển sinh, CSVC…; Quản lý quá trình dạy học là hoạt động cơ bản trong công tác quản lý của nhà trường; góp phần quyết định đối với chất lượng đào tạo của cơ sở đào tạo, gồm: quản lý các hoạt động dạy học của giáo viên, học của học viên, kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học viên sau quá trình. Quản lý đầu ra có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với công tác đào tạo nguồn nhân lực vì nó không chỉ đánh giá thuần túy kết quả học tập của học viên, mà còn tiếp tục theo dõi quá trình làm việc của người lao động, sự thăng tiến của học viên đã tốt nghiệp, qua đó đánh giá chất lượng và hiệu quả đào tạo, tiếp tục điều chỉnh quá trình đào tạo trong nhà trường cho phù hợp với nhu cầu thị trường.
+ Ưu điểm: Quản lý trên quy trình đã được phân tích và quy định mạch lạc, kiểm soát hoàn toàn được cả quá trình từ đầu vào đến đầu ra.
+ Hạn chế: Hạn chế sự phát huy tính chủ động và sáng tạo của các thành viên, chưa chú ý tới các tác động của yếu tố bối cảnh cho nên khó thích ứng nhanh với sự thay đổi và biến động của kinh tế - xã hội.