Nguyên nhân của những hạn chế trên

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Khoa học Giáo dục: Quản lý đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao đẳng đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội thành phố Đà Nẵng (Trang 139 - 148)

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG ĐÁP ỨNG NHU CẦU PHÁT TRIỂN

2.5 Đánh giá chung về thực trạng quản lý đào tạo nguồn nhân lực tại các trường cao đẳng trên địa bàn thành phố Đà Nẵng

2.5.3 Nguyên nhân của những hạn chế trên

Những hạn chế yếu kém trong công tác quản lý, đào tạo tại các trường cao đẳng trên địa bàn Đà Nẵng xuất phát từ nhiều nguyên nhân. Sau đây là những nguyên nhân cơ bản:

2.5.3.1 Xét về phía chính quyền địa phương:

Công tác dự báo, lập quy hoạch đào tạo phát triển nguồn nhân lực, sử dụng nhân lực còn nhiều hạn chế. Tình trạng thiếu thông tin, số liệu thống kê về nhân lực cũng như cách thức tiến hành, phương pháp luận, phương pháp dự báo là khá lạ lẫm, mới mẻ.

Đà Nẵng chưa xây dựng được trung tâm thông tin, dự báo về nhu cầu nhân lực để kết nối giữa cơ quan quản lý Nhà nước – Nhà trường - Người lao

128

động – Doanh nghiệp. Cơ chế phối hợp giữa bốn nhóm tác nhân kể trên trong đào tạo nhân lực chưa thật sự hiệu quả, đa số các trường (cơ sở đào tạo) thường chỉ tập trung đào tạo những ngành nghề mà mình có khả năng, sẵn có chứ chưa nhiều trường chuyển đổi thành công đào tạo nhân lực theo nhu cầu xã hội.

Dự báo nhu cầu nhân lực cho từng ngành, từng lĩnh vực theo từng trình độ, từng thời kỳ chưa sát với thực tế. Việc dự báo nguồn lực đào tạo chưa có căn cứ tin cậy mà chủ yếu dựa trên xu hướng biến động trong khi nhân lực qua đào tạo bị ảnh hưởng bởi rất nhiều yếu tố từ kinh tế, xã hội và tâm lý cộng đồng. Việc lập quy hoạch cũng mang tính chất tương đối, các quy hoạch nhân lực cấp tỉnh vùng chưa phát huy tác động. Chưa dự báo được sự xuất hiện của những ngành nghề mới cũng như khả năng, xu hướng biến mất của của một số ngành nghề do tác động của tiến bộ khoa học công nghệ, cách mạng công nghiệp lần thứ 4,…làm căn cứ cho hướng nghiệp, đào tạo của các cơ sở đào tạo đáp ứng nhu cầu xã hội. Vì vậy, các cơ sở đào tạo nói chung, các trường cao đẳng nói riêng trên địa bàn thành phố thiếu các căn cứ và thông tin để xây dựng kế hoạch đào tạo cho trường mình, mà chủ yếu các trường đào tạo dựa vào kế hoạch riêng bản thân mỗi trường.

Số trường đại học tăng ồ ạt trong khi không kiểm soát được chất lượng đào tạo cũng là nguyên nhân quan trọng khiến cho chất lượng đào tạo một số trường yếu kém. Kiểm soát chất lượng đầu ra bị thả nổi cho các cơ sở đào tạo.

Công tác kiểm soát chất lượng đầu ra chưa chặt chẽ, các trường thiếu những quy định và cơ chế kiểm soát cụ thể. Chưa có một biện pháp khả thi cũng như một chuẩn chung để đánh giá kiểm soát chất lượng đào tạo của các trường trên địa bàn. Vì vậy không tạo động lực khuyến khích các trường kiểm soát chất lượng đầu ra.

Công tác tuyên truyền giáo dục về nghề nghiệp, về nhu cầu và trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong đào tạo và sử dụng nhân lực còn nhiều

129

hạn chế… Chưa có chế tài đủ mạnh để tăng cường mối liên kết giữa nhà trường và doanh nghiệp trong quá trình đào tạo lao động

2.5.3.2. Xét về phía cơ sở đào tạo

Các cơ sở đào tạo nói chung, các trường cao đẳng ở Đà Nẵng nói riêng đã quan tâm thực hiện xác định kế hoạch đào tạo hàng năm và dài hạn để tuyển sinh phù hợp với quy luật cung - cầu. Tuy nhiên, hiệu quả mang lại chưa được như mong muốn do việc quản lý chưa được thường xuyên và chưa hình thành được bộ phận chuyên trách để chăm lo công việc này.

Việc lập kế hoạch và thiết kế chương trình giảng dạy ở các cơ sở đào tạo được tiến hành thường xuyên. Tuy nhiên, phần lớn các kế hoạch được thiết kế mang tính chất vi mô, phù hợp riêng cho từng trường mà chưa dựa trên quy hoạch và nhu cầu đào tạo chung của xã hội. Vì vậy, hậu quả tất yếu là nhiều lao động được đào tạo ra không tìm được việc làm phù hợp và thậm chí không có việc làm. Mặt khác, do tâm lý người dân cho rằng học cao đẳng cũng không xin được việc làm nên không muốn đi học. Vì vậy, công tác tuyển sinh nhiều trường phải đối mặt với nhiều khó khăn. Một số gia đình có điều kiện hơn thì cho con đi du học nước ngoài để mong tìm kiếm cơ hội làm việc cho công ty nước ngoài hơn là học trong nước.

Kinh phí hạn hẹp là một trong những nguyên nhân hạn chế của nhiều trường. Do điều kiện tuyển sinh khó khăn, nguồn kinh phí hạn hẹp, nên mức độ đầu tư cho cơ sở vật chất, phong thực hành, thí nghiệm còn hạn chế. Nội dung giảng dạy thiên về lý thuyết, thực hành ít, dẫn đến người học sẽ loay hoay, mất tự tin khi đi vào thực hiện các thao tác tác nghiệp thực tế. Vì vậy, ảnh hưởng tới chất lượng đầu ra. Các kỹ năng mềm cho sinh viên cũng ít được các trường chú trọng đào tạo.

Một số trường còn hạn chế về số và chất lượng đội ngũ giáo viên, về cơ sở vật chất, điều kiện thực hành thí nghiệm đặc biệt là một số trường tư thục.

Theo kết quả khảo sát đánh giá về đội ngũ giáo viên:

130

Bảng 2.31. Kết quả đánh giá đội ngũ giáo viên tại các trường cao đẳng trên địa bàn thành phố Đà Nẵng

Tiêu chí

Mức độ đạt được % Rất tốt

Tốt

Khá Trung

bình Yếu

1. Trình độ chuyên môn 60,3 34 5,3 -

2. Trình độ ngoại ngữ 34,7 28,3 36.3 0,3

3.Trình độ tin học 37,3 27 35 0,3

4.Kỹ năng nghề nghiệp 49,6 40,3 9,7 -

5.Khả năng thích ứng với sự thay đổi của

nền kinh tế xã hội 39,6 45 13,7 1.3

6. Năng lực hướng dẫn thực hành 34,7 35 27 1 7. Các hiểu biết về cơ chế chính sách về

đào tạo 45,7 34,3 19,7 -

8. Năng lực thích ứng với toàn cầu hóa 36,7 32 27,3 3,7 Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả

Nhiều trường có trang bị thiết bị và công nghệ thực hành tuy nhiên nhiều thiết bị lạc hậu do quá trình thay đổi của công nghệ rất nhanh chóng, vòng đời của công nghệ ngắn trong khi trang bị công nghệ rất tốn kém.

Đa số các cơ sở đào tạo đang quản lý đào tạo theo chương trình khung, chưa năng động bám sát nhu cầu xã hội để cấu trúc lại chương trình đào tạo hướng tới đào tạo đáp ứng thị trường lao động. Chương trình đào tạo chưa phù hợp với thực tế; chương trình giáo dục đại học các ngành nghề trong lĩnh vực công nghệ, kỹ thuật nặng về lý thuyết, tỷ lệ đào tạo chuyên môn và đào tạo cơ bản chưa phù hợp. Đào tạo chưa gắn với thực tiễn cơ cấu nhu cầu nhân lực của xã hội nên xảy ra tình trạng có ngành thiếu nhưng cũng có ngành thừa

131

nhân lực gây lãng phí trong đào tạo

Việc liên kết giữa các cơ sở đào tạo, cơ sở dạy nghề với nhau, với các đơn vị sử dụng lao động trong thành phố chưa được quan tâm chú trọng đúng mức. Một số trường đã thực hiện đào tạo liên kết với đơn vị sử dụng lao động nhưng không thường xuyên, hiệu quả chưa cao do chưa có cơ chế liên kết phù hợp. Chưa có sự hợp tác mạnh mẽ giữa các cơ sở đào tạo, nghiên cứu với doanh nghiệp, bao gồm cả chuyển giao công nghệ, nâng cao năng lực sản xuất của doanh nghiệp thông qua nâng cao năng lực đội ngũ làm việc, nâng cao năng lực đào tạo thông qua chương trình thực tập tại doanh nghiệp, kết hợp nghiên cứu và hỗ trợ trường về cơ sở vật chất, hỗ trợ nâng cao năng lực giảng viên về thực tiễn. Chưa có ràng buộc về mặt pháp lý về trách nhiệm của doanh nghiệp, người sử dụng lao động trong đào tạo và sử dụng nhân lực tại doanh nghiệp.

Việc đánh giá sau đào tạo về hiệu quả đáp ứng nhu cầu xã hội của các khóa học chưa được quan tâm đúng mức. Chưa có một chuẩn mực chung cho các trường để đánh giá mà chủ yếu tính theo điểm số trong khi mức độ đánh giá là khác nhau giữa các giáo viên trong cùng một tiêu thức.

2.5.3.3. Xét về phía doanh nghiệp

Doanh nghiệp không coi đào tạo là công việc của mình, không mặn mà liên kết với các trường cao đẳng trong đào tạo và phát triển nhân lực mà phó mặc nhiệm vụ này cho các cơ sở đào tạo nghề. Chưa có cơ chế chính sách từ các cơ quan quản lý nhà nước hỗ trợ cho các hoạt động liên kết. Chưa gắn được trách nhiệm của doanh nghiệp với đào tạo lao động.

2.4.3.4. Xét về phía người học

Tâm lý, thói quen học thụ động ảnh hưởng từ giáo dục phổ thông nên đa số sinh viên học theo những gì được thiết kế trong khung chương trình và coi đó là hoàn thành nhiệm vụ học tập. Ít sinh viên chủ động học thêm những kỹ năng và chương trình khác hay các kỹ năng nếu trường không tổ chức.

132

Mặt khác, người học đa số chỉ quan tâm tới học kiến thức, kỹ năng mà quên mất vai trò của việc rèn luyện thể lực, sức khỏe. Các phong trào thể dục thể thao quần chúng trong các trường có tổ chức nhưng phần lớn học sinh, sinh viên còn coi chúng là những môn phụ. Còn nhiều hạn chế trong việc tổ chức các hoạt động thể thao quần chúng do kinh phí hạn hẹp.

2.5.3.5. Xét về khía cạnh khác

Công tác đào tạo nhân lực cần có sự định hướng, quy hoạch đào tạo theo ngành nghề lĩnh vực cụ thể phù hợp với nhu cầu phát triển của nền kinh tế, tuy nhiên thực tế chưa có được các quy hoạch và định hướng phù hợp.

Quan niệm chuộng bằng cấp đã tồn tại bấy lâu nay trong tâm lý đa số người dân, cộng với một số bất cập trong cách sử dụng nhân lực ở Việt Nam và tác động của một số chính sách phát triển giáo dục đào tạo ở Việt Nam hiện nay khiến cho cơ cấu đào tạo bất hợp lý. Bên cạnh đó, quan niệm chuộng bằng cấp của người dân và những hạn chế bất cập trong hướng nghiệp cho con em khiến cho số lao động đào tạo đại học tăng nhiều trong khi đó lượng lao động đào tạo cao đẳng, trung cấp có xu hướng giảm.

Khâu tuyển dụng và sử dụng nhân lực còn nhiều bất cập đặc biệt đối với các doanh nghiệp hoặc cơ quan đơn vị nhà nước. Sự phát triển thị trường lao động còn nhiều hạn chế khiến cho nhiều lao động chưa tìm được việc làm phù hợp trong khi đó doanh nghiệp cũng gặp khó khăn trong tuyển dụng lao động phù hợp với yêu cầu công việc.

133

Kết luận Chương 2

Chương 2 của luận án đã tập trung phân tích thực trạng quản lý đào tạo nhân lực tại các trường cao đẳng theo yêu cầu phát triển kinh tế xã hội ở Đà Nẵng giai đoạn 2011-2016. Những kết luận chủ yếu rút ra từ kết quả phân tích:

Quản lý hoạt động đào tạo nhân lực ở các trường cao đẳng trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đã đạt được những thành tựu bước đầu đáng ghi nhận.

Số lượng lao động qua đào tạo ngày càng tăng, chất lượng lao động được đào tạo ngày càng được cải thiện theo chiều hướng phục vụ tốt hơn nhu cầu vị trí việc làm. Tuy nhiên, hoạt động tuyển sinh của các trường cao đẳng hiện nay đang gặp nhiều khó khăn và thiếu kế hoạch cụ thể do ảnh hưởng của nhiều nhân tố như thực trạng giáo dục Việt Nam cũng như hạn chế trong công tác tư vấn hướng nghiệp và tuyển sinh.

Phát triển chương trình đào tạo tại các trường cao đẳng được chú ý xây dựng theo năng lực thực hành nghề nghiệp, tăng cường hơn về phát triển kỹ năng và thái độ. Tuy nhiên, các trường cần có sự chỉ đạo và giám sát chặt chẽ hơn trong quá trình xây dựng và thực hiện để đảm bảo chương trình đào tạo đáp ứng được chuẩn nghề nghiệp trong bối cảnh công nghệ phát triển mạnh mẽ hiện nay

Các điều kiện bảo đảm chất lượng đáp ứng yêu cầu của đào tạo theo năng lực thực hiện và yêu cầu thị trường tại các trường cao đẳng ở Đà Nẵng cần được cải tiến để tổ chức thực hiện với những quy định, quy trình rõ ràng.

Quá trình dạy học cần có sự tổ chức một cách khoa học để chuyển đổi cách thức tiến hành đáp ứng tốt hơn yêu cầu năng lực thực hiện của vị trí việc làm trên thị trường.

Công tác đánh giá kết quả đầu ra cần có sự giám sát chặt chẽ để người lao động qua đào tạo ở các trường cao đẳng trên địa bàn đáp ứng yêu cầu nhà tuyển dụng, điều này góp phần xây dựng uy tín và thương hiệu của nhà trường.

134

Thực trạng quản lý đào tạo theo nhu cầu phát triển kinh tế xã hội ở các trường cao đẳng trên địa bàn Đà Nẵng đặt ra những vấn đề cụ thể cần giải quyết trong từng nhóm quản lý. Một số hạn chế còn tồn tại do sự vận hành kém hiệu quả của hệ thống quản lý. Một số nguyên nhân chủ yếu của các hạn chế này là:

Công tác dự báo, lập quy hoạch đào tạo phát triển nhân lực, sử dụng nhân lực còn nhiều hạn chế. Tình trạng thiếu thông tin, số liệu thống kê về nhân lực cũng như cách thức tiến hành, phương pháp luận, phương pháp dự báo là khá lạ lẫm, mới mẻ. Dự báo nhu cầu nhân lực cho từng ngành, từng lĩnh vực theo từng trình độ, từng thời kỳ chưa sát với thực tế. Việc dự báo nguồn lực đào tạo chưa có căn cứ tin cậy mà chủ yếu dựa trên xu hướng biến động và bị ảnh hưởng bởi rất nhiều yếu tố từ kinh tế, xã hội và tâm lý cộng đồng. Chưa dự báo được sự xuất hiện của những ngành nghề mới cũng như khả năng, xu hướng biến mất của của một số ngành nghề do tác động của tiến bộ khoa học công nghệ, cách mạng công nghiệp lần thứ 4.

Công tác tuyên truyền giáo dục về nghề nghiệp, về nhu cầu và trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong đào tạo và sử dụng nhân lực còn nhiều hạn chế… Chưa có chế tài đủ mạnh để tăng cường mối liên kết giữa nhà trường và doanh nghiệp trong quá trình đào tạo lao động

Các cơ sở đào tạo nói chung, các trường cao đẳng ở Đà Nẵng nói riêng đã quan tâm thực hiện xác định kế hoạch đào tạo hàng năm và dài hạn để tuyển sinh phù hợp với quy luật cung - cầu. Tuy nhiên, hiệu quả mang lại chưa được như mong muốn do việc quản lý chưa được thường xuyên và chưa hình thành được bộ phận chuyên trách để chăm lo công việc này.

Việc lập kế hoạch và thiết kế chương trình giảng dạy ở các cơ sở đào tạo được tiến hành thường xuyên. Tuy nhiên, phần lớn các kế hoạch được thiết kế mang tính chất vi mô, phù hợp riêng cho từng trường mà chưa dựa trên quy hoạch và nhu cầu đào tạo chung của xã hội.

135

Kinh phí hạn hẹp là một trong những nguyên nhân hạn chế của nhiều trường.

Một số trường còn hạn chế về số và chất lượng đội ngũ giáo viên, về cơ sở vật chất, điều kiện thực hành thí nghiệm đặc biệt là một số trường tư thục.

Chương trình đào tạo chưa phù hợp với thực tế; chương trình giáo dục các ngành nghề trong lĩnh vực công nghệ, kỹ thuật nặng về lý thuyết, tỷ lệ đào tạo chuyên môn và đào tạo cơ bản chưa phù hợp. Đào tạo chưa gắn với thực tiễn cơ cấu nhu cầu nhân lực của xã hội nên xảy ra tình trạng có ngành thiếu nhưng cũng có ngành thừa nhân lực gây lãng phí trong đào tạo

Việc liên kết giữa các cơ sở đào tạo, cơ sở dạy nghề với nhau, với các đơn vị sử dụng lao động trong thành phố chưa được quan tâm chú trọng đúng mức

Việc đánh giá sau đào tạo về hiệu quả đáp ứng nhu cầu xã hội của các khóa học chưa được quan tâm đúng mức. Chưa có một chuẩn mực chung cho các trường để đánh giá mà chủ yếu tính theo điểm số trong khi mức độ đánh giá là khác nhau giữa các giáo viên trong cùng một tiêu thức.

Quan niệm chuộng bằng cấp đã tồn tại bấy lâu nay trong tâm lý đa số người dân, cộng với một số bất cập trong cách sử dụng nhân lực ở Việt Nam và tác động của một số chính sách phát triển giáo dục đào tạo ở Việt Nam hiện nay khiến cho cơ cấu đào tạo bất hợp lý.

Khâu tuyển dụng và sử dụng nhân lực còn nhiều bất cập đặc biệt đối với các doanh nghiệp hoặc cơ quan đơn vị nhà nước. Sự phát triển thị trường lao động còn nhiều hạn chế khiến cho nhiều lao động chưa tìm được việc làm phù hợp trong khi đó doanh nghiệp cũng gặp khó khăn trong tuyển dụng lao động phù hợp với yêu cầu công việc.

Để khắc phục tình trạng này thì các trường cao đẳng trên địa bàn Đà Nẵng cần áp dụng mô hình quản lý đảm bảo các khâu đều vận hành hiệu quả với sự hỗ trợ đồng hành của doanh nghiệp và các cơ quan chức năng.

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Khoa học Giáo dục: Quản lý đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao đẳng đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội thành phố Đà Nẵng (Trang 139 - 148)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(241 trang)