Quản lý việc phát triển chương trình đào tạo

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Khoa học Giáo dục: Quản lý đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao đẳng đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội thành phố Đà Nẵng (Trang 122 - 138)

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG ĐÁP ỨNG NHU CẦU PHÁT TRIỂN

2.3. Thực trạng quản lý đào tạo tại các trường cao đẳng nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội ở thành phố Đà Nẵng

2.3.2 Quản lý việc phát triển chương trình đào tạo

Thông qua các chương trình kế hoạch đào tạo đã được xây dựng, thực hiện công việc rà soát, đánh giá tình phù hợp với mục tiêu, yêu cầu nhân lực thực tế và xu hướng phát triển của nền kinh tế, các trường cao đẳng tiếp tục điều chỉnh các nội dung trên cho phù hợp.

Qua kết quả khảo sát tại các trường cao đẳng ở Đà Nẵng cho thấy:

Bảng 2.24. Đánh giá công tác quản lý phát triển chương trình, kế hoạch và nội dung các hoạt động đào tạo tại các trường cao đẳng ở Đà Nẵng

Tần số xuất hiện

Phần trăm

Giá trị phần trăm

Cộng dồn

%

Giá trị 0 1 0.3 0.3 0.3

Tương đối tốt 44 14,7 14,7 15.0

Bình thường 113 37.7 37.7 52.4

Không nắm thông tin

để đánh giá 93 31.0 31.0 83.4

Chưa tốt 49 16.3 16.3 100.0

111

Bảng 2.24. Đánh giá công tác quản lý phát triển chương trình, kế hoạch và nội dung các hoạt động đào tạo tại các trường cao đẳng ở Đà Nẵng

Tần số xuất hiện

Phần trăm

Giá trị phần trăm

Cộng dồn

%

Giá trị 0 1 0.3 0.3 0.3

Tương đối tốt 44 14,7 14,7 15.0

Bình thường 113 37.7 37.7 52.4

Không nắm thông tin

để đánh giá 93 31.0 31.0 83.4

Chưa tốt 49 16.3 16.3 100.0

Tổng 300 100.0 100.0

Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả

Trước áp lực cạnh tranh và yêu cầu thị trường về lao động qua đào tạo, các chương trình đào tạo ở các trường cao đẳng trên địa bàn thành phố Đà Nẵng hiện nay đã có những chuyển biến rõ rệt theo hướng cân bằng tỷ trọng giờ học lý thuyết và thực hành. Các trường đã chú ý hơn đến chất lượng đào tạo và yêu cầu của doanh nghiệp. Trong quá trình xác định mục tiêu và xây dựng chương trình đào tạo, một số trường cao đẳng đã tham khảo ý kiến của một vài lãnh đạo doanh nghiệp. Các trường đã chú ý rèn luyện kỹ năng, năng lực thực hành nghề nghiệp cho người học hơn trước và dần xác định đây là lợi thế để lao động trình độ cao đẳng có thể cạnh tranh trên thị trường với các lao động khác. Chương trình đào tạo được xây dựng tại các trường cao đẳng hiện nay đã có sự chọn lọc vừa đảm bảo tính hệ thống và khoa học hơn vừa chú ý tới sự phù hợp với đối tượng sinh viên đào tạo. Chương trình đào tạo còn được tính toán đến việc đảm bảo tính liên thông giữa các bậc học tạo điều kiện tốt nhất cho người học phát triển kỹ năng và chuyên môn.

Tuy nhiên, nhiều chương trình đào tạo vẫn còn khoảng cách với nhu cầu phát triển kinh tế xã hội và với thực tế sản xuất do được thực hiện trên cơ sở nguồn lực sẵn có của nhà trường. Một số trường tuyển dụng đủ chỉ tiêu của bộ

112

giao, các trường còn lại thì cố gắng tuyển sinh càng nhiều càng tốt cho đủ chỉ tiêu tuyển sinh mà không có điều kiện sàng lọc về ngành nghề. Vì vậy, nhiều chương trình vẫn chưa bắt kịp với sự phát triển của khoa học công nghệ đặc biệt là tại các trường đào tạo ngành kỹ thuật, phải mất nhiều tiền đầu tư trang thiết bị mới. mặc dù chương trình đào tạo đã chú trọng hơn về thực hành nhưng nội dung lý thuyết vẫn còn khá nặng. Các chuẩn năng lực nghề nghiệp được xây dựng trên cơ sở cảm nhận chủ quan của giáo viên, ít có trường thực sự tham khảo và có sự góp ý của doanh nghiệp khi xây dựng chương trình đào tạo.

Việc thiết kế chương trình, nội dung và thời gian đào tạo của các trường cao đẳng ở Đà Nẵng trong thời gian qua chủ yếu dựa vào khung chương trình và chương trình khung từng ngành theo quy định của Bộ giáo dục và Đào tạo và bộ lao động Thương binh xã hội. Ngoài ra, có một số ngành nghề được thiết kế theo chương trình đào đạo tiên tiến của nước ngoài. Theo quy định của luật giáo dục, các cơ sở đao tạo đại học, cao đẳng có quyền tự chủ trong một số lĩnh vực, trong đó có tự chủ về xây dựng chương trình, giáo trình, kế hoạch giảng dạy. Tuy nhiên, mức độ tự chủ chưa quy định cụ thể. Do vậy, việc tự chủ của các trường trong thiết kế đào tạo còn gặp nhiều khó khăn. Ngày 18/10/2016, Thủ tướng chính phủ đã phê duyệt khung trình độ quốc gia Việt Nam, cấu trúc bao gồm 8 bậc và mô tả nội dung mỗi bậc trình độ, sẽ tạo điều kiện cho các cơ sở đào tạo trong việc thiết kế đào tạo sau này.

2.3.3 Quản lý phát triển đội ngũ giáo viên

Trong nỗ lực củng cố hoạt động để cạnh tranh, tồn tại và phát triển, các trường cao đẳng trên địa bàn thành phố Đà Nẵng hiện nay đã chú trọng nhiều hơn tới những điều kiện đảm bảo chất lượng đào tạo. Chất lượng đội ngũ giảng viên và cán bộ quản lý được chú ý nâng cao thông qua hoạt động thực tế, hoạt động nghiên cứu khoa học, hội nghị hội thảo,… cử đi bồi dưỡng thêm về chuyên môn nghiệp vụ, tin học, ngoại ngữ. Thực tế cho thấy, do chuyển đổi ngành nghề đào tạo cho các trường nên đội ngũ giảng viên cũng phải chuyển

113

đổi nội dung và ngành nghề đào tạo. Đội ngũ giáo viên trong hầu hết các trường cao đẳng trên địa bàn thành phố Đà Nẵng hiện nay có hiện tượng thừa thiếu cục bộ. Thừa giáo viên dạy lý thuyết, thiếu giáo viên dạy các nghề mới, giáo viên giỏi chuyên môn kỹ thuật và có kỹ năng nghề cao để dạy các môn thực hành. Mặt khác, giáo viên lại ít có điều kiện để tiếp cận các tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ sản xuất hiện đại và thực tiễn sản xuất. Một số giáo viên còn hạn chế về năng lực sư phạm, đặc biệt là kỹ năng dạy nghề với yêu cầu đổi mới nội dung, phương pháp, chương trình dạy học nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nghề. Thực tế hiện nay một số giáo viên còn yếu về ngoại ngữ và tin học nên việc khai thác và sử dụng các phương tiện kỹ thuật dạy học hiện đại vào quá trình dạy nghề còn bị hạn chế. Trình độ giảng dạy kỹ năng nghề và năng lực dạy học tích hợp của nhiều giáo viên còn hạn chế. Một lượng lớn giáo viên chưa biết cách dạy tích hợp là như thế nào? Đây chính là hạn chế lớn đối với khi đào tạo lao động đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế xã hội.

Qua khảo sát đánh giá về quản lý phát triển đội ngũ giáo viên tại các trường cho kết quả như sau:

Bảng 2.25. Đánh giá công tác quản lý phát triển đội ngũ giáo viên tại các trường cao đẳng ở Đà Nẵng

Tần số xuất hiện

Phần trăm

Giá trị phần trăm

Cộng dồn

%

Giá trị 0 1 .3 .3 .3

Tương đối tốt 159 53.0 53.0 53.3

Bình thường 113 37.7 37.7 91.0

Không nắm thông tin

để đánh giá 13 4.3 4.3 95.3

Chưa tốt 14 4.7 4.7 100.0

Tổng 300 100.0 100.0

Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả 2.3.4 Quản lý cơ sở vật chất, phương tiện dạy học

114

Kết quả điều tra về khả năng đáp ứng cơ sở vật chất và phương tiện dạy học được thể hiện ở bảng 2.26

Bảng 2.26. Đánh giá khả năng đáp ứng CSVC và PTDH phục vụ đào tạo của các trường cao đẳng trên địa bàn thành phố Đà Nẵng

STT Nội dung

Tỷ lệ (%) Đầy đủ Tương đối

đầy đủ

Thiếu

1 Phòng dạy – học tích hợp 0 5,1 94,9

2 Phòng học lý thuyết, chuyên môn 10,5 72,7 16,8

3 Phòng học thực hành 7,5 34,7 58,5

4 Xưởng thực hành 6,3 50,5 43,2

5 Phương tiện dạy học thực hành 3,4 76,4 20,2

6 Phương tiện dạy học lý thuyết 21,6 63,2 15,2

7 Tài liệu giáo trình 46,9 40,7 12,4

8 Phương tiện sân bãi thể dục thể thao, dụng cụ văn nghệ

0 98,3 11,7

Nguồn: Điều tra của tác giả

Theo kết quả điều tra khảo sát, hiện các trường vẫn còn rất thiếu phương tiện, máy móc cần thiết. Việc vận hành hệ thống cơ sở vật chất và phương tiện dạy học phục vụ đào tạo của các trường chưa đạt chuẩn, bởi thực tế 1 ca thực hành tại các xưởng/ phòng thực hành có thể phải gấp đôi, gấp ba số lượng tiêu chuẩn (18-22 sinh viên).

Vài năm gần đây, cơ sở vật chất của các trường cũng được trang bị tiện nghi và đầy đủ hơn, đáp ứng tốt hơn yêu cầu hoạt động đào tạo. Tuy nhiên, những điều này mới được quan tâm đầu tư và thực hiện gần đây nên vẫn còn khá lúng túng, chưa phát huy hết những hiệu quả các trang thiết bị được mua sắm và đầu tư. Điều này vừa gây lãng phí tài sản vừa không mang được nhiều tác động tích cực đến đào tạo người lao động.

Về mức độ hiện đại của CSVC và PTDH:

115

Bảng 2.27. Ý kiến của sinh viên về mức độ hiện đại của CSVC và PTDH

STT Nội dung

Tỷ lệ (%) Hiện

đại

Tương đối hiện đại

Lạc hậu

1 Phòng dạy – học tích hợp 0 82,4 17,6

2 Phòng học lý thuyết, chuyên môn 53,1 43,6 3,3

3 Phòng học thực hành 17,2 68,4 14,4

4 Xưởng thực hành 22,3 68,8 8,9

5 Phương tiện dạy học thực hành 26,5 58,7 14,8

6 Phương tiện dạy học lý thuyết 78,1 22,9 0

Nguồn: Điều tra của tác giả

Từ kết quả này cho thấy hầu như ở các trường phương tiện dạy học lý thuyết được đánh giá hiện đại khá cao (78,1%). Tuy nhiên phương tiện thực hành chỉ 26,5% được cho là hiện đại, và đến 14,8% đánh giá là lạc hậu. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến kỹ năng thực hành nghề của sinh viên.

Mua sắm tăng cường CSVC, PTDH hàng năm vẫn dựa vào lượng sinh viên, nguồn vốn ngân sách. Trong khi đó, khi có thay đổi về chương trình đào tạo hoặc thay đổi về công nghệ thì việc tăng cường CSVC là không thể theo kịp. Các trường xây dựng kế hoạch mua sắm phương tiện dạy học trên cơ sở đề xuất của các phòng, ban, khoa bằng kinh phí của trường, đầu mối quản lý và bàn giao là phòng quản lý thiết bị (Phòng quản trị -tùy theo tên gọi của từng trường khác nhau). Trên cơ sở nhu cầu của từng khoa, phòng, tổ bộ môn các phương tiện dạy học sẽ được bàn giao cho các khoa, phòng và phải có báo cáo định kỳ về tình hình sử dụng, tình trạng trang thiết bị ...về cho phòng quản lý thiết bị.

2.3.5 Quản lý kế hoạch dạy học 2.3.5.1 Quản lý công tác dạy học

Quá trình lập kế hoạch, tổ chức thực hiện kế hoạch đào tạo ở nhiều trường cao đẳng trên địa bàn thành phố Đà Nẵng chưa thực sự khoa học và

116

phù hợp với thực tế. Qua thời gian thực hiện đào tạo theo tín chỉ xuất hiện nhiều hạn chế do sinh viên không lập được kế hoạch học tập phù hợp và khó khăn trong quản lý sinh viên nên hầu hết các trường có xu hướng quay trở lại với đào tạo theo niên chế hoặc theo modun. Kế hoạch học tập của sinh viên do nhà trường xây dựng theo các lớp.

Quản lý hoạt động giảng dạy của giáo viên vẫn mang tính hành chính và khá hình thức. Các nội dung giảng dạy của giảng viên chủ yếu vẫn tuân thủ theo một giáo trình được chọn làm chuẩn, căn cứ vào mẫu số 3 hoặc mẫu số 4 theo từng bước giảng dạy và lên kế hoạch theo từng hạng mục nhỏ với thời lượng cố định, tính linh hoạt và áp dụng các phương pháp dạy học mới, sáng tạo chưa thực sự được triển khai hiệu quả. Sinh viên mặc dù được coi là trung tâm trong quá trình đào tạo nhưng chưa thực sự phát huy sự tự chủ trong hoạt động học mà còn thụ động và phụ thuộc nhiều vào giảng viên. Sỹ số các lớp học của các trường cao đẳng thường khoảng 40 đến 50 sinh viên một lớp nên cũng hạn chế một số hoạt động dạy học phù hợp với quy mô lớp nhỏ, gây khó khăn cho giáo viên trong quá trình tổ chức các hoạt động dạy học hiện đại, tổ chức hoạt động học tập của sinh viên theo nhóm.

Trong những năm qua, các cơ sở đào tạo cao đẳng ở Đà Nẵng đã có nhiều nỗ lực và dành sự quan tâm lớn cho việc đổi mới chương trình đào tạo và nâng cao chất lượng đào tạo một cách toàn diện; tăng cường cơ sở vật chất phục vụ nghiên cứu và đào tạo; đẩy mạnh việc liên kết với các doanh nghiệp trong đào tạo và tuyển dụng. Các trường đã cử nhiều đoàn cán bộ, giảng viên, sinh viên đến tham quan, thực tập, kiến tập tại các doanh nghiệp trong và ngoài nước; các bộ môn, đã tổ chức các buổi hội thảo, tọa đàm để lấy ý kiến phản hồi từ các doanh nghiệp, cựu sinh viên với những nội dung khá đa dạng.

Đối với cơ sở đào tạo, các nhóm ngành phổ biến được nhiều trường lựa chọn liên kết giảng dạy là: nhóm ngành công nghệ thông tin, điện - điện tử - điện lạnh, xây dựng, kiến trúc - mỹ thuật, kế toán kiểm toán, quản trị kinh

117

doanh, du lịch - khách sạn - nhà hàng… Đối với cơ sở dạy nghề thì các nhóm ngành trên cũng được nhiều cơ sở lựa chọn giảng dạy nhưng nhiều nhất là điện - điện tử - điện lạnh, cơ khí, du lịch - nhà hàng - khách sạn, kế toán. Sự liên kết giữa các cơ sở chủ yếu là liên kết trong đào tạo liên thông. Ngoài ra, các cơ sở dạy nghề cũng thường liên kết với các trung tâm, tổ chức phi chính phủ để bồi dưỡng nghề ngắn hạn hoặc đào tạo sơ cấp nghề… Mặc dù, Đà Nẵng có nhiều trường đại học, cao đẳng nhưng các trường lại ít liên kết với nhau mà chủ yếu chọn liên kết với các cơ sở đào tạo ở hai đầu đất nước.

Ngoài ra, một số trường cũng chú trọng liên kết đào tạo với các cơ sở đào tạo ở nước ngoài đáp ứng nhu cầu người học và hội nhập quốc tế.

Cơ sở đào tạo, dạy nghề, liên kết giữa các trường đại học, cao đẳng ở Đà Nẵng với nhau chủ yếu về những nội dung: Trao đổi kinh nghiệm đào tạo, kinh nghiệm quản lý giữa các trường thông qua các hội nghị, hội thảo, qua các cuộc trao đổi giữa lãnh đạo các trường; Trao đổi giáo viên có kinh nghiệm giữa các trường thông qua mời thỉnh giảng, mời hướng dẫn luận văn và tham gia hội đồng bảo vệ luận văn; Liên kết, hợp tác trong việc đào tạo nâng cao trình độ, chuyên môn cho đội ngũ cán bộ, giảng viên của các trường; Thường xuyên trao đổi, cung cấp thông tin về năng lực đào tạo của các trường để tìm kiếm cơ hội hợp tác.

Việc quản lý sinh viên đã có những chuyển biến nhất định, tuy nhiên hạn chế lớn nhất là những khó khăn trong việc quản lý hoạt động học tập ngoài giờ và tự học của sinh viên. Hiện nay ngoài trường Cao đẳng FPT áp dụng hệ thống học tập Blended Learning quản lý khá tốt các hoạt động tự học của sinh viên, các trường cao đẳng còn lại trên địa bàn thành phố Đà Nẵng chưa thực hiện thành công công tác này. Việc rèn luyện và quan tâm đến kỹ năng và thái độ sinh viên trong hoạt động nghề nghiệp mặc dù được quan tâm hơn trước nhưng vẫn chưa đạt yêu cầu, đặc biệt là những tác động tới kỷ luật người học. Do tâm lý coi sinh viên là khách hàng, thượng đế, không muốn

118

làm sinh viên phật lòng nên việc nhắc nhở của giáo viên tới kỷ luật học sinh không nghiêm. Nhiều giáo viên nhắc nhở sinh viên trong ý thức kỷ luật bị sinh viên phản ứng lại thông qua phiếu khảo sát ảnh hưởng đến giáo viên.

2.3.5.2 Quản lý công tác kiểm tra đánh giá và thi tốt nghiệp

Trong thời gian qua, chưa có trường cao đẳng nào trên địa bàn Đà Nẵng xây dựng được bộ quy trình, hướng dẫn hoạt động giám sát, đánh giá tổng kết nên sự đánh giá chưa thành hệ thống. Phương pháp đào tạo và đánh giá phải có sự phù hợp với nhau. Tuy nhiên, tại nhiều trường cao đẳng trên địa bàn thành phố Đà Nẵng hiện nay tồn tại thực trạng thực hiện một số phương pháp đánh giá không phù hợp với phương pháp học mới gây cản trở cho giáo viên trong việc triển khai phương pháp đào tạo mới. Để đảm bảo cho sinh viên mình đạt được kết quả cao trong các kỳ thi, giáo viên chú ý nhiều tới nội dung và cách thức làm bài thi, vì vậy, hình thức kiểm tra đánh giá môn học sẽ ảnh hưởng tới cách thức, phương pháp lựa chọn cách học của học viên.

Bảng 2.28 Ý kiến đánh giá công tác kiểm tra đánh giá

(ĐVT: %)

Tốt Tương đối tốt

Trung bình

Chưa tốt

Không có ý kiến Hình thức kiểm tra đánh giá 24,2 37,6 5,2 28,7 4,3 Tổ chức kiểm tra đánh giá 18,9 45,8 23,1 11,2 1 Giám sát trong tổ chức thi, đánh giá 12,9 45,6 34,1 6,7 0,7

Nguồn: Điều tra của tác giả

Qua điều tra cho thấy, có đến 28,7% ý kiến cho rằng hình thức kiểm tra chưa tốt, và 11,2% đánh giá chưa tốt trong cách tổ chức kiểm tra đánh giá.

Bởi giáo viên áp dụng cách đánh giá chưa khách quan. Các trường chưa quản lý tốt việc tổ chức cho sinh viên thi theo năng lực mà chủ yếu nặng về lý thuyết và thực hành riêng rẽ.

Điều đáng nói là các trường vẫn chưa đánh giá kết quả học tập theo

Mức độ

Các thành tố quản lý

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Khoa học Giáo dục: Quản lý đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao đẳng đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội thành phố Đà Nẵng (Trang 122 - 138)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(241 trang)